CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DỊCH VỤ
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing
1.3.2.2 Môi trường vi mô
➢ Đối thủ cạnh tranh
Các hình thức của đối thủ cạnh tranh.
- Đối thủ cạnh tranh về ước muốn: đó là sự cạnh tranh từ tất cả các doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau về các ước muốn tức thời mà người tiêu thụ muốn thỏa mãn.
- Đối thủ cạnh tranh về loại sản phẩm: đó là cạnh tranh về các loại sản phẩm có cùng cơng dụng để thỏa mãn được một nhu cầu nào đó.
- Đối thủ cạnh tranh về hình thái sản phẩm: đó là sự cạnh tranh của những hãng sản xuất trong cùng một ngành có các hình thái sản phẩm khác nhau.
- Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu sản phẩm: đó là cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất có thể thay thế nhau nhưng có nhãn hiệu khác nhau.
➢ Đối thủ mới tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn là những đối thủ cạnh tranh có thể sẽ tham gia thị trường, trong tương lai hình thành những đối thủ cạnh tranh mới. Sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh mới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, vì vậy cần phải phân tích đối thủ tiềm ẩn để đánh giá những nguy cơ có thể có cho doanh nghiệp.
➢ Nhà cung ứng
Là những cá nhân hoặc tổ chức cung cấp các nguồn lực (có thể là sản phẩm, dịch vụ, nguyên, nhiên vật liệu và nguồn nhân lực) cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Sự tăng giá hay khan hiếm các nguồn lực này trên thị trường có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Các nhà cung ứng bảo đảm nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh sản phẩm. Các nhà quản trị marketing còn phải nắm bắt được khả năng cung ứng cả về chất lẫn về lượng. Sự thiếu hụt về lượng cung ứng, sự không đảm bảo về chất lượng hoặc sự tăng giá từ phía nhà cung ứng cũng gây khó khăn cho các hoạt động marketing bởi vì điều đó có thể gây tác hại đến khả năng thỏa mãn khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến doanh thu vì khách hàng chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
➢ Khách hàng
DN cần phải nghiên cứu kỹ những KH của mình, phải thấu hiểu khách hàng, nắm bắt được nhu cầu, mong muốn và xu hướng sử dụng SPDV của KH, phải xem KH như là tài sản quý giá, bởi KH quyết định thành công hay thất bại của DN thơng qua việc có hay khơng sử dụng các SP của DN.