Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.5 Một số kiến nghị với chính phủ, NHNN và cơ quan quản lý
Để dịch vụ ngân hàng trực tuyến thực sự đi vào đời sống và phát huy được phát huy được toàn diện những ưu thế cũng như những lợi ích của nó địi hỏi phải có sự đầu tư, sự quan tâm đúng đắn của các nhà quản lý, khách hàng và bản thân các ngân hàng. Các cơ quan nhà nước cần phối hợp và triển khai đồng bộ các vấn đề sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh việc phát triển thương mại điện tử
Tạo điều kiện và khuyến khích các hoạt động mua bán kinh doanh qua mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch… tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Phối hợp với bộ cơng an để phịng chống tội phạm, tăng cường tính bảo mật cho các sản phẩm – dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Thứ hai, đẩy mạnh giáo dục, đào tạo
Ngân hàng nhà nước thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về ngân hàng trực tuyến với sự tham gia của các chuyên gia nước ngồi. Có như vậy mới nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, cập nhật thông tin mới từ nước ngoài, giúp cho các ngân hàng thương mại hoàn thiện và phát triển dịch vụ này theo hướng khoa học, hiện đại.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân cũng như ngân hàng thương mại khi sử dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho các Bộ ngành, doanh nghiệp và người dân.
Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
Xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh qua mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến việc đổi mới nghiệp vụ cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin giúp cho các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhanh chóng tiếp cận, phục vụ khách hàng.
Thứ tư, phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và Internet
Thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí …tạo điều kiện cho tồn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến.
Xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông mạnh, tốc độ cao, không bị nghẽn mạch, giá cước phù hợp, hạn chế độc quyền viễn thơng.
Tóm lại: dịch vụ ngân hàng trực tuyến cũng còn mới mẻ tại Việt Nam, bên cạnh
những tiện ích cũng có khơng ít khó khăn, thách thức nhất là trong giai đoạn đầu Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Do đó để đi đến thành cơng cần phải có sự đóng góp tích cực từ nhiều phía: nhà nước phải xây dựng hành lang pháp lý phù hợp với từng giai đoạn và định hướng cho sự phát triển của loại hình dịch vụ này; các ngân hàng thương mại tích cực nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực ngân hàng để dịch vụ ngân hàng trực tuyến có tình bảo mật cao đáp ứng tốt u cầu khách hàng, học tập kinh nghiệm của ngân hàng nước ngoài để hạn chế bớt những rủi ro trong hoạt động ngân hàng; khách hàng cần thực hiện đúng những quy định của ngân hàng khi tham gia hoạt động ngân hàng trực tuyến.