CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
2.4. Về mô hình tổ chức và quản lý điều hành của cơng ty mẹ và đơn vị thành viên
2.4.2 Quản lý điều hành giữa công ty mẹ và đơn vị thành viên
Về nguyên tắc, công ty mẹ và công ty con là các pháp nhân độc lập, công ty mẹ chỉ thực hiện quyền và nghĩa vụ của thành viên, cổ đông tại công ty con. Tuy nhiên, tại Điều lệ của các TĐKT lớn như TĐĐLQG, Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thì Điều lệ của các Tập đồn này cịn nhấn mạnh việc công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn thực hiện xây dựng quy chế hoạt động chung trên cơ sở thỏa thuận.
Việc quản lý điều hành của các TĐKTNN hiện nay được áp dụng theo các quy định cụ thể tại Nghị định số 69/2014/NĐ-CP về quan hệ phối hợp chung trong TĐKT; quan hệ giữa công ty mẹ và và Đơn vị cấp II do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ; quan hệ giữa cơng ty mẹ và Đơn vị cấp II có cổ phần, vốn góp chi phối của cơng ty mẹ; quan hệ giữa công ty mẹ và công ty liên kết, quan hệ giữa công ty mẹ với các đơn vị trực thuộc. Theo đó, việc quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của công ty mẹ và trách nhiệm triển khai thực hiện các quyết định, chỉ đạo của công ty mẹ là cơ sở quản trị điều hành trong Tập đoàn. Trong TĐKTNN, công ty mẹ sẽ phối hợp hoạt động chung của các đơn vị thành viên thông qua việc: Xây dựng và điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh; Phân công lĩnh vực hoạt động và ngành nghề của các đơn vị thành viên; Quản lý trong hoạt động tài chính, kế tốn, thống kê; Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khống sản; Định hướng cơng tác lao động, phúc lợi cho người lao động; sử dụng tên, thương hiệu chung của tập đoàn. 32
Tùy theo mức độ về liên kết và chi phối vốn của tại đơn vị thành viên, từng đơn vị sẽ được công ty mẹ giao các hợp đồng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế; cung cấp thơng tin, thụ hưởng dịch vụ, lợi ích từ hoạt động chung của TĐKT theo thỏa thuận với các thành viên và quy định có liên quan. Đổi lại, các đơn vị thành viên sẽ có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận chung của Tập đoàn; các cam kết hợp đồng kinh tế với công ty mẹ và đơn vị thành viên khác; triển khai các quyết định hợp pháp của công ty mẹ theo thẩm quyền chủ sở hữu; tham gia kế hoạch kinh doanh phối hợp chung với công ty mẹ và đơn vị khác33.
Với những quy định về quyền, nghĩa vụ đan xen và phụ thuộc về vốn lớn sẽ không thể tránh khỏi việc công ty mẹ lợi dụng vị trí chủ sở hữu, chi phối và có sự can thiệp trái phép vào hoạt động của công ty con. Trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho công ty con sẽ được đặt ra nếu có hành vi can thiệp trái phép của cơng ty mẹ và có thiệt hại xảy ra với công ty con34.
Đối với công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ: Các công ty dạng này sẽ chịu nhiều ràng buộc hơn so với các cơng ty con khác, cụ thể: có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định có liên quan về quản lý vốn nhà nước như quản lý tài chính; quản lý nợ; về bán, giao, chuyển giao đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo các Nghị định do Chính phủ ban hành. Cơng ty con này có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ những Quy chế quản lý nội bộ (sau đây gọi tắt là “QCQLNB”) của Tập đoàn như Quy chế quản trị, Quy chế về tài sản nguồn vốn, Quy chế đầu tư xây dựng, Quy chế an tồn thơng tin, Quy trình kinh doanh, Quy chế quản lý đấu thầu, Quy định lao động tiền lương…. Trong các Nghị định và QCQLNB trên, có nhiều quy định định u cầu cơng ty con phải xin ý kiến, trình cơng ty mẹ phê duyệt hoặc chấp thuận các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngồi ra, cơng ty con phải thực hiện các chỉ đạo của công ty mẹ về các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, kế hoạch lợi nhuận giao hàng năm, hiệu quả hoạt động một cách khắt khe hơn.
33Khoản 3 Điều 29 Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15/7/2014 về tập đồn kinh tế nhà nước và tổng cơng ty nhà nước.
Đối với công ty con do cơng ty mẹ giữ cổ phần, vốn góp chi phối: Các cơng ty này hoạt động ít nhiều sẽ có tính độc lập hơn so với dạng cơng ty con ở trên. Những công ty con này chủ yếu hoạt động Luật Doanh nghiệp, các chỉ đạo của công ty mẹ với công ty con thực hiện thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện. Vì với những cơng ty này đã có sự tham gia của các chủ thể tư nhân, các chủ thể này cũng có quan điểm kinh doanh và mục đích khơng hồn tồn giống với Nhà nước. Vì vậy mà cơng ty mẹ cũng khó có thể áp đặt hồn tồn các chỉ đạo của mình đối với hoạt động của các cơng ty này. Tuy nhiên, với TĐKTNN, cơng ty mẹ vẫn có những định hướng nhất định và giao cho người đại diện các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh và kế hoạch lợi nhuận cụ thể để người đại diện định hướng và biểu quyết tại HĐTV, Đại hội đồng cổ đông của công ty con để triển khai thực hiện trong năm kế hoạch.
Đối với công ty con mà công ty mẹ khơng nắm cổ phần, vốn góp chi phối hoặc
với các công ty liên kết khác: Mối liên kết trong trường hợp này chủ yếu là quan hệ của chủ sở với công ty hoặc được phát sinh từ hợp đồng/thỏa thuận liên kết. Đối với các hợp đồng liên kết, đây có thể là các hợp đồng về phát triển, đào tạo nguồn nhân lực hoặc thương hiệu, công nghệ, … Điều này cũng hoàn toàn phù hợp khi với các TĐKTNN thì các cơng ty dạng này thường khơng phải lĩnh vực hay ngành nghề mang tính trọng yếu của Tập đoàn.