Phương pháp kiểm toán giám sát

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 105 - 106)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

3.1 Về thực tiễn áp dụng các quy định về mơ hình pháp lý của Tập đoàn

3.1.6.2 Phương pháp kiểm toán giám sát

Phương pháp thực hiện hoạt động kiểm tốn giám sát trong Tập đồn là phương pháp “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán giám sát các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao. Kế hoạch kiểm tốn giám sát phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của EVN, các đơn vị và sự thay đổi của các rủi ro kèm theo. Theo đó, trong TĐĐLQGVN thì tùy từng trường hợp cụ thể, 05 phương thức kiểm toán, giám sát sau sẽ được triển khai:

- Kiểm toán giám sát trực tiếp: là việc kiểm tra trực tiếp tại đơn vị. Tuỳ theo

mức độ rủi ro cao hay thấp, Trưởng Ban Kiểm toán giám sát, Trưởng bộ phận đầu mối cơng tác kiểm tốn giám sát, Kiểm soát viên sẽ quyết định lựa chọn phương thức kiểm toán giám sát trực tiếp tại đơn vị có dấu hiệu rủi ro.

- Kiểm tốn giám sát gián tiếp: là việc theo dõi và kiểm tra tình hình kinh

doanh, tài chính của các đơn vị trong tồn Tập đồn. Kiểm tốn giám sát gián tiếp được thực hiện thường xuyên, định kỳ tháng quý năm thông qua việc xem xét, tổng hợp, đánh giá thông tin tại các báo cáo giám sát, phần mềm giám sát, các báo cáo tài chính, thống kê và tài liệu khác theo quy định của pháp luật và của đơn vị.

- Kiểm toán giám sát trước: là việc xem xét, kiểm tra tính khả thi của các kế

hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự án đầu tư, phương án huy động vốn, các dự án và phương án khác, giúp các cấp quản lý có được những thơng tin tin cậy để ra các quyết định.

- Kiểm toán giám sát đồng thời/trong: là việc theo dõi và kiểm tra việc triển

khai các kế hoạch, dự án, việc tuân thủ các quy định của pháp luật, của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong suốt quá trình triển khai kế hoạch, dự án nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất các mục tiêu của dự án, kế hoạch của đơn vị được kiểm toán giám sát.

- Kiểm toán giám sát sau: là việc kiểm tra kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ

sở các báo cáo định kỳ, kết quả tuân thủ các quy định của pháp luật, của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc điều lệ doanh nghiệp, việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nhằm thực hiện các nội dung, mục tiêu kiểm tốn Báo cáo tài chính, kiểm tốn tn thủ và kiểm toán hoạt động đối với hoạt động của đơn vị được kiểm toán giám sát.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w