CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
4.2 Một số giải pháp cụ thể
4.2.4 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị điều hành, phù hợp với quy
hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
Với sự lan tỏa mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, EVN, đơn vị cũng đang nghiên cứu các giải pháp để áp dụng tối đa những tiến bộ của công nghệ thông tin vào việc quản trị doanh nghiệp. Theo diễn đàn kinh tế thế giới phối hợp với Accenture về Sáng kiến chuyển đổi số trong lĩnh vực điện lực có đánh giá “ngành điện có đủ điều
kiện để thực hiện chuyển đổi số để tạo ra giá trị mới, các lĩnh vực có thể tập trung chuyển đổi số”. Bên cạnh tiềm năng phát triển ứng dụng trong quản lý tài sản, tối ưu về
quản lý vận hành hệ thống điện, dịch vụ khách hàng thì EVN, đơn vị cũng có thể áp dụng cơng nghệ thơng tin vào quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả. Bản thân công ty mẹ EVN đã đặt ra một số chỉ tiêu để áp dụng công nghệ thông tin trong Đề án chuyển đổi số của cả Tập đoàn theo từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022: Triển khai thống nhất Hệ thống Digital Office (văn phịng số); 100% cán bộ nhân viên cơng ty mẹ EVN được sử dụng hệ thống làm việc từ xa và họp trực tuyến; Toàn bộ lãnh đạo cấp cao được cấp và sử dụng chữ ký số trong các ứng dụng/phần mềm/giao dịch quản lý nội bộ; 100% văn bản pháp luật số hóa và sử dụng trực tiếp trên môi trường điện tử; 100% báo cáo, số liệu tổng hợp được thực hiện qua hệ thống BI và kết nối, chia sẻ dữ liệu bằng hệ thống điện tử; 80% quy trình nghiệp vụ được số hóa, liên thơng giữa các phần mềm, đặc biệt lĩnh vực văn phòng tỷ lệ là 90%; 80% các công việc, nghiệm vụ quản lý sẽ được cập nhật lên ứng dụng di động.
- Giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025: 100% nhân viên cấp quản lý được cấp và sử dụng chữ ký số trong các ứng dụng/phần mềm/giao dịch quản lý nội bộ; Số hóa tồn bộ quy trình nghiệp vụ hoạt động của TĐĐLQGVN; 100% nghiệp vụ, công việc
được cập nhật vào ứng dụng di động Smart EVN để thực hiện dễ dàng hơn; Xây dựng trí tuệ nhân tạo AI, ứng dụng nền tảng phân tích dữ liệu lớn để tổng hợp và cảnh bảo về việc trùng lặp, chồng chéo giữa các QCQLNB, văn bản nội bộ.
Hiện nay, các mục tiêu của giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022 đã cơ bản được hoàn thành và đang được tổng kết để rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo. Trong giai đoạn tiếp theo, EVN và các đơn vị cần tiếp tục tập trung nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu đã đề ra, hướng tới chuyển đổi EVN, đơn vị thành các “doanh nghiệp số”.
4.2.5 Tăng cường tham khảo mơ hình quản trị hiện đại của các nước trên thế giới cũng như của các Tập đoàn kinh tế tư nhân
Mặc dù cùng hướng đến mục tiêu là nâng cao hiệu quả về quản trị nhưng mỗi doanh nghiệp lại có một có các tiếp cận và phương án triển khai khơng hồn tồn giống nhau. Qua thực tiễn quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp lớn, tiên tiến như (Viettel, FPT, Vingroup, GE, TNB) cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều chú trọng đến công tác quản trị công ty (Corporate Governance) theo các chuẩn mực trên thế giới (ví dụ tuân theo bộ quy tắc quản trị doanh nghiệp của OECD, bộ quy tắc quản trị của Malaysia hay của Việt Nam (đối với các công ty đại chúng)). Các doanh nghiệp đều đã thiết lập hệ thống công cụ hỗ trợ công tác quản trị doanh nghiệp thông minh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của các cấp quản lý; áp dụng các cơ chế chính sách đãi ngộ phù hợp để tạo động lực làm việc cho người lao động, thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực đòi hỏi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm vượt trội, khác biệt của người lao động. Trong đó, tất cả các doanh nghiệp được khảo sát đều xác định “công nghệ” là yếu tố sống còn, quyết định đến thành bại của doanh nghiệp. Ngay cả, VinGroup dù đang thành công trong lĩnh vực bất động sản và thương mại cũng đã đề ra chiến lược chọn “công nghệ” là mũi nhọn tiên phong trong 10 năm tới.
Thực tế mỗi doanh nghiệp đều có phương pháp và cách làm hay, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc học tập và áp dụng các phương pháp, cách làm đó vào các đơn vị của TĐĐLQGVN cịn có nhiều rào cản nhất định, trong đó đặc biệt phải kể đến hành lang pháp lý và các khung thể chế quản lý đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ, đặc biệt là doanh nghiệp được Chính phủ giao đóng vai trị chủ đạo trong đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân như công ty mẹ EVN và các đơn vị thành viên.
Để có thể áp dụng những phương pháp quản trị hiện đại theo thông lệ quốc tế và học tập các kinh nghiệm thành công của các đơn vị khác, EVN, đơn vị cần nghiên cứu kỹ giải pháp mà Tập đồn đó áp dụng; khơng vận dụng một cách dập khn máy móc và phải phù hợp với đặc thù của Ngành điện. Trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của mình, trên cơ sở các định nghĩa về quản trị doanh nghiệp/quản trị công ty trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn triển khai ở các Tập đoàn nêu trên; đối với ngành điện, một số giải pháp sau có thể được EVN, đơn vị xem xét học tập, nghiên cứu và áp dụng:
- Việc giao quyền và kiểm soát quyền/trách nhiệm tại các đơn vị thành viên (VinGroup, Viettel): Nghiên cứu áp dụng trong q trình EVN, đơn vị rà sốt và ban hành quy định về phân cấp phân quyền giữa HĐTV và Ban điều hành tại Tập đoàn và các đơn vị thành viên.
- Nghệ thuật “chiến tranh nhân dân” của FPT (tính đồng bộ, thống nhất, kỷ luật trong tổ chức; cơ chế tạo động lực cho nhân viên, tạo sức ép để nhân viên nỗ lực, học hỏi và hồn thiện): chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của EVN, đơn vị thơng qua cơ chế chính sách đãi ngộ tốt, đảm bảo tính cơng bằng, minh bạch giữa quyền hạn, trách nhiệm của người lao động và chế độ phúc lợi.
- Áp dụng văn hoá kỷ luật để tăng cường chất lượng và kết quả công việc của nhân viên (VinGroup): Rà soát, sửa đổi Tài liệu Văn hoá của TĐĐLQGVN và quy tắc ứng xử văn hoá, xây dựng Bộ định nghĩa hành vi.
- Phương pháp quản trị truyền thông của VinGroup và Viettel: Sử dụng công cụ phần mềm để theo dõi thông tin truyền thông, dư luận, mạng xã hội; xây dựng cơ chế tham gia của các bộ phận liên quan khi xử lý truyền thông; xây dựng quy định đánh giá hiệu quả truyền thông chủ động trên cơ sở đề ra các chỉ tiêu thực hiện về tỷ lệ truyền thông tiêu cực, số lượng tin bài, số lượng chương trình truyền thơng, sự kiện.
- Thiết lập hệ thống cơng nghệ thông tin đồng bộ, làm công cụ hỗ trợ điều hành hiệu quả, hỗ trợ tối đa cho công tác quản trị doanh nghiệp (VinGroup, Vettel, FPT):
Xây dựng và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của EVN, đơn vị để phục vụ điều hành quản lý, hỗ trợ kịp thời việc ra quyết định của các quản lý.
- Chuẩn hóa và thống nhất một hệ thống theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động của từng cá nhân/đơn vị trong Tập đồn (ví dụ: MBO, KPI, OKR): Rà soát các hệ thống đánh giá hiệu quả đơn vị, nghiên cứu xây dựng một hệ thống đánh giá duy nhất có sự liên kết các chỉ tiêu đánh giá từ Tập đoàn tới các đơn vị và đến người lao động.
- Hệ thống giám sát và kiểm soát đầy đủ và hiệu quả: Hồn thiện hệ thống cơng cụ giám sát và kiểm sốt hiệu quả, mơ hình quản trị rủi ro và kiểm sốt tuân thủ trong toàn Tập đoàn, đến năm 2025 đạt theo chuẩn mực quốc tế.
KẾT LUẬN
Sự điều chỉnh lớn trong chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế và phát triển điện lực của Đảng và Chính phủ từ sau Đại hội Đảng lần thứ XII đến nay; đặc biệt là chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế; Chính phủ đã và đang đặt ra các các yêu cầu, lộ trình để cơ cấu ngành điện tiến tới hình thành thị trường bán bn và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Thực tiễn này địi hỏi TĐĐLQGVN phải có một hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại, tiên tiến và phù hợp, nhằm phát huy có hiệu quả nhất nguồn lực nội tại, thích ứng với thể chế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng. Đồng thời, việc nâng cao năng lực quản trị cũng là yêu cầu bắt buộc nhằm đáp ứng yêu cầu và sự kỳ vọng của Nhà nước đối với một TĐKTNN giữ vai trò then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng trong sản xuất kinh doanh như điện năng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0 đang làm thay đổi nền sản xuất, thúc đẩy sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ song cũng đang đặt ra những thách thức rất lớn cho vấn đề quản trị doanh nghiệp của TĐĐLQGVN. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những giải pháp cơng nghệ thơng minh hơn, có năng lực xử lý mạnh hơn, giúp nhà quản trị tại mọi nơi, mọi lúc có thể có đầy đủ thơng tin từ việc nắm được bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp cho đến truy vấn tới từng giao dịch nhỏ nhất, thay vì phải hỏi nhiều người hay tra cứu từ nhiều nguồn. Đồng thời, còn giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của các quy trình làm việc. Các DNNN cần đón đầu làn sóng áp dụng các giải pháp quản trị doanh nghiệp để có thể ứng dụng được công nghệ 4.0 tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Thời gian qua, công ty mẹ EVN, đơn vị thành viên đã triển khai một số biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Những biện pháp này là tuân thủ và phù hợp với các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Tuy nhiên, để khơng bị lùi lại phía sau, TĐĐLQGVN cần tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao năng lực quản trị của công ty mẹ EVN cũng như các đơn vị thành viên.
Bản thân Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng mang nhiều quy định tiến bộ với mục tiêu “hoàn thiện khung khổ pháp lý về tổ chức quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn
nghiệp, thu hút vốn, nguồn lực vào sản xuất kinh doanh; góp phần nâng cao chất lượng mơi trường kinh doanh theo mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra là thuộc nhóm các nước ASEAN 4”50. Do vậy, cơng ty mẹ EVN, đơn vị thành viên cần nghiên cứu các quy định
của Luật Doanh nghiệp năm 2020, các điểm mới cởi mở và tiên tiến hơn về quản trị doanh nghiệp để xây dựng các biện pháp phù hợp. Đồng thời, EVN, đơn vị cũng phải đánh giá hiện trạng để thấy rõ những điểm tồn tại, hạn chế và tìm giải pháp khắc phục, xóa bỏ những tồn tại, hạn chế trong cơng tác quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, EVN, đơn vị cần nghiên cứu những mơ hình, phương pháp quản trị doanh nghiệp hiện đại, có tính chuẩn mực quốc tế; học hỏi kinh nghiệm từ những doanh nghiệp lớn, tiên tiến trong nước và trên thế giới để đề ra cho mình những mục tiêu, bộ chỉ số, những giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện nhằm không ngừng củng cố và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp trong TĐĐLQGVN.
48Mục 1 Phần II Tờ trình số 533/TTr-CP ngày 28/10/2019 của Chính phủ trình Quốc hội về Luật Doanh nghiệp sửa đổi.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Bộ Tài chính (2022), Dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi) để phục vụ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp – đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp ngày 21/01/2022.
2. Chính phủ (2009), Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 về “Thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKTNN”.
3. Chính phủ (2010), Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010 về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
4. Chính phủ (2014) Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15/7/2014 về tập đồn kinh tế nhà nước và tổng cơng ty nhà nước.
5. Chính phủ (2019), Tờ trình số 533/TTr-CP ngày 28/10/2019 của Chính phủ trình Quốc hội về Luật Doanh nghiệp sửa đổi.
6. Chính phủ (2020), Nghị quyết số 161/NQ-CP ngày 29/10/2020 của Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
7. Chính phủ (2021), Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 hướng dẫn Luật Doanh nghiệp.
8. Chính phủ (2022), Nghị định số 23/2022/NĐ-CP ngày 05/04/2022 về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
9. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 14/6/2017 phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2017-2020.
10. Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển EVN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
11. Thủ tướng Chính phủ (2022), Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế,
12. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp năm 2005. 13. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp năm 2014. 14. Quốc hội (2020), Luật Doanh nghiệp năm 2020.
15. Quốc hội (2014), Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014.
16. Văn phịng Chính phủ (2022), Thơng báo số 30/TB-VPCP ngày 30/01/2022 về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 - tại cuộc họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
B.TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƯỚC
17. Ban Chấp hành Trung ương (2020), Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
18. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021); Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm
2021; Nhà xuất bản Thống kê.
19. Bài viết “Năm 2021, các Tập đồn, Tổng cơng ty Nhà nước đã thực hiện
thành công “mục tiêu kép”, đăng trên Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam ngày
08/01/2022.
20. Bài viết “Giá xăng dầu Việt Nam nằm trong mức trung bình thế giới”, đăng trên Cổng thơng tin điện tử Bộ Cơng Thương ngày 15/03/2022.
21. Chí Kiên (2020), Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước, đăng trên Báo Chính phủ ngày 02/11/2020.
22. Đào Thị Bích Hảo (2020), Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân qua thực tiễn
tại tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Trường Đại học Luật – Đại học Huế.
23. Jerry Watkins, Nguyễn Quang Trung, Mathews Nkhoma, Võ Khánh Thiện, Nguyễn Lê Hoàng Long (2021), Chuyển đổi số ở Việt Nam, Khảo sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước), Đại học