Tách bạch chức năng “quản lý nhà nước” với hoạt động sản xuất kinh doanh của

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 117 - 120)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

4.2 Một số giải pháp cụ thể

4.2.1 Tách bạch chức năng “quản lý nhà nước” với hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh của cơng ty mẹ Tập đồn và các đơn vị thành viên

“Tách bạch chức năng kinh doanh với chức năng quản lý nhà nước” cũng là chủ

Quay lại ví dụ tại Mục 3.3.2 về khó khăn của Tập đồn khi tốn nhiều nguồn lực tham gia vào một số công tác kiểm tra việc tuân thủ và duy trì điều kiện cấp Giấy phép hoạt động điện lực theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; trong khi cơ cấu của Bộ Công Thương thực tế cũng đã 02 cơ quan phụ trách riêng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực, gồm:

- Cục Điều tiết điện lực, với chức năng chính là “Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ

Cơng Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực điều tiết hoạt động điện lực; tổ chức thực hiện nhiệm vụ điều tiết hoạt động điện lực; tổ chức thực hiện nhiệm vụ điều tiết hoạt động điện lực nhằm cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và đảm bảo cơng bằng, minh bạch; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý theo đúng đúng quy định của pháp luật và phân cấp ủy quyền của Bộ trưởng”48.

- Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, với chức năng chính là “cơ quan trực

thuộc Bộ Cơng Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực điện lực, năng lượng mới và năng lượng tái tạo (gồm nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân, truyền tải điện, phân phối điện, điện nông thôn, năng lượng mới, năng lượng tái tạo); quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo”49.

Do đó, để EVN, đơn vị thực hiện đúng được chức năng kinh doanh của mình, cần thay đổi cách tiếp cận và quy định có liên quan theo hướng như sau:

Một là, TĐĐLQGVN bao gồm các doanh nghiệp thành viên hoạt động trong các

ngành phát điện, truyền tải và phân phối, không phải cơ quan quản lý nhà nước. Công ty mẹ EVN và doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn chỉ hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Hai là, đổi mới căn bản phương thức quản trị theo nguyên tắc thị trường, thông lệ

quốc tế đối với công ty mẹ và doanh nghiệp thành viên. Đối với các đơn vị thành viên đã cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khốn thực hiện theo nguyên tắc quản trị đối công ty đại chúng.

Ba là, quy định rõ mối quan hệ quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của người quản lý

doanh nghiệp, người đại diện vốn nhà nước với cơ quan chủ sở hữu theo cơ chế hợp đồng. Việc yêu cầu chỉ đạo người đại diện thực hiện theo hợp đồng đã ký để tránh trường hợp lạm quyền, can thiệp quá sâu vào hoạt động của công ty con.

Bốn là, quán triệt tinh thần khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên

quan là EVN, đơn vị được hoạt động theo cơ chế thị trường, đánh giá dựa trên tiêu chí về hiệu quả kinh tế, phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo cơ hội cho DNNN được cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w