Đặc thù về hình thức tăng, giảm vốn của cơng ty mẹ EVN tại các công ty con

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 88 - 90)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

3.1 Về thực tiễn áp dụng các quy định về mơ hình pháp lý của Tập đoàn

3.1.3.3 Đặc thù về hình thức tăng, giảm vốn của cơng ty mẹ EVN tại các công ty con

lực (EVNFinance); Công ty cổ phần Cơ điện Thủ Đức (EMC); Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh - Công ty cổ phần (EEMC); Cơng ty cổ phần Phong điện Thuận Bình (TBW); Cơng ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3 (EVNPECC3); Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 4 (EVNPECC4). Kết quả là cơng ty mẹ EVN đã hồn thành thối tồn bộ vốn tại 03 Cơng ty cổ phần. Tổng giá trị hồn thành (theo mệnh giá) là 463,205 tỷ đồng, tổng giá trị thu về là 634,360 tỷ đồng, thặng dư 171,155 tỷ đồng. Đây là những cơng ty mà Nhà nước có chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa như phát điện, sản xuất thiết bị điện hoặc ngành nghề khơng phải mục tiêu chính của ngành điện như tài chính.

3.1.3.3Đặc thù về hình thức tăng, giảm vốn của cơng ty mẹ EVN tại các côngty con ty con

Công ty mẹ EVN và các Đơn vị cấp II trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam đa số hoạt động theo hình thức cơng ty TNHH MTV. Theo quy định của Điều 87 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì “Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ

thông qua việc chủ sở hữu cơng ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu cơng ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ” hoặc “Hồn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động

và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu cơng ty”. Trong q trình thực hiện, cơng ty mẹ EVN và

các đơn vị hoàn toàn tuân thủ các quy định trên về điều kiện và trường hợp thực hiện tăng giảm vốn nhưng hình thức thực hiện tại Tập đồn lại có đặc thù hơn.

Một trong những hình thức tăng giảm vốn khá phổ biến trong TĐĐLQGVN là hình thức điều chuyển tài sản theo hình thức tăng giảm vốn điều lệ mà khơng phải bổ sung, giảm vốn theo dịng tiền trực tiếp. Có thể kể đến các ví dụ điển hình như:

- Nhà nước chuyển giao Sân phân phối 500kV Trung tâm Điện lực Vũng Áng từ Tập đồn Dầu khí Việt Nam sang cơng ty mẹ EVN. Cơng ty mẹ EVN thực hiện ghi tăng vốn điều lệ do chủ sở hữu nhà nước góp vốn tương ứng với giá trị tài sản được chuyển giao. Công ty mẹ EVN tiếp tục chuyển giao tài sản này cho Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia để quản lý vận hành theo đúng ngành nghề và lĩnh vực quản lý. Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia thực hiện ghi tăng vốn điều lệ do Cơng ty mẹ EVN góp vốn tại Tổng cơng ty này tương ứng với giá trị tài sản được chuyển giao.

- Thực hiện các Kế hoạch sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất, các đơn vị thành viên đã thực hiện bàn giao lại cho các cơ quan có thẩm quyền tại một số địa phương một số cơ sở nhà đất khơng cịn nhu cầu sử dụng hoặc bàn giao lại theo yêu cầu của địa phương. Sau khi bàn giao, các đơn vị thực hiện các nghiệp vụ kế toán để ghi giảm vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị các tài sản trên.

Như vậy, các trường hợp nêu trên tại Tập đoàn vẫn phù hợp với quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020 do tài sản góp vốn có thể là “Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam”39. Tuy nhiên, đặc thù của các tài sản chuyển giao là cơng trình điện thì khó có thể xác định giá trị tài sản góp vốn theo giá thị trường như phương thức chung của Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 mà xác định thơng qua giá trị quyết tốn vốn đầu tư xây dựng và giá trị khấu hao tài sản theo nghiệp vụ về kế tốn và tài chính. Đồng thời, việc tăng giảm vốn điều lệ còn tuân theo các quy định về Luật QLSDVNN; trong đó có các quy định về trình, thẩm định, phê duyệt phương án, hình thức tăng giảm vốn.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w