CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
3.2 Đánh giá thực trạng áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực
3.2.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
Thứ nhất, chưa tách bạch chức năng “quản lý nhà nước” và chức năng sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp
Hiện nay, một số cơ quan nhà nước vẫn có quan điểm, cách tiếp cận “TĐKTNN sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động của mình”. Cụ thể với TĐĐLQGVN, một số cơ quan nhà nước cho rằng công ty mẹ EVN và đơn vị thành viên có trách nhiệm kiểm tra giám sát các chủ thể có hoạt động điện lực có liên quan.
Ví dụ: Hiện tại, cơng ty mẹ EVN đã và đang ký kết các Hợp đồng mua bán điện với các chủ đầu tư tư nhân của các dự án điện với tư cách là Bên mua điện; theo đó, cơng ty mẹ EVN chỉ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Bên mua điện theo quy định của Hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, một số cán bộ của Cục Điều tiết điện lực cho rằng công ty mẹ EVN phải kiểm sốt việc duy trì các điều kiện hoạt động điện lực, tuân thủ các nội dung ghi trong Giấy phép hoạt động điện lực của đơn vị phát điện. Theo đó, Cục Điều tiết điện lực đã có văn bản u cầu cơng ty mẹ EVN báo cáo về việc tuân thủ và duy trì điều kiện cấp Giấy phép hoạt động điện lực của các chủ đầu tư tư nhân. Đồng thời, yêu cầu tham gia các Đồn kiểm tra, Tổ cơng tác rà soát cùng Cục Điều tiết điện lực trong việc kiểm tra các chủ đầu tư liên quan đến Giấy phép hoạt động điện lực cho các nhà máy điện của chủ đầu tư.
Thực tế, công ty mẹ EVN cũng đã thực hiện báo cáo về việc tuân thủ và duy trì điều kiện cấp Giấy phép hoạt động điện lực và tham gia các Đồn kiểm tra, Tổ cơng tác nêu trên theo chỉ đạo của Cục Điều tiết điện lực. Tuy nhiên, các công việc trên chiếm một khoảng thời gian và nhân lực khá lớn đối với công ty mẹ và các đơn vị thành viên.
43 Số liệu mới nhất cập nhật theo theo dự thảo “Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025; bản tháng 08/2021 kèm theo Tờ trình số 5178/TTr-EVN ngày 23/8/2021.
Trong khi, theo quy định của Thông tư số 21/2020/TT-BCT ngày 09/9/2020 quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực thì đơn vị điện lực được cấp Giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật trong suốt thời gian hoạt động và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan (khoản 4 Điều 14); trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền các nội dung liên quan (khoản 11 Điều 14). Đồng thời, cơ quan cấp Giấy phép hoạt động điện lực (Cục Điều tiết điện lực, Sở Cơng Thương) có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc đảm bảo các điều kiện hoạt động điện lực của đơn vị được cấp phép.
Việc sa đà vào các hoạt động “quản lý nhà nước” của các cơ quan có thẩm quyền dẫn đến khơng đúng mục tiêu doanh nghiệp là kinh doanh theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích kinh doanh”); đặc biệt, với EVN và các đơn vị thành viên là mục tiêu sản
xuất và kinh doanh điện năng. Dù xét dưới góc độ nào thì việc phân tán nguồn lực vào các chức năng khơng phải chức năng của doanh nghiệp ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả và mục tiêu của doanh nghiệp nói chung.
Thứ hai, quy định về quản lý vốn nhà nước còn nhiều ràng buộc với EVN và các
đơn vị thành viên làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp
So với các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp sở hữu phần vốn nhà nước như EVN và đơn vị thành viên có lợi thế về quy mơ vốn, về sự hỗ trợ và giúp đỡ Nhà nước trong quá trình hoạt động. Một số dự án lớn về điện lực được Nhà nước chỉ định hoặc giao cho đơn vị thành viên của Tập đồn triển khai thực hiện; do đó, EVN và các đơn vị thành viên giảm bớt được các thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư, chi phí và thời gian hơn so với các chủ thể tư nhân. Đổi lại, đi cùng với một số thuận lợi do yếu tố sở hữu vốn nhà nước thì EVN, đơn vị chịu sự ràng buộc của các quy định liên quan đến quản lý vốn nhà nước. Khi thực hiện các thủ tục liên quan theo Luật QLSDVNN năm 2014, số lượng cấp có thẩm quyền phải xin chấp thuận, phê duyệt phát sinh nhiều hơn.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì HĐTV hoặc Đại hội đồng cổ đơng là cấp có thẩm quyền cao nhất của một doanh nghiệp. Tất cả các vấn đề lớn hoặc
quan trọng của doanh nghiệp sẽ được quyết định cuối cùng bởi HĐTV hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty. Tuy nhiên, nhiều vấn đề trong TĐĐLQGVN phải trình lên các cơ quan có thẩm quyền để chấp thuận hoặc phê duyệt như các vấn đề về “chiến lược đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh; bổ nhiệm Tổng giám đốc; huy động vốn, đầu tư, mua bán tài sản có giá trị lớn; dự án đầu tư ra nước ngồi của doanh nghiệp; góp vốn, chuyển nhượng vốn tại cơng ty con; Báo cáo tài chính; phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm….”. Như vậy, việc trình duyệt, chấp thuận qua nhiều
cấp sẽ làm giảm sự chủ động của EVN, đơn vị trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; đặc biệt với việc đầu tư các dự án cấp bách nhằm đảo bảo an ninh cung cấp điện cũng như có hiệu quả kinh doanh cao nếu thực hiện đầu tư sớm.
Bên cạnh đó, một thực tiễn thường gặp của cơng ty mẹ EVN và cũng xảy ra tương tự với TĐKTNN khác như Tập đồn Dầu khí Việt Nam do việc áp dụng các quy định về quản lý vốn nhà nước là việc hồn thành và có Báo cáo tài chính muộn. Do thủ tục thẩm định và phê duyệt Báo cáo tài chính tại UBQLVNN kéo dài. Trong khi báo cáo này lại rất cần thiết để nộp cho các Ngân hàng tài trợ dự án để giải ngân khoản vay cũng như nộp định kỳ theo yêu cầu của Ngân hàng theo quy định Hợp đồng tín dụng đã ký.
Ngay tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật QLSDVNN (sửa đổi) lấy ý kiến ngày 21/01/2022, Bộ Tài chính cũng có nhận định việc xác định nội hàm khái niệm quản lý vốn nhà nước đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp chưa được xuyên suốt, thống nhất; dẫn tới đồng nhất vốn, tài sản của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư là vốn tài sản Nhà nước và dẫn tới sự can thiệp trực tiếp vào quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà chưa thông qua cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện vốn để thực hiện các quyền của chủ sở hữu46.
Do đó, cần có một hướng tiếp cận cởi mở hơn để giảm thiểu các thủ tục về quản lý vốn nhà nước một các hợp lý, hạn chế sự can thiệp quá sâu của các cơ quan đại diện chủ sở hữu (UBQLVNN) vào sản xuất kinh doanh của EVN, đơn vị trên cơ sở vẫn duy trì được nguyên tắc bảo toàn vốn Nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp. Qua đó, tạo
44Mục I dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi) để phục vụ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp – đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp ngày 21/01/2022.
cho EVN và các doanh nghiệp thành viên sự chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh; được quyết định các vấn đề mà Luật Doanh nghiệp năm 2020 cho phép.
Thứ ba, một số trường hợp công ty mẹ EVN vẫn chỉ đạo trực tiếp các doanh
nghiệp thành viên đã cổ phần hóa mà chưa thực hiện theo quyền, nghĩa vụ của cổ đông
Trên thực tế, công ty mẹ EVN đôi khi vẫn chỉ đạo trực tiếp Tổng công ty Phát điện 2, Tổng công ty Phát điện 3 trong hoạt động sản xuất của các đơn vị này như yêu cầu về đảm bảo sản lượng điện cung cấp trong mùa hè (cao điểm nắng nóng); tích cực đàm phán, thương lượng với các đơn vị cung cấp than để giảm giá nguyên liệu đầu vào nhằm giữ bình ổn cho giá phát điện bán ra khi giá than trên thị trường trong nước và quốc tế đang tăng cao. Mặc dù các chỉ đạo trực tiếp này có thể được lý giải vì mục đích đảm bảo an ninh cung cấp điện và bình ổn giá điện. Nhưng các chỉ đạo trên chưa hoàn toàn phù hợp với các quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì cơng ty mẹ EVN chỉ là một trong các cổ đơng có sở hữu cổ phần tại doanh nghiệp đó. Do đó, cơng ty mẹ EVN chỉ có các quyền, nghĩa vụ của cổ đơng cơng ty mà không chỉ đạo trực tiếp các doanh nghiệp này thực hiện theo u cầu của cơng ty mẹ EVN. Vì bản thân trong cơng ty cổ phần cịn có các cổ đơng khác, việc thực hiện hoạt động của các cấp quản lý điều hành (Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc…) vẫn dựa trên lợi ích chung của tất cả cổ đông mà không dựa trên quyền lợi của một cổ đông duy nhất, cho dù đây là cổ đông lớn nhất của cơng ty. Vì vậy, trong thời gian tới, cơng ty mẹ Tập đoàn cần quán triệt các thức quản lý điều hành đối với các đơn vị thành viên đã cổ phần hóa trên tinh thần tuân thủ các quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Thứ tư, các đơn vị thành viên chưa triệt để áp dụng cơ chế phân cấp trong triển
khai thực hiện
Như phân tích ở các nội dung trên, hệ thống phân cấp trong TĐĐLQGVN đã cơ bản được hình thành và phục vụ tương đối tốt cho quá trình quản lý điều hành của Tập đoàn. Tuy nhiên, một số trường hợp mặc dù vấn đề liên quan đã được phân cấp cho đơn vị để quyết định, thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị; nhưng đơn vị vẫn có các
văn bản báo cáo lên cơng ty mẹ Tập đồn để xin ý kiến hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền của Tập đồn thơng qua trước khi quyết định dù vấn đề được báo cáo khơng phải vấn đề phức tạp hay có khó khăn, vướng mắc. Khi nhận được các văn bản báo cáo như vậy, cơng ty mẹ EVN phải có văn bản phản hồi với đơn vị thành viên, yêu cầu nghiên cứu các quy định nội bộ và tự quyết định theo thẩm quyền.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là việc nhận thức chưa rõ ràng về tinh thần của cơ chế phân cấp đã được Tập đoàn ban hành. Đồng thời, chưa thể hiện được sự quyết đốn của người có thẩm quyền tại đơn vị, ngại các vấn đề trách nhiệm khi quyết định các nội dung đã được phân cấp. Việc này kéo dài thêm thời gian giải quyết các vấn đề cấp bách một cách không cần thiết cũng như khơng phát huy được hết tính ưu việt, hiệu quả của cơ chế cơ chế phân cấp. Đôi khi, làm cho cơ chế này chỉ là những quy định đặt ra của cấp trên (công ty mẹ) mà chưa đi vào thực tiễn triển khai thi hành tại cấp dưới (các đơn vị thành viên). Đây cũng là một trong những hạn chế cần được thay đổi trong thời gian tới liên quan đến quản trị điều hành tại TĐĐLQGVN.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG