Định hướng nâng cao hiệu quả của việc áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tạ

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 114 - 117)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

4.1 Định hướng nâng cao hiệu quả của việc áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tạ

VIỆT NAM

4.1Định hướng nâng cao hiệu quả của việc áp dụng Luật Doanh nghiệp năm2020 tại Tập đoàn 2020 tại Tập đoàn

4.1.1 Cơ sở để định hướng nâng cao hiệu quả

i) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về doanh nghiệp nhà nước nói chung: Trong thời gian gần đây, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN rất được Đảng và Nhà nước quan tâm. Rất nhiều Nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo đề án đã được ban hành hoặc triển khai xây dựng như:

1. Nghị quyết số 161/NQ-CP ngày 29/10/2020 của Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

2. Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2022 của Chính phủ về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong phát triển kinh tế - xã hội.

3. Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng

công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025”.

4. Dự thảo Đề án “Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đặc biệt là

TĐKTNN đa sở hữu nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì.

ii) Văn bản định hướng đặc thù của Ngành điện:

Riêng đối với EVN, đơn vị, cũng có rất nhiều chủ trương, đề án dành riêng cho Ngành điện đã được ban hành hoặc đang trong q trình triển khai xây dựng bởi cơ quan có thẩm quyền cũng như bản thân công ty mẹ EVN như:

1. Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển EVN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2. Đề án nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

3. Đề án tổng thể chuyển đổi số của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam năm 2020.

4. Đề án nâng cao năng lực, tổ chức hoạt động pháp chế trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

5. Dự thảo “Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của EVN giai đoạn

2021-2025”.

4.1.2 Định hướng để nâng cao hiệu quả của Tập đoàn Điện lực Quốc gia ViệtNam Nam

Mặc dù các hoạt động của các TĐKTNN đã mang lại các hiệu quả đáng ghi nhận trong thời gian qua. Tuy nhiên, với quy mơ, tài chính và thị phần hiện có thì các kết quả trên vẫn chưa phát huy được tối đa tiềm lực của Tập đoàn cũng như kỳ vọng của Nhà nước và nhân dân. Do đó, cần phải vạch ra các định hướng rõ ràng để phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới.

Về định hướng chung của Chính phủ với TĐKTNN là các giải pháp đi đầu trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động là: “Nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh

tranh, phát triển nguồn nhân lực; đổi mới phát triển công nghệ, tiên phong trong việc thực hiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0; Chủ động hơn nữa trong hội nhập, kết nối với chuỗi giá trị của khu vực và toàn cầu; tăng cường liên kết, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng để giảm phụ thuộc vào nước ngoài”. Ngoài ra, trong Đề án Cơ cấu lại DNNN

giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022, một trong các giải pháp đáng chú ý để tăng cường hiệu quả cho DNNN cũng như TĐKTNN là việc

“hồn thiện thể chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, trao quyền chủ động hơn cho doanh nghiệp”47.

Ngoài ra, kim chỉ nam cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị của TĐĐLQGVN là Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Ban Chấp hành

Trung ương về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, để hoạt động hiệu quả thì chủ trương là cần cơ cấu lại để tập trung nguồn lực vào các “lĩnh vực cốt lõi, có thế mạnh” và thực hiện “đẩy nhanh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành điện”. Dưới góc độ về quản trị doanh nghiệp, có 03 giải pháp và cũng là nhiệm vụ của Nghị quyết 55- NQ/TW là “tách bạch chức năng kinh doanh với chức năng quản lý nhà nước; áp dụng

các mơ hình và thông lệ quản trị tiên tiến, nâng cao hệ số tín nhiệm quốc tế, triệt để thực hiện cơng khai, minh bạch hóa trong hoạt động”.

Các chủ trương, định hướng trên cũng chính là tư tưởng xun suốt trong q trình xây dựng và hồn thiện các Đề án, kế hoạch có liên quan của Tập đồn và được lồng ghép vào các tiêu chí, giải pháp tương ứng ứng như: tại Chiến lược đến năm 2030 có mục tiêu về cổ phần hóa “Đảm bảo tỷ lệ sở hữu phù hợp của Công ty mẹ tại các khối

phát điện, kinh doanh bán lẻ điện (đặc biệt đối với các công ty cổ phần khối phát điện) để có cơ sở tái cấu trúc khoản đầu tư tài chính (thối vốn, bán nhà máy,...) thực hiện bổ sung vốn từ có đầu tư nhà máy mới phù hợp với lộ trình phát triển nguồn điện của Nhà nước”; tại Đề án nâng cao năng lực quản trị đưa mục tiêu “Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn trên nền tảng quản trị theo chuẩn mực quốc tế và các xu hướng quản trị doanh nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ” hay là các tiêu chí,

chỉ tiêu khác được đưa ra tại Đề án chuyển đổi số của TĐĐLQGVN.

Thực tế, những định hướng trên cũng đã từng triển khai thực hiện trước đây và cần tiếp tục kế thừa để định hướng phát triển trong giai đoạn mới vì đây vẫn là những giải pháp mang tính chiến lược dài hạn. Đồng thời, với những giải pháp và chỉ tiêu đã triển khai mà chưa đạt được các kết quả như kỳ vọng thì cần có mục tiêu rõ ràng hơn, phương thức triển khai đồng bộ, hiệu quả để đạt được kết quả đã đề ra tại các Chiến lược, Đề án nêu trên.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w