CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
4.2 Một số giải pháp cụ thể
4.2.2 Giảm thiểu các thủ tục không cần thiết về quản lý vốn nhà nước để tạo điều kiện
điều kiện thuận lợi và tăng tính chủ động trong sản xuất kinh doanh
Thực tế, Luật QLSDVNN năm 2014 ra đời trong bối cảnh Nhà nước quyết liệt quá trình cơ cấu lại DNNN nhằm nhằm thắt chặt công tác quản lý tài sản nhà nước khắc, phục những hạn chế bất cập trong công tác quản lý vốn, tài sản tại các doanh nghiệp trong giai đoạn trước đó. Sau gần 08 năm thực hiện số lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động của các DNNN đã thay đổi đáng kể về chiều rộng và chiều sâu. Đồng thời, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan (như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020…) đã được ban hành với nhiều quy định mới thơng thống và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các quy định về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp đã gây ra các khó khăn, vướng mắc cho EVN, đơn vị thành viên như phân tích tại Mục 3.3.2 ở trên.
Trong thời gian tới, để giải quyết những tồn tại này, cơ quan có thẩm quyền cần có cách tiếp cận mới, cởi mở hơn để gia tăng sự chủ động cho EVN, đơn vị trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật QLSDVNN năm 2014 theo hướng:
Một là, Nhà nước thực hiện quản lý doanh nghiệp theo pháp nhân đã được đầu tư
vốn; không quản lý theo tài sản mà Nhà nước đã góp và đã chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp; xác định và quy định rõ về tài sản/vốn Nhà nước đã đầu tư sẽ được xác định là tài sản/vốn của pháp nhân doanh nghiệp theo quy định của pháp luật dân sự, doanh nghiệp. Nhà nước là một nhà đầu tư (cổ đông hoặc thành viên); khơng sử dụng
biện pháp hành chính để can thiệp trực tiếp vào hoạt động quản trị, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà thông qua người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp, người đại diện vốn để thực hiện các quyền của nhà đầu tư vốn (góp vốn) vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp được quyền tự quyết với tài sản đã đầu tư; lược bỏ các bước xin phê duyệt, chấp thuận khi định đoạt các tài sản này.
Hai là, phân cấp mạnh mẽ cho Tập đoàn, cho phép các HĐTV của EVN được
quyết định các vấn đề trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 để giảm bớt các thủ tục xin phê duyệt, chấp thuận; trên nguyên tắc, “EVN, đơn vị có trách nhiệm đảm bảo an ninh cung cấp điện, hoạt động kinh doanh hiệu quả, có lãi; HĐTV EVN chịu trách nhiệm về bảo toàn nguồn lực do Nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp”.
Ba là, đối với các vấn đề bắt buộc phải xin phê duyệt, chấp thuận của cơ quan có
thẩm quyền, cần có quy định rõ ràng về thời hạn trả lời, có ý kiến phê duyệt hay khơng phê duyệt, chấp thuận hay không chấp thuận đối với nội dung đã trình của EVN. Nếu quá thời hạn quy định mà cơ quan có thẩm quyền khơng có ý kiến thì EVN có quyền chủ động triển khai thực hiện các nội dung đã trình hoặc báo cáo.