Nguyên tắc chung về quản lý điều hành

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 94 - 96)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

3.1 Về thực tiễn áp dụng các quy định về mơ hình pháp lý của Tập đoàn

3.1.5.1 Nguyên tắc chung về quản lý điều hành

i) Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển:

Để quản lý và điều hành TĐĐLQGVN, HĐTV sẽ quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm, hàng năm của Tập đoàn. Trên cơ sở chiến lược và kế hoạch chung của Tập đoàn này, các đơn vị thành viên sẽ nghiên cứu và xây dựng các chiến lược, kế hoạch cụ thể phù hợp với đặc thù của đơn vị mình về phát điện, truyền tải, phân phối và trình HĐTV EVN thơng qua. Mục đích của việc thơng qua này của HĐTV EVN để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa chiến lược, kế hoạch của các đơn vị với chiến lược, kế hoạch chung của Tập đồn. Sau khi HĐTV EVN thơng qua, Tổng giám đốc EVN sẽ giao cho từng đơn vị cụ thể các kế hoạch, chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng (bao gồm các Tổng công ty và các chinh nhánh trực thuộc của công ty mẹ EVN). Kết thúc năm, các đơn vị sẽ báo cáo lại cho công ty mẹ Tập đồn kết quả triển khai của đơn vị mình; đây cũng là cơ sở để khen thưởng cũng như phân bổ các chi phí hiệu quả (thưởng) cho đơn vị có kết quả tốt và xem xét phân bổ chi phí hoạt động trong năm tiếp theo.

ii) HĐTV EVN là cấp có thẩm quyền cao nhất; quyết định các vấn đề lớn, phức tạp để các chủ thể khác thực thi:

Mặc dù các đơn vị đã có các kế hoạch triển khai cho từng năm nhưng q trình tổ chức và hoạt động khơng thể tránh khỏi các vướng mắc phát sinh. Về nguyên tắc, nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, đơn vị cấp dưới có thể trình các nội dung này lên đơn vị cấp trên để xem xét, quyết định hoặc có các hướng dẫn, định hướng để thực hiện. Trong TĐĐLQGVN, cấp có thẩm quyền cao nhất giải quyết các vấn đề phát sinh là HĐTV EVN. Những vấn đề phát sinh liên quan sẽ được các chủ thể (Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc EVN, Thành viên HĐTV, các tổ chức, cá nhân khác) trình HĐTV EVN quyết

định theo thẩm quyền được quy định của pháp luật, Điều lệ EVN, QCQLNB của EVN.

Về chế độ làm việc, khoản 2 Điều 80 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cho phép Điều lệ công ty được quy định về chế độ làm việc của HĐTV EVN. Theo đó, chế độ làm việc của HĐTV EVN được quy định tại Điều 43 Điều lệ EVN như sau: “HĐTV EVN làm

việc theo chế độ tập thể; họp ít nhất một lần trong một quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; đối với những vấn đề khơng u cầu phải thảo luận thì HĐTV EVN có thể lấy ý kiến biểu quyết của các thành viên bằng văn bản. Nghị quyết, quyết định của HĐTV EVN đối với nội dung được tổ chức họp được thơng qua khi có trên 50% tổng số thành viên HĐTV EVN tham dự họp biểu quyết tán thành; đối với nội dung lấy ý kiến bằng văn bản sẽ được thông qua nếu có hơn một nửa số thành viên tán thành; trường hợp có số phiếu ngang nhau thì nội dung có phiếu biểu quyết tán thành của Chủ tịch HĐTV EVN hoặc người được Chủ tịch HĐTV EVN ủy quyền chủ trì cuộc họp là nội dung được thơng qua. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN, tổ chức lại EVN, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của EVN phải được ít nhất ba phần tư số thành viên dự họp chấp thuận”42.

Về cơ bản, quy định trên của Điều lệ EVN tuân thủ quy định tại Điều 98 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Ngoài ra, đối với vấn đề về “sửa đổi, bổ sung Điều lệ EVN, tổ chức lại EVN, chuyển nhượng một phần hoặc tồn bộ vốn điều lệ của EVN” thì

Điều lệ EVN tuân theo theo tinh thần tại khoản 6 Điều 80 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (Điều lệ EVN là ¾ số thành viên dự họp và Luật Doanh nghiệp là 75% số thành viên dự họp); là quy định chung của mô hình cơng ty TNHH MTV.

Do các nội dung trình lên HĐTV EVN xem xét quyết định đều là vấn đề phức tạp nên Bộ máy giúp việc HĐTV EVN (Ban Tổng hợp, Ban Chiến lược, Ban Kiểm toán và giám sát nội bộ) và các Ban chuyên mơn khác có trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu, soạn thảo và chuẩn bị nội dung đối với các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quyết định của HĐTV; giải trình các ý kiến chất vấn và cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cho HĐTV khi có yêu cầu để hỗ trợ HĐTV trong việc quyết định các vấn đề liên quan trước khi biểu quyết, thông qua.

Sau khi các Nghị quyết và Quyết định của HĐTV EVN được thông qua, Tổng giám đốc EVN, HĐTV/Chủ tịch công ty TNHH MTV cấp II, Tổng giám đốc/Giám đốc các công ty TNHH MTV cấp II, Giám đốc các đơn vị trực thuộc EVN, Chủ tịch/Giám đốc các công ty TNHH MTV cấp III, Người đại diện phần vốn của EVN và của các công ty TNHH MTV cấp II, công ty TNHH MTV cấp III tại các cơng ty có cổ phần, vốn góp có trách nhiệm tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và đúng thời hạn các nội dung đã được HĐTV EVN phê duyệt/quyết định. Đối với nhiều Nghị quyết, các chủ thể thi hành cịn có trách nhiệm báo cáo kết quả về HĐTV EVN sau khi thực hiện.

Trong quá trình thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của HĐTV EVN, nếu các chủ thể thực hiện phát hiện có nội dung khơng có lợi cho EVN, trong vịng 05 ngày làm việc, đối tượng chịu sự điều chỉnh của các Nghị quyết của HĐTV EVN hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện báo cáo với HĐTV EVN để điều chỉnh lại Nghị quyết, Quyết định cho phù hợp. HĐTV EVN quyết định việc điều chỉnh trong thời hạn 10 ngày làm việc. Nếu HĐTV EVN không điều chỉnh lại nội dung Nghị quyết, Quyết định thì tổ chức, cá nhân có liên quan vẫn phải thực hiện nhưng có quyền bảo lưu ý kiến và kiến nghị lên cấp trên.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w