CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
3.1 Về thực tiễn áp dụng các quy định về mơ hình pháp lý của Tập đoàn
3.1.3.2 Phân tích, đánh giá về thực trạng liên kết, chi phối vốn trong Tập đoàn Điện lực
Điện lực Quốc gia Việt Nam
Trên cơ sở thực trạng nêu trên thì xét theo quy định tại khoản 1 Điều 194 Luật Doanh nghiệp năm 2020, mối liên kết căn bản trong nội bộ Tập đoàn là liên kết về vốn giữa công ty mẹ và các đơn vị thành viên. Đối với 09 Tổng công ty về phát điện, truyền tải, phân phối thì có 07/09 Tổng cơng ty do cơng ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ; 02/09 Tổng công ty do công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối gần như tuyệt đối lần lượt là 99,19% vốn điều lệ (Tổng công ty Phát điện 3) và 99,86% vốn điều lệ (Tổng công ty Phát điện 2). Điều này giúp cho Tập đoàn là tổ chức đang nắm giữ vị trí độc quyền trong hoạt động truyền tải điện; chiếm thị phần cao đối với hoạt động phân phối điện và có tỷ trọng tương đối trong hoạt động phát điện.
Thực trạng này, cũng hồn tồn phù hợp với lộ trình xã hội hóa đã và đang triển khai trong thời gian qua. Theo quy định của khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực năm 2004 thì chính sách điện lực là thu hút các nguồn lực từ thành phần kinh tế khác nhau tham gia
hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực. Nhà nước chỉ thực hiện độc quyền về truyền tải; xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; điều độ hệ thống điện quốc gia. Mặc dù, khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực năm
2004 đã mở cửa cho tư nhân tham gia phát điện, phân phối, bán buôn, bán lẻ nhưng sẽ được đi theo lộ trình; đồng thời tiến trình cổ phần hóa phức tạp, nhiều thủ tục kéo dài nên đây chính là lý do giải thích cho mức sở hữu, chi phối vốn như hiện tại. Bên cạnh đó, việc thành lập các doanh nghiệp mới về phát điện và tư vấn cũng khơng khó khăn như trước mà chỉ cần doanh nghiệp đó đáp ứng đủ các điều kiện về ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 hướng dẫn Luật Điện lực và Luật Điện lực sửa đổi là được cấp phép. Do đó, các thành phần kinh tế ngồi nhà nước có xu hướng lựa chọn thành lập doanh nghiệp mới thay vì tham gia mua cổ phần trong các doanh nghiệp tư vấn điện, phát điện đang cổ phần hóa để tăng tính chủ động cho mình.
Ở góc nhìn khác, ngành điện vẫn là ngành dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội nên việc duy trì ở tỷ lệ sở hữu ở mức độ chi phối tương
Nhà nước chủ động trong việc quản lý, điều hành và cung cấp điện ổn định.
Về hình thức, việc liên kết vốn trong EVN là việc liên kết vốn theo chiều dọc; nghĩa là chỉ có việc đầu tư vốn từ cơng ty mẹ Tập đồn (Đơn vị cấp I) xuống các Tổng công ty (Đơn vị cấp II) và các Tổng công ty đầu tư vốn xuống các các công ty cấp 3 (Đơn vị cấp III) hoạt động trong các lĩnh vực, địa bàn cụ thể. Do vậy, gần như trong Tập đoàn, quy định về hạn chế sở hữu chéo tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2020 được tuân thủ tuyệt đối. Việc này giúp cho việc theo dõi, quản lý nguồn vốn dễ dàng thuận lợi; đồng thời việc thống kê để kiểm soát vốn nguồn vốn cũng minh bạch hơn.
Ở một khía cạnh khác, thực trạng trên một phần là nỗ lực của cơng ty mẹ Tập đồn trong việc triển khai thoái vốn theo Quyết định số số 852/QĐ-TTg ngày 14/6/2017, theo đó giai đoạn 2017-2020, cơng ty mẹ EVN cũng đã cố gắng hoàn thành