Quy định chung về kiểm toán giám sát

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 102 - 105)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

3.1 Về thực tiễn áp dụng các quy định về mơ hình pháp lý của Tập đoàn

3.1.6.1 Quy định chung về kiểm toán giám sát

Việc kiểm toán và giám sát (hay còn gọi là “kiểm soát nội bộ” đối với các TĐKTNN khác như được phân tích ở trên) là một trong những vấn đề được quan tâm tại TĐĐLQGVN, xuất phát từ yêu cầu về quản lý sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước đầu tư vào Tập đoàn. Tại Tập đoàn, nghĩa vụ đầu tiên của HĐTV EVN được quy định tại Điều lệ EVN là “Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài

nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu đầu tư cho EVN”44, cho thấy tầm quan

trọng của việc này. Trách nhiệm này buộc HĐTV EVN phải ban hành một QCQLNB riêng về kiểm sốt nội bộ trong Tập đồn và thành lập một Ban giúp việc chuyên trách để thực hiện công việc này; cụ thể: Quy chế về cơng tác kiểm tốn nội bộ, giám sát tài chính và kiểm sốt tn thủ trong TĐĐLQGVN và Ban kiểm toán nội bộ và giám sát tài chính.

Mục tiêu của hoạt động kiểm tốn giám sát là thơng qua các hoạt động kiểm tra và giám sát, mang lại các đảm bảo về tính đầy đủ, tính hiệu lực của hệ thống quản lý điều hành, hệ thống quản trị rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng trong toàn Tập đoàn. Để đạt được mục tiêu trên, kiểm tốn và giám sát tài chính trong Tập đồn bao gồm các công việc phải thực hiện như sau:

- Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý điều hành, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ.

- Kiểm soát và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thơng tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế tốn quản trị và các báo cáo khác theo quy định.

- Kiểm soát việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế tốn, chính sách của Nhà nước, các nghị quyết, quyết định, QCQLNB của EVN và các đơn vị.

- Đánh giá việc tuân thủ quy định đầu tư vốn, tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của EVN và các đơn vị.

- Kịp thời theo dõi, phát hiện các vấn đề yếu kém, tồn tại trong hoạt động của EVN và các đơn vị, đưa ra các cảnh báo kịp thời và đề ra biện pháp khắc phục, chấn chỉnh.

- Nâng cao trách nhiệm của EVN và các đơn vị trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản đầu tư vào hoạt động của doanh nghiệp.

Hoạt động kiểm toán giám sát đặt ra các yêu cầu về tính độc lập, khách quan của báo cáo kiểm tốn giám sát để có thể đưa ra các đánh giá trung thực và chính xác nhất. Do đó, Tập đồn đặt ra một số quy định với nhân sự nhằm ngăn ngừa sự thiếu công

bằng, định kiến và xung đột lợi ích như: Các nhân sự tham gia hoạt động kiểm tốn

giám sát khơng được đồng thời đảm nhận các cơng việc thuộc đối tượng của kiểm tốn giám sát, khơng chịu bất cứ sự can thiệp nào từ đối tượng của kiểm tốn giám sát khi thực hiện nhiệm vụ; khơng thực hiện kiểm toán giám sát đối với các QCQLNB, chính sách nội bộ mà mình là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng các

QCQLNB, chính sách nội bộ đó; các nhân sự là người có quan hệ gia đình với nhau

khơng được tham gia trong cùng một Đồn kiểm tốn giám sát; khơng được tham gia kiểm tốn giám sát đơn vị mà mình chịu trách nhiệm điều hành hoặc quản lý trong thời hạn 03 năm trước khi điều chuyển, luân chuyển (nếu có)….

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w