Đơn vị: %
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Chi phí cho nhân viên 44% 54% 59% 52% 55% 57% 58% 62%
Chi phí khấu hao 9.1% 9.8% 6.5% 8.8% 7.4% 5.7% 5.8% 5.5%
Chi phí hoạt động khác 47% 36% 35% 39% 38% 38% 36% 32%
Nguồn: Tính tốn của tác giả.
2.2.2.7. Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng:
Trong giai đoạn 2006-2013, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng của Agribank tăng giảm khơng đều. Trích lập dự phịng cao nhất vào năm 2012 là 9,618 tỷ đồng, phù hợp với việc nợ xấu lên đến 27,290 tỷ đồng, cao nhất qua các năm. Có thể nhận thấy ở bàng 2.5, tình hình nợ xấu của ngân hàng ngày càng gia tăng từ năm 2006 đến năm 2012 trong khi tỷ lệ chi phí dự phịng so với nợ xấu lại có xu hƣớng giảm, nhƣ vậy cơng tác trích lập dự phòng tại Agribank chƣa tƣơng xứng với rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt. Ngồi ra, cần đặt dấu hỏi lớn về chất lƣợng công tác thẩm định và cấp tín dụng của Agribank, khi mà nợ xấu đến cuối quý 3 năm 2013 của ngân hàng đã chiếm tới hơn 24% nợ xấu toàn ngành, nhiều hơn 45% tổng nợ xấu của BIDV, Vietinbank và Vietcombank cộng lại ( tổng nợ xấu của ba ngân hàng này chỉ chiếm 16.6% nợ xấu toàn hệ thống).
Bảng 2.5: Tỷ trọng các loại chi phí Agribank.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
DPRR 4,500 6,782 5,960 4,892 7,548 9,478 9,618 9,096
Nợ xấu 3,541 6,177 7,928 9,405 15,766 26,515 27,290 24,938
DPRR /Nợ xấu 127% 110% 77% 52% 48% 36% 35% 36%
Vì sao chi phí dự phịng rủi ro lại không tƣơng xứng với việc nợ xấu gia tăng? Chúng ta cần xem xét đến nguồn dùng để trích lập dự phịng thƣờng là từ thu nhập thuần hoạt động. Bởi lẽ nếu tình hình kinh tế khó khăn ảnh hƣởng đến doanh thu của ngân hàng giảm đi và chi phí hoạt động tăng lên thì rất khó để đảm bảo thực hiện đúng quy định về trích lập dự phịng rủi ro. Đƣờng biểu diễn ở hình 2.2 cho thấy, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng ln chiếm trên 60% thu nhập thuần của ngân hàng, đặt biệt trong những năm khó khăn nhƣ năm 2008, tỷ lệ này lên đến 92%, năm 2012 là 80%, năm 2013 khi tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng đến mức báo động, tỷ lệ chi phí dự phịng tại Agribank đã đạt đến 98%. Điều này cho thấy tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro trên nợ xấu của Agribank ngày càng giảm, không tƣơng xứng với chiều hƣớng gia tăng của nợ xấu, là do giá trị của các khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi ngày càng lớn, việc trích lập dự phịng khó có thể bù đắp.
2.2.2.8. Lợi nhuận:
Tình hình lợi tăng giảm khơng đều. Năm 2008, lợi nhuận trƣớc dự phòng giảm 29%, mức giảm lớn nhất giai đoạn 2006-2013 do thu nhập ngoài lãi giảm mạnh, giảm 54% so với cùng kỳ năm 2007. Tuy nhiên lợi nhuận trƣớc thuế năm 2008 lại tăng 73%, lợi nhuận sau thuế tăng 28%, dù chi phí dự phịng rủi ro chỉ giảm 12% so với năm 2007, sở dĩ lợi nhuận trƣớc thuế và sau thuế đạt đƣợc mức tăng trƣởng trên là do Agribank thu hồi đƣợc khoản nợ xấu trƣớc đây đã xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro lên tới 3,474 tỷ đồng, đồng thời đƣợc hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp 20,412 triệu đồng. Nhƣ vậy có thể nói cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu năm 2008 không ảnh hƣởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank.
Năm 2011, lợi nhuận đạt giá trị cao nhất ở cả ba chỉ tiêu: lợi nhuận trƣớc dự phòng rủi ro, lợi nhuận trƣớc thuế và sau thuế. Riêng lợi nhuận trƣớc dự phòng đạt 14,142 tỷ đồng, có tốc độ tăng trƣởng khá cao so với năm trƣớc đạt 45%, và chỉ đứng sau tốc độ tăng trƣởng cao nhất ở năm 2007 đạt 58%. Lợi nhuận trƣớc thuế tăng 119%, lợi nhuận sau thuế tăng 179%.
Bƣớc qua thời kỳ tăng trƣởng nhanh, năm 2011, Agribank vấp phải khó khăn trƣớc tình hình kinh tế biến động mạnh trong năm 2012 do tác động của cuộc khủng
hoàng nợ cơng Châu Âu lan rộng ra tồn thế giới. Năm 2012, các chỉ tiêu lợi nhuận đều giảm, lợi nhuận trƣớc dự phòng rủi ro giảm 15%, trong khi chi phí dự phịng rủi ro tín dụng lại tăng lên khiến lợi nhuận trƣớc thuế giảm 18%, theo đó lợi nhuận sau thuế giảm 17%. Năm 2013, tình hình kinh tế trong nƣớc đã ổn định hơn, nhƣng trƣớc tình trạng nợ xấu bị ứ đọng, cùng với chính sách giảm nhanh lãi suất huy động và cho vay của Chính phủ, Agribank đã chuyển hƣớng kinh doanh, tập trung vào mảng phát triển sản phẩm dịch vụ thay cho tăng trƣởng tín dụng. Dù vậy lợi nhuận trƣớc dự phòng rủi ro trong năm này vẫn giảm 23% so với năm 2012, bởi thu nhập ngoài lãi chỉ tăng nhẹ 6% trong khi thu nhập lãi thuần lại giảm 14%. Ngoài ra, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng ở năm 2013 chiếm đến 98% thu nhập hoạt động thuần do vậy lợi nhuận trƣớc thuế của Agribank giảm 23%, lợi nhuận sau thuế giảm 22%.
Nguồn: BCTN của Agribank và tính tốn của tác giả.
So sánh tình hình lợi nhuận sau thuế của Agribank với một số NHTM khác dựa trên biểu đồ ở phụ lục 2.15, dễ nhận thấy hầu hết lợi nhuận của các NHTM năm 2013 đều giảm đi so với năm 2012, ngoại trừ hai trƣờng hợp: lợi nhuận sau thuế của BIDV tăng 23% và của Sacombank tăng 122%.
Lợi nhuận sau thuế ở hai năm 2012 và 2013 của Agribank đều dƣới 3,1 tỷ đồng, chỉ đứng thứ tƣ sau các ngân hàng nhƣ Vietinbank, Vietcombank và BIDV.
1,248 2,297 3,966 2,794 2,218 4,854 3,959 3,045 901 1,657 2,128 1,830 1,300 3,634 3,008 2,345 Hình 2.2: Tình hình lợi nhuận của Agribank Tỷ đồng
Trong đó, Vietinbank đạt lợi nhuận sau thuế cao nhất ở mức trên 5,8 tỷ đồng qua hai năm liên tiếp, xếp thứ nhì là Vietcombank đạt trên 4,3 tỷ đồng, và đứng thứ ba là BIDV đạt lợi nhuận trên 3,2 tỷ đồng.
Chênh lệch lợi nhuận sau thuế của Agribank giữa hai năm tƣơng đối lớn, năm 2013 lợi nhuận sau thuế so với năm 2012 giảm 22%, thấp hơn mức giảm tại Eximbank với 69%, nhƣng cao hơn nhiều so với Vietinbank giảm 6%, và Vietcombank chỉ giảm 1%.
2.2.3. Đánh giá tình hình lợi nhuận của Agribank qua các chỉ tiêu tƣơng đối giai đoạn 2006-2013: tƣơng đối giai đoạn 2006-2013:
2.2.3.1. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản – ROA:
Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản - ROA của Agribank vào giai đoạn 2006-2013 tăng giảm không đều và ln thấp hơn 1%. Điều này cho thấy, tình hình lợi nhuận của ngân hàng chƣa thật sự bền vững. So sánh với các NHTM lớn có vốn sở hữu của Nhà nƣớc nhƣ Vietinbank, Vietcombank và BIDV, giai đoạn 2006-2013, tỷ suất ROA của Agribank là thấp nhất (xem bảng dữ liệu ở phụ lục 1.3).
ROA của Agribank có giá trị thấp nhất vào năm 2010 đạt 0.24%, do tốc độ tăng trƣởng chƣa tƣơng xứng giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản. Trong khi tổng tài sản tăng 111% so với năm trƣớc thì lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 71%, chứng tỏ Agribank chƣa tận dụng hiệu quả lƣợng tài sản hiện hữu. ROA của Agribank đạt giá trị cao nhất năm 2011 với 0.65%, ở năm này lợi nhuận sau thuế của Agribank cũng đạt tốc độ tăng trƣởng và giá trị lớn nhất qua các năm, trong khi tổng tài sản chỉ tăng nhẹ 5%. Trong hai năm gần nhất: 2012 và 2013, ROA của Agribank chỉ đạt dƣới 0.6%, Vietinbank đạt cao nhất trên 1%. Ngoại trừ BIDV, tỷ suất ROA của Vietinbank và Vietcombank ở năm 2013, tƣơng tự nhƣ Agribank, đều thấp hơn ở năm 2012.
2.2.3.2. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu – ROE:
Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu của Agribank tăng giảm liên tục không đều từ năm 2006 đến năm 2013. Trong đó, ROE đạt giá trị lớn nhất 12.08% vào năm 2008, và giá trị nhỏ nhất 4.45% vào năm 2013.
So với ROE của các NHTM nhƣ: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Eximbank, ACB và Sacombank qua bảng dữ liệu trình bày ở phụ lục 1.4, ta nhận thấy ROE của Agribank rất thấp. Qua tám năm, Agribank chỉ có ba năm đạt ROE trên ngƣỡng 10%, gồm: năm 2007, năm 2008 và năm 2011. Trong khi ba ngân hàng lớn có một phần vốn chủ sở hữu của Nhà nƣớc nhƣ: Vietinbank, Vietcombank và BIDV luôn đạt ROE từ 10% đến 30%. Các NHTM cổ phần khác nhƣ Eximbank, ACB, Sacombank, có quy mơ vốn chủ sở hữu nhỏ hơn, hầu hết cũng đạt ROE trên 10% ở nhiều năm.
Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng không tốt. Một phần do định hƣớng phát triển của Agribank chủ yếu đầu tƣ phát triển “Tam nông”, nông nghiệp, nông dân và nông thôn, các lĩnh vực đầu tƣ khác không phải là điểm mạnh, nên chƣa đa dạng hoá đƣợc các nguồn thu nhập, phân tán rủi ro hoạt động. Một phần xuất phát từ bộ máy tổ chức cồng kềnh, tốn kém chi phí nhƣng năng suất lao động chƣa cao, chất lƣợng nguồn nhân lực không đồng đều, chƣa đáp ứng kịp đòi hỏi và nhu cầu trong thời kỳ đổi mới. Mặt khác, Agribank là ngân hàng quốc doanh, Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn, áp lực về lợi nhuận với Agribank có lẽ khơng nặng nề nhƣ các NHTM cổ phần, khi các ngân hàng này phải đối diện với nhiều nhóm lợi ích, và cần lợi nhuận để trấn an, giữ chân các cổ đông hiện hữu cũng nhƣ hấp dẫn các cổ đông mới tiềm năng.
Điểm đáng lƣu ý là năm 2008 với tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều biến động, tình hình kinh tế Việt Nam ít nhiều cũng chịu sự ảnh hƣởng, ROE của Agribank lại đạt đƣợc giá trị cao nhất giai đoạn 2006-2013, ở mức 12.08%, tăng 2.72% so với năm 2007. Trong khi, ngoại trừ Vietinbank có ROE tăng 3.93% so với năm 2007, các NHTM khác có ROE tăng dƣới 1% hoặc giảm sút so với năm trƣớc nhƣ: Vietcombank giảm 1%; BIDV giảm 0.11%; Eximbank tăng 0.44%; ACB tăng 0.34% và Sacombank giảm 6.71%. Xem xét tình hình lợi nhuận cùng vốn chủ sở hữu của Agribank từ năm 2006 đến năm 2013 và so sánh giữa năm 2008 với năm 2007 cho thấy, lợi nhuận sau thuế tăng 28%, có tốc độ tăng nhanh gần gấp gấp đơi tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu là 15% nên ROE năm 2008 đạt giá trị cao nhất.
Năm 2013, lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 10% nhƣng vốn chủ sở hữu tăng mạnh 199% nên ROE của Agribank có giá trị thấp nhất trong các năm, và thấp nhất trong các ngân hàng đƣợc so sánh (thể hiện rõ qua hình vẽ - phụ lục 2.17; 2.19).
2.2.3.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên – NIM:
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Agribank luôn đạt trên 3% vào giai đoạn 2006- 2013, ngoại trừ năm 2009. Qua các năm, NIM của Agribank có giá trị lớn hơn NIM bình qn từ năm 2006 đến năm 2013 của bảy ngân hàng đƣợc so sánh gồm: Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Eximbank, ACB, Sacombank, thể hiện ở hình 2.24, trong đó giá trị cao nhất đạt đƣợc là 4.73% vào năm 2011, và giá trị thấp nhất là 2.39% vào năm 2009. Nhìn vào bảng dữ liệu tại phụ lục 1.5 có thể thấy, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên bình quân các năm của Agribank đạt giá trị cao nhất 3.64%, xếp thứ nhì là Vietinbank với 3.18%, theo sau là Sacombank đạt 2.93%, các NHTM còn lại đều đạt dƣới ngƣỡng 3%.
Agribank đã tận dụng thế mạnh của một ngân hàng quốc doanh, uy tín lâu đời, hệ thống mạng lƣới và quy mô vốn lớn trong hoạt động tín dụng và huy động vốn từ dân cƣ. Chính vì thế cùng với việc cân đối chi phí lãi hợp lý, thu nhập lãi của Agribank lớn nhất trong bảy ngân hàng là phù hợp với tình hình dƣ nợ và tiền gửi lớn đem đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cao nhất qua các năm cho Agribank. Năm 2011, theo phân tích cho thấy là năm có nguồn thu nhập lãi thuần lớn nhất giai đoạn 2006-2013, so với năm 2012, tăng trƣởng 58%, trong khi tổng tài sản chỉ tăng nhẹ 5%, nhờ đó NIM đạt giá trị lớn nhất. Năm 2009, trƣớc chính sách giảm lãi suất của Chính phủ, hoạt động tín dụng phần nào bị thu hẹp, thu nhập lãi thuần giảm 20% so với năm trƣớc, song tổng tài sản vẫn tăng 20% nên NIM có giá trị thấp nhất.
2.2.3.4. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên – NM:
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên của các NHTM tại Việt Nam thơng thƣờng có giá trị âm, điều này cho thấy nguồn thu ngồi lãi tự thân khơng thể bù đắp đƣợc cho chi phí hoạt động của ngân hàng. NM của Agribank từ năm 2006 đến năm 2013 đều thấp hơn giá trị bình quân của bày ngân hàng đƣợc so sánh gồm: Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Eximbank, ACB, Sacombank nhƣ ở phụ lục 1.6.
Giá trị tuyệt đối của NM càng lớn chứng tỏ thu nhập ngồi lãi càng thấp hơn chi phí ngồi lãi, do đó khơng bù đắp đƣợc nhiều cho chi phí hoạt động mà cần dựa thêm vào nguồn thu từ lãi, việc NM của Agribank luôn thấp hơn giá trị bình quân cho thấy hoạt động kinh doanh của Agribank chủ yếu còn tập trung vào hoạt động tín dụng, cần đẩy mạnh phát triển mảng dịch vụ hơn nữa, để nguồn thu từ dịch vụ dần thay thế nguồn thu từ tín dụng. Đó cũng là chiến lƣợc chung của đa số các NHTM trong giai đoạn nợ xấu đang “bùng nổ” nhƣ hiện nay.
2.2.3.5. Tỷ lệ sinh lời hoạt động:
Tỷ lệ sinh lời hoạt động thể hiện phần trăm lợi nhuận ngân hàng có đƣợc so với thu nhập hoạt động sau khi phải trích các chi phí dự phịng rủi ro và thuế.
Nhìn vào phụ lục 1.7 có thể thấy tỷ lệ sinh lời hoạt động của Agribank qua các năm đều dƣới 14%, trong khi tỷ lệ này ở các ngân hàng cịn lại có thể đạt từ 13% đến 70%. Đặc biệt trong hai năm 2012 và 2013, tỷ lệ sinh lời hoạt động ở mức rất thấp dƣới 5%, do chi phí trích lập dự phịng lần lƣợt chiếm đến 80% và 98% thu nhập hoạt động. Nhƣ vậy, thông qua chỉ tiêu này một lần nữa chúng ta cần đặt câu hỏi về chất lƣợng công tác thẩm định và xét cấp tín dụng tại Agribank, bởi gánh nặng nợ xấu tồn đọng thật sự đã ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.
2.2.4. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh Agribank giai đoạn 2006-2013: 2006-2013:
2.2.4.1. Những mặt làm đƣợc:
Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động phức tạp, song hoạt động kinh doanh của Agribank vẫn tiếp tục phát triển ổn định, hoàn thành kế hoạch kinh doanh hàng năm đặt ra.
Giữ vững vai trò của một NHTM Nhà nước:
Với vai trị là một NHTM Nhà nƣớc, Agribank đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chủ trƣơng của Chính phủ và NHNN về kiềm chế lạm phát và ngăn chặn suy giảm kinh tế, lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng, thông qua việc điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay theo đúng quy định, hạn chế áp dụng mức
lãi suất thoả thuận, đảm bảo tính thanh khoản, và các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định. Đến 31/12/2013, các hệ số an toàn hoạt động theo quy định của NHNN cơ bản đều đạt đƣợc, hệ số an toàn vốn tối thiểu của Agribank đạt 9.1% (đạt so với quy định tối thiểu 9%), tỷ lệ khả năng chi trả ngày đạt 16.5% (đạt so với quy định tối thiểu 15%), tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn và cho vay trung hạn, dài hạn 24.3% (quy định tối đa 30%). Một nổ lực đáng khích lệ của Agribank là mặc dù rất khó khăn nhƣng đã hồn thành tất toán trạng thái vàng theo quy định của NHNN.
Ngồi ra, Agribank ln khẳng định vai trò chủ lực, chủ đạo trên thị trƣờng tài chính nơng thơn, hồn thành cung ứng vốn cho các chƣơng trình trọng điểm của Chính phủ để phát triển nơng nghiệp, xố đói giảm nghèo.