Những mặt còn hạn chế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 61 - 67)

7. Kết cấu luận văn:

2.2.4. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh Agribank giai đoạn 2006-2013:

2.2.4.2. Những mặt còn hạn chế:

Về huy động vốn:

Tại một số thời điểm, tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn, dƣ nợ cho vay còn chƣa hợp lý. Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động cao, nhƣng cơ cấu nguồn vốn thiếu ổn định: nguồn vốn có kỳ hạn ngắn hạn (dƣới 12 tháng) tăng nhanh, nguồn vốn có kỳ hạn dài hạn (từ 12 tháng trở lên) giảm. Cơng tác huy động vốn cịn bị động, vào những thời điểm lãi suất biến động, nhiều chi nhánh có nguồn vốn giảm mạnh gây khó khăn cho việc điều tiết lƣu thơng nguồn vốn, ảnh hƣởng đến việc điều hành kế

hoạch kinh doanh. Một số chi nhánh nhận tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính có số dƣ cịn lớn chƣa sử dụng đƣợc nguồn. Nguồn vốn ngoại tệ còn chiếm tỷ trọng thấp trên tổng nguồn vốn huy động của Agribank, nên việc cân đối giữa huy động và cho vay bằng ngoại tệ cịn nhiều bất cập.

Về cấp tín dụng:

Chất lƣợng tín dụng chƣa tốt, cơ cấu dƣ nợ ngắn hạn, trung và dài hạn chƣa hợp lý, tại một số chi nhánh số lƣợng các khoản vay dài hạn khá lớn, trong khi một số chi nhánh e ngại rủi ro hơn lại tập trung nhiều những khoản vay ngắn hạn. Cơ cấu đầu tƣ giữa các ngành nghề theo thời điểm chƣa phân bổ hợp lý giữa các ngành kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.

Cơng tác thẩm định tín dụng thiếu chặt chẽ, cùng với sự khó khăn của nền kinh tế khiến chất lƣợng dƣ nợ kém đi, lãi tồn đọng chƣa thu cao, bộc lộ nhiều khoản nợ xấu. Một số khoản nợ đã đƣợc cơ cấu, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhƣng chƣa có phƣơng án xử lý dứt điểm, hiệu quả khiến nợ xấu lại tiếp tục gia tăng.

Cơng tác dự báo thống kê tín dụng cịn yếu, nhất là thống kê tình hình cho vay nơng nghiệp, nơng thôn, ảnh hƣởng tới công tác chỉ đạo, điều hành. Việc định hƣớng cụ thể cho các chi nhánh về các ngành, các lĩnh vực mở rộng hay hạn chế đầu tƣ tín dụng cịn chậm.

Việc chỉ đạo xử lý những vấn đề liên quan đến cân đối nguồn vốn, chính sách cấp tín dụng bằng nguồn ngoại tệ còn chƣa thống nhất, nhiều thay đổi ảnh hƣởng đến hoạt động của khách hàng dẫn đến giảm dƣ nợ cho vay bằng ngoại tệ.

Mơ hình quản lý tín dụng chƣa phù hợp với quy mơ tín dụng, chƣa ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo hoạt động tín dụng, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chƣa thực sự phát huy hiệu quả. Thời gian xử lý một khoản cấp tín dụng cịn dài, đặc biệt là các khoản vƣợt quyền phán quyết. Cơng tác giám sát của trụ sở chính đối với các chi nhánh còn hạn chế, chậm phát hiện và ngăn chặn các trƣờng hợp cho vay không đúng các quy định.

Về cơng tác phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, xử lý rủi ro và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro:

Một số chi nhánh thực hiện việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng chậm tiến độ, chƣa đảm bảo độ chuẩn xác, đảm bảo lôgic đối với các chỉ tiêu phi tài chính, làm ảnh hƣởng đến kết quả phân loại nợ và tính tốn trích lập dự phịng chuyển về trụ sở chính chƣa đủ. Hiện tƣợng nhập dữ liệu vào hệ thống mạng còn tồn tại những sai lệch so với thông tin trên hồ sơ giấy.

Tỷ lệ thu hồi nợ so với kế hoạch đề ra thấp, một số chi nhánh chƣa có phƣơng án xử lý nhanh chóng, hiệu quả, chƣa áp dụng các biện pháp quyết liệt vì ngại kinh phí tố tụng hay nhƣợng bộ do một số mối quan hệ ràng buộc.

Về phát triển, tiếp thị sản phẩm dịch vụ, định vị thương hiệu:

Hình thức bán các sản phẩm dịch vụ tại các chi nhánh còn đơn điệu. Thu nhập ngồi tín dụng trong những năm gần đây đạt mức tăng trƣởng khá song còn khiêm tốn so với tiềm năng về mạng lƣới, con ngƣời và công nghệ, chƣa đáp ứng đƣợc định hƣớng chiến lƣợc tăng thu dịch vụ của Agribank.

Các sản phẩm dịch vụ về thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ chƣa triển khai rộng rãi, chủ yếu tập trung tại trụ sở chính nên thị phần về mảng dịch vụ này của Agribank còn ở mức thấp. Việc mua bán ngoại tệ chƣa linh hoạt, chƣa có tính cạnh tranh với các NHTM khác, nhƣ chƣa nhanh nhạy trong việc điều chỉnh các quy định liên quan đến giao dịch mua bán ngoại tệ, tại Agribank một số chi nhánh chỉ thực hiện chuyển đổi đơ la Mỹ. Vì thế việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng vào những thời điểm khó khăn là rất hạn chế.

Cơng tác định vị thƣơng hiệu, kỹ năng tƣ vấn, chăm sóc khách hàng, phong cách giao dịch tại một số khu vực chƣa thực sự chun nghiệp, cịn hạn chế. Cơng tác tiếp thị truyền thông chƣa tạo thế chủ động, chƣa có tính chiến lƣợc cịn xử lý công việc đơn lẻ. Các vụ việc tiêu cực liên quan đến tín dụng, bảo lãnh đƣợc nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng gây tổn thất nặng nề tới uy tín, thƣơng hiệu và làm giảm khả năng cạnh tranh của Agribank.

Về các hoạt động khác:

Hoạt động của các công ty trực thuộc hiệu quả thấp, các vấn đề tồn đọng của các cơng ty cho th tài chính ALCI, ALCII chậm đƣợc xử lý, khiến khả năng thoái vốn gặp khơng ít khó khăn.

Việc sử dụng, khai thác hệ thống cơng nghệ thơng tin cịn lãng phí , chƣa phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống, chƣa xây dựng chiến lƣợc phát triển dài hạn, cơ sở hạ tầng công nghệ chƣa đồng bộ, tiến độ triển khai các dự án còn chậm. Hiện tƣợng tắc, nghẽn mạng và lỗi hệ thống còn xảy ra vào đầu, cuối tháng, khi sửa đƣờng truyền gây ách tắc kinh doanh, ảnh hƣởng đến khách hàng.

Công tác kiểm tra, kiểm sốt theo chun đề của các phịng ban chuyên môn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chậm phát hiện những sơ hở, thiếu sót để khắc phục kịp thời. Việc xử lý các vi phạm thiếu kiên quyết, chƣa đủ sức răn đe, giáo dục.

Các cơ chế về tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng và khuyến khích ngƣời lao động chậm đƣợc đổi mới.

2.2.4.3. Nguyên nhân tồn tại:

Nguyên nhân khách quan:

Xuất phát từ sự khó khăn chung của nền kinh tế trong nƣớc chịu ảnh hƣởng không nhỏ từ diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới, vốn phải trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, khủng hoảng nợ cơng Châu Âu, do đó hoạt động tồn ngành ngân hàng cũng gặp nhiều biến động.

Trong những năm gần đây, Chính phủ và NHNN chủ yếu thực hiện nhiều biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, thông qua điều chỉnh tăng tỷ lệ và cơ chế dự trữ bắt buộc, kiểm soát tốc độ tăng trƣởng tổng phƣơng tiện thanh tốn và tín dụng, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu…Có những giai đoạn tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt thấp, các doanh nghiệp gặp khó khăn, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, hàng tồn kho tăng cao, thu hẹp quy mô kinh doanh trong khi lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, khiến khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ bất khả thi. Khách hàng lâm vào tình cảnh khơng đủ điều kiện vay vốn do có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thì đối mặt với nguy cơ

giải quyết nợ xấu khơng có khả năng thu hồi, phải trích lập dự phịng rủi ro khiến lợi nhuận giảm.

Thị trƣờng bất động sản tiếp tục trầm lắng, các khoản nợ xấu liên quan đến lĩnh vực này tiếp tục tồn đọng, tình trạng này cũng gây khó khăn cho cơng tác thanh lý tài sản đảm bảo bằng bất động sản để xử lý nợ vay.

Trƣớc việc giá vàng, giá USD liên tục biến động, Chính phủ và NHNN đã thực hiện chính sách chống đơ la hố cũng nhƣ khơng cho huy động, cho vay bằng vàng. Chênh lệch lãi suất bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam lớn làm giảm nguồn vốn huy động ngoại tệ, trong khi nhu cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ đối với tín dụng nhập khẩu có lúc đã tăng cao.

Giá cả nơng sản biến động lớn cùng tính mùa vụ thay đổi nên nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất tăng trƣởng thấp. Hiện tƣợng găm hàng, đầu cơ chờ tăng giá của một số đơn vị thu mua nông sản hay việc hạn chế thu mua sản phẩm của nơng dân đều khiến tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp bị thu hẹp.

Sự cạnh tranh của các NHTM khác ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng gay gắt với nhiều hình thức tiếp thị ngày càng quyết liệt hơn.

Nhiều khách hàng không đáp ứng đƣợc các điều kiện cho vay (có nợ xấu tại các TCTD, không đảm bảo đủ vốn tự có…) dẫn đến nhu cầu vốn tín dụng giảm thấp.

Cơng tác quy hoạch cịn nhiều bất cập, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cịn chậm tác động lớn đến nhu cầu tín dụng.

Nguyên nhân chủ quan:

Việc hoàn thiện, chỉnh sửa, bổ sung cơ chế, chính sách, chƣa bắt kịp với sự thay đổi diễn biến của thị trƣờng tài chính, tiền tệ, sự cạnh tranh đối với các tổ chức tín dụng khác về chính sách lãi suất, tỷ giá mua bán ngoại tệ, phí điều vốn, cơ chế quản lý hạn mức dƣ nợ, cho vay ngoại tệ…nên chƣa tạo sự chủ động cho chi nhánh. Trong quản trị điều hành đặc biệt ở cấp chi nhánh cịn bất cập, cơng tác nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc, dự báo khả năng biến động về nguồn vốn nội, ngoại tệ chƣa tốt do thông tin cịn hạn chế. Cơng tác phân tích, dự báo về hoạt động tín dụng

cịn hạn chế, xác định tiêu chí cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chƣa sát với thực tế dẫn đến chất lƣợng tín dụng giảm.

Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý, cán bộ có liên quan đến cơng tác tín dụng còn bộc lộ nhiều hạn chế cả về đạo đức và năng lực trình độ chun mơn.

Mơ hình tổ chức và quản trị rủi ro còn chậm đổi mới. Hiệu quả hoạt động của các tổ chức thu hồi nợ xấu chƣa cao, chƣa có phƣơng án cụ thể xử lý nợ đối với từng khoản nợ kể cả sau khi có thơng báo phân tích, chỉ đạo, hƣớng dẫn của trụ sở chính, chƣa có sự phối hợp giữa các tổ xử lý nợ với ngƣời điều hành mới của chi nhánh dẫn đến nợ xấu tiếp tục tăng cao.

Một số chi nhánh chƣa chủ động xây dựng các giải pháp để triển khai thực hiện các chƣơng trình cho vay nơng nghiệp, nơng thôn, chậm chuyển đổi cơ cấu đầu tƣ tín dụng. Sự phối hợp giữa các chi nhánh còn chƣa chặt chẽ, vốn chủ yếu tập trung ở khu vực hội sở cho các khách hàng lớn trong khi các khu vực nơng thơn vẫn xảy ra tình trạng thiếu vốn cho sản xuất.

Công tác đào tạo cán bộ mới chỉ đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt, chƣa chú trọng việc đào tạo chuyên sâu bao gồm cả quản lý và tác nghiệp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tình hình kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng và yêu cầu hội nhập.

Công tác Marketing chƣa mang tính chuyên nghiệp cao và tần suất còn thƣa thớt, chƣa tƣơng xứng với tầm vóc Agribank.

Việc chỉ đạo, đơn đốc và cung cấp tài chính để thực hiện xây dựng trung tâm công nghệ thông tin của Agribank nhằm nâng cao chất lƣợng hệ thống thanh tốn chậm xúc tiến.

Tồn hệ thống hoạt động kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ nhiều nỗ lực nhƣng nhìn chung chất lƣợng chƣa cao, chƣa đồng bộ các mặt nghiệp vụ, còn chồng chéo dàn trải, chƣa thực sự làm tốt công tác cảnh báo, dự báo những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh.

2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM:

Ở phần này, tác giả trình bày về các kết quả nghiên cứu đạt đƣợc và thảo luận khi tiến hành phân tích dữ liệu dạng bảng gồm sáu ngân hàng: Agribank, Vietinbank, Vietcombank, Eximbank, ACB, Sacombank, sau đây gọi tắt là mơ hình chung, và phân tích dữ liệu chuỗi thời gian dành riêng cho Agribank gọi là mơ hình riêng, lần lƣợt áp dụng các dạng mơ hình 1.3, 1.4 và 1.5 đã xây dựng ở chƣơng 1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)