Phân tích các nhân tố:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 76 - 79)

7. Kết cấu luận văn:

2.3.3. Phân tích hồi quy:

2.3.3.7. Phân tích các nhân tố:

Dựa trên kết quả của các mơ hình nghiên cứu về ROA, ROE và NIM cho thấy các yếu tố nội sinh nhƣ chi phí hoạt động, tổng tiền gửi, tổng dƣ nợ, quy mơ tổng tài sản có tác động đến tỷ suất sinh lợi của sáu ngân hàng thƣơng mại nói chung và với Agribank nói riêng, các yếu tố ngoại sinh nhƣ lạm phát, tốc độ tăng trƣởng kinh tế có tác động về mặt định tính nhƣng khi cụ thể hố thành các biến đƣa vào mơ hình ƣớc lƣợng lại có ý nghĩa thống kê không phổ biến và không cao ở các trƣờng hợp xem xét.

Ở cả hai mơ hình phân tích ROA và ROE các biến COST, LNSIZE đều có hệ số âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy các biến này biến động nghịch chiều với ROA và ROE. Điều này phù hợp với cơ sở lý thuyết khi chi phí hoạt động càng tăng thì tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng càng giảm và ngƣợc lại, đồng thời quy mô ngân hàng gia tăng vƣợt quá mức cần thiết cũng dẫn đến hiệu suất giảm dần theo quy mơ.

Tuy nhiên, ở mơ hình nghiên cứu về NIM, COST có hệ số hồi quy dƣơng và có ý nghĩa thống kê, tức thể hiện quan hệ cùng chiều với tỷ suất sinh lợi, điều này là phù hợp vì chi phí hoạt động khơng tính đến chi phí lãi, mà chỉ gồm các chi phí về quản lý hoạt động của ngân hàng. Khi COST tăng có thể cho thấy ngân hàng tăng chi lƣơng nhân viên, tăng chi tiêu cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, do đó nâng cao năng suất làm việc của nhân viên, và thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn, nhờ đó thu nhập lãi tăng lên. Biến LNSIZE

có hệ số hồi quy dƣơng và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, trong mơ hình NIM, cho thấy khi quy mô tổng tài sản tăng lên thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cũng gia tăng, ngƣợc lại khi quy mơ tổng tài sản giảm thì NIM giảm.

Biến LOAN có hệ số hồi quy âm ở các mơ hình phân tích về ROA, ROE và NIM. Nhƣ vậy khi tổng dƣ nợ Agribank gia tăng, tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản tăng, tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đều giảm và ngƣợc lại. Điều này phản ánh chân thật tình hình hoạt động tín dụng tại Agribank, khi chất lƣợng tín dụng khơng tăng cùng với tổng dƣ nợ. Nợ xấu gia tăng, bị ứ đọng, khó thu hồi, làm tăng trích lập dự phịng xử lý rủi ro, khiến lợi nhuận suy giảm.

Biến DEPOSIT có hệ số hồi quy dƣơng khi phân tích ROA nhƣng có giá trị âm khi xem xét tác động đến ROE, NIM, có thể giải thích do cơ cấu kỳ hạn tiền gửi tại Agribank mất cân đối. Nếu lƣợng tiền gửi dài hạn gia tăng, ngân hàng có nguồn vốn huy động dồi dào để mở rộng tín dụng và phát triển dịch vụ, gia tăng lợi nhuận từ lãi và ngoài lãi nhƣng tại Agribank lƣợng tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều, dẫn đến chi phí lãi gia tăng lớn hơn thu nhập lãi có đƣợc khiến NIM giảm.

Biến LNGDP ln có hệ số hồi quy dƣơng ở tất cả mơ hình nghiên cứu tuy khơng có ý nghĩa về mặt thống kê, nhƣng phù hợp với lý thuyết. Tăng trƣởng kinh tế có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng và ngƣợc lại suy giảm kinh tế sẽ kéo theo lợi nhuận của ngân hàng tụt dốc.

Biến LNCPI đạt ý nghĩa thống kê ở mức 5% với hệ số hồi quy dƣơng, khi xem xét ROA, ROE ở mơ hình phân tích hồi quy hiệu ứng cố định FEM, cho thấy lạm phát cũng có tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Bởi khi lạm phát gia tăng sẽ kéo theo lãi suất huy động và cho vay tăng lên, lãi suất cho vay luôn lớn hơn huy động nên lợi nhuận của ngân hàng tăng. Mặt khác, hiện tƣợng một số NHTM điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay tăng cao, trong khi một số khác điều chỉnh tăng ít hơn. Cụ thể, các ngân hàng ngoài quốc doanh thƣờng điều chỉnh lãi suất cao hơn so với Agribank để bảo đảm khả năng thanh khoản. Dựa

vào sự so sánh lãi suất, khách hàng sẽ có xu hƣớng gởi tiết kiệm ở các NHTM cổ phần và vay tại Agribank, vơ hình chung góp phần giúp lợi nhuận của Agribank tăng lên cùng lạm phát.

KẾT CHƢƠNG 2:

Qua phân tích, so sánh tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank với một số NHTM lớn trong nƣớc nhƣ Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Eximbank, ACB và Sacombank, chúng ta có thể thấy Agribank là ngân hàng lớn nhất về vốn, tài sản, dƣ nợ, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Tuy nhiên do chƣa tận dụng đƣợc hết nguồn lực sẵn có, thêm vào đó, hoạt động tín dụng ở một số chi nhánh, khu vực chƣa chặt chẽ và đảm bảo chất lƣợng dẫn đến nợ xấu tồn đọng khó xử lý, nên lợi nhuận của Agribank trƣớc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng thì cao nhƣng lợi nhuận sau thuế lại thấp. Lợi nhuận tăng trƣởng không tƣơng xứng với tốc độ tăng của tài sản và vốn chủ sở hữu khiến tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản và tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu của Agribank kém nhất trong số các NHTM đƣợc so sánh. Tận dụng đƣợc nguồn vốn dồi dào cùng số lƣợng khách hàng đông đảo, Agribank luôn đứng đầu danh sách các NHTM về tổng dƣ nợ, thực hiện tốt vai trò chủ lực của mình trong lĩnh vực tam nơng “Nơng nghiệp – Nơng thơn – Nơng dân”, nhờ đó tỷ lệ thu nhập lãi cận biên bình quân mà Agribank đạt đƣợc lớn nhất so với sáu ngân hàng đƣợc so sánh trong giai đoạn 2006-2013.

Khi tiến hành phân tích các yếu tố tác động bằng mơ hình định lƣợng, kết quả ƣớc lƣợng từ các mơ hình phần lớn đều có các hệ số hồi quy đáp ứng dấu kỳ vọng, phù hợp với cơ sở lý thuyết và có ý nghĩa về mặt thống kê. Theo đó, chi phí hoạt động có tác động tích cực đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên nhƣng có tác động tiêu cực đến tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản và tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu của Agribank. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tổng tiền gửi đều có ảnh hƣởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Các chỉ tiêu tổng dƣ nợ, quy mô tổng tài sản khi gia tăng hầu hết làm giảm tỷ suất lợi nhuận của Agribank.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)