Xuất phát từ việc con người cần quyền lực công để đảm bảo cho quyền
tự do của họ được thực hiện một cách tốt nhất, đồng thời không gây ảnh
hưởng tiêu cực đến tự do và hạnh phúc của người khác. Theo đó, dân chủ là làm thế nào để tạo ra và vận hành một nhà nước phục vụ tốt nhất cho lợi ích của mỗi cơng dân. Thách thức đặt ra cho mọi nền dân chủ là không phải lúc
nào con người (người dân) cũng đủ tri thức và ý thức can dự để tham gia
trực tiếp vào mọi vấn đề lớn và phức tạp của cộng đồng. Dẫu vậy, con người lại có khả năng đánh giá được các ứng cử viên nhờ phán đoán được sự phục vụ tốt nhất của họ cho lợi ích của mình. Do đó, dân chủ ngoài ý nghĩa là nhân dân thực sự cai trị theo đúng nghĩa đen (tức dân chủ trực tiếp) thì cịn
là việc nhân dân có cơ hội để lựa chọn hay từ chối những người cai trị họ
(tức dân chủ gián tiếp). Theo đó, dân chủ cịn là “sự cai trị của các nhà chính trị được bầu” - những người đã được người dân tin cậy thông qua một cuộc bầu cử.
Hơn thế, dân chủ còn là việc thiết lập và vận hành các thể chế hướng tới sự đồng thuận của những người “bị cai trị” mà bất kỳ chế độ nào cũng cần có. Đó là các cơ chế hay cách thức phát hiện và giải quyết vấn đề của nó, có sự tham gia của các thành viên hoặc sự đồng tình của các thành viên về cơ chế, cách thức này. Nó bao hàm cả những thể chế chính thức và phi
chính thức. Đối với những thể chế chính thức tức liên quan đến quản trị
công và việc sử dụng quyền lực nhà nước như luật pháp, các quy trình chính sách nhằm cung cấp hàng hóa và dịch vụ công, các thủ tục pháp lý...
Bên cạnh đó cịn có các thể chế khơng chính thức liên quan đến văn hóa,
các chuẩn mực ứng xử do cộng đồng quy ước như lệ làng, hương ước, tập tục vốn đóng vai trị quan trọng trong các xã hội truyền thống. Trong xã hội
hiện đại, chức năng quản trị công bằng quyền lực nhà nước tất yếu được bổ sung bởi các chủ thể khác trong xã hội. Đây cũng là cơ sở để mọi nhóm xã hội hình thành và kết hợp hài hịa lợi ích của mình nhằm tạo ra cơ chế ra
quyết định tập thể hiệu quả.
Rõ ràng, dân chủ thông qua bầu cử góp phần chỉnh sửa kịp thời những sai lầm và thiết kế lại đường lối phát triển phù hợp với những thay đổi của bối
cảnh thực tiễn. Bên cạnh đó, mỗi một quyết định của nhà nước sẽ trực tiếp
hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến mọi thành viên trong xã hội nên nó buộc phải
là quyết định mang tính tập thể - tức có được sự đồng thuận giữa những
thành viên trong cộng đồng đó. Nhưng xã hội sẽ ln có những quan điểm
trái chiều do sự khác biệt về quan điểm, lợi ích,… nên theo N.Lumann và
K.Doych, dân chủ đảm bảo sự phong phú của các phương án xã hội và tinh
thần cạnh tranh, qua đó mở rộng khả năng lựa chọn chính trị và tìm ra con đường phát triển tối ưu.
Tuy nhiên, các yếu tố bầu cử và cạnh tranh đã bị nhiều tổ chức đánh giá dân chủ (Freedoom House và The Economist) tuyệt đối hóa khi cho rằng, chỉ
có cạnh tranh đảng phái thông qua bầu cử và quyền lực nhà nước phải được
kiểm sốt thơng qua cơ chế tam quyền phân lập mới là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá một quốc gia là dân chủ hay khơng [37]. Các tiêu chí đánh giá
này, rõ ràng đã bỏ qua sự vận động thực tiễn của tiến trình dân chủ ở từng
quốc gia. Mọi nền dân chủ đều phục vụ người dân, và vì thế việc đánh giá mỗi quốc gia có dân chủ hay khơng thì tất yếu phải dựa trên sự hài lòng và hạnh phúc của chính người dân ở quốc gia đó. Nên việc áp dụng một tiêu chuẩn dân chủ chung cho mọi quốc gia là không hợp lý. Hơn thế, ngay cả những tiêu chí về dân chủ nêu trên cũng gặp phải những vấn đề ngay ở những quốc gia được đánh giá có nền dân chủ hồn thiện, đảm bảo các tiếu chí về cạnh tranh đảng phái, đa nguyên và tam quyền phân lập. Cụ thể: (i) Khi quá nhấn mạnh
tính cạnh tranh trong bầu cử sẽ làm cho sự khác biệt xã hội và tình trạng đối đầu trở nên sâu sắc, đôi khi dẫn đến cực đoan và bất ổn cho hệ thống; (ii) Hệ thống bầu cử cạnh tranh đảng phái trong nhiều trường hợp đã khơng bảo vệ
được quyền lợi của nhóm thiểu số trong xã hội; (iii) Sự phân chia quyền lực sẽ khơng triệt để trong trường hợp có sự thống nhất về lợi ích giữa các bên; cịn sự phân quyền quá triệt để cũng sẽ tạo ra sự thiếu thống nhất và nhiều trường hợp làm gián đoạn quá trình quản trị cơng. Do đó, việc tạo ra một tiêu
chí chung cho việc đánh giá dân chủ (đặc biệt là đối với nội dung dân chủ là
công cụ quản trị) là khơng thực tế do tính phụ thuộc quá lớn vào các điều kiện kinh tế, thể chế chính trị, giá trị văn hóa của từng cộng đồng xã hội chính trị khác nhau là rất khác nhau.
Tóm lại, nhằm đảm bảo cho quyền tự do và lợi ích của mình, người dân
cần dân chủ như một công cụ quản trị nhằm đưa ra các quyết định tập thể
hiệu quả. Hơn thế, với ý nghĩa này dân chủ không chỉ cần cho người dân mà cịn cần cho bản thân hệ thống. Đó là quyền lực nhà nước cần được nhân dân
thừa nhận thông qua những thủ tục dân chủ, cũng như cần được người dân
tham gia kiểm soát một cách hữu hiệu nhằm tránh sự chuyên chế của nhà
nước. Điều quan trọng là sự hài lòng của người dân đối với cách thức và
công cụ quản trị công của người đại diện quyền lực của họ.