Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với công cụ quản trị

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 65 - 71)

Với nội dung dân chủ là công cụ quản trị, văn hóa chính trị có thể tạo ra cơ sở đạo lý và chuẩn mực cho sự vận hành các thể chế dân chủ hướng tới sự đồng thuận và tìm ra phương án tối ưu giữa các lựa chọn vì lợi ích chung. Mỗi

cộng đồng sẽ có trật tự ưu tiên riêng đối với các giá trị định hướng hành vi

chính trị của họ, do đó nó đồng thời quy định sự lựa chọn của mỗi cộng đồng đối với công cụ quản trị xã hội thông qua cơ chế ra quyết định chung.

Từ thực tiễn các nền dân chủ cho thấy, việc ưu tiên lợi ích cộng đồng hơn

hay quyền tự do cá nhân hơn đều là cơ sở đạo lý và chuẩn mực để mỗi cộng

đồng lựa chọn cách thức tổ chức quyền lực nhà nước phù hợp. Cụ thể, ưu tiên lợi ích cộng đồng hơn lợi ích cá nhân là giá trị mà nhiều xã hội châu Á theo đuổi, và thực tế cho thấy những cộng đồng này ủng hộ việc thiết kế một chính

quyền mạnh có thể dễ dàng huy động nguồn lực, tập trung lực lượng để giải

quyết những vấn đề chung. Ví dụ, Việt Nam và nhiều quốc gia Đông Á khác vốn đặc trưng bởi nền nông nghiệp lúa nước, sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên là rất lớn. Để có thể chống chọi được với sức mạnh tự nhiên, xã hội đòi hỏi một quyền lực chung mạnh để huy động nhân lực vật lực đủ lớn. Điều này kéo theo vị trí và vai trị của người thủ lĩnh chính trị cùng mối quan hệ quyền lực trong nhiều xã hội Á Đơng cũng có những khác biệt. Theo Neher, người châu Á đã thiết kế phương thức tổ chức quyền lực xã hội dựa trên mô thức quyền lực gia đình. Theo đó, chữ “hiếu” được coi trọng và người con thuần phục quyền lực của người cha, song người cha cũng phải có trách nhiệm, nghĩa vụ nhân từ để lo cho con “an cư lạc nghiệp”.

Văn hóa này thẩm thấu ngay trong mối quan hệ quyền lực chính trị khi người dân tuân phục vua như tuân phục mệnh trời, còn vua muốn khơng đánh mất mệnh trời thì phải biết chăm lo cho dân, vì dân. Văn hóa chính trị này theo đó có ảnh hưởng quan trọng đến thể thức lẫn tinh thần dân chủ ở các xã hội châu Á. Điều này là khác biệt với nền tảng văn hóa chính trị ở các nền dân chủ

tự do phương Tây, nơi mà tính pháp quyền và sự tự do cá nhân được đề cao

thay vì tâm lý thần tượng hóa và cá nhân hóa uy quyền của người đứng đầu.

Neher cho rằng:

“Trong khi các dân tộc phương Tây, trẻ em được dạy giữ thái độ hoài nghi đối với các nhà lãnh đạo chính quyền, thì ở châu Á, trẻ em được dạy kính phục chính quyền. Ở đó, việc cơng dân phê phán các nhà lãnh đạo một cách công khai là hồn tồn khơng thể chấp nhận được, trừ khi các nhà lãnh đạo đó đánh mất “mệnh trời”. Phê phán nhà cai trị cũng là phê phán nhà nước” [140, tr.953].

Có thể nói, nền thương mại phát triển sớm mang tới ý thức mạnh về quyền cá nhân ở các quốc gia phương Tây khiến xã hội các quốc gia này đề cao quyền và lợi ích cá nhân hơn và chủ trương việc hạn chế sự can thiệp của nhà nước. Với họ, sự thịnh vượng của cá nhân và xã hội sẽ bị cản trở nếu nhà nước can thiệp quá mạnh thay vì để thị trường điều tiết. Đây trở thành cơ sở đạo lý căn bản

khiến cho bất kỳ đảng phái nào trong các mơ hình dân chủ tự do muốn nhận

được sự ủng hộ của cử tri đều phải tuân thủ việc đề cao quyền tự do cá nhân. Trường hợp khác là nền dân chủ xã hội Bắc Âu (tiêu biểu là Thụy Điển và Hà Lan) vốn chứng kiến sự song hành của cả hai giá trị quyền cá nhân lẫn sức mạnh quyền lực công, tức coi trọng việc thiết kế một chính quyền mạnh có khả

năng can thiệp sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đồng thời đảm bảo

quyền tự do cá nhân. Điều này được lý giải, do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt

liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp khiến cho việc trao

quyền lực mạnh cho chính quyền trở nên cần thiết, song do tầng lớp nông dân ở các nước Bắc Âu sớm được sở hữu đất đai đã góp phần thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa và tự do thương mại, nhờ đó mà quyền và lợi ích cá nhân ln được

đề cao. Từ thế kỷ XI, các lãnh chúa phong kiến đã buộc giao quyền sở hữu đất cho người dân ở những vùng đất thấp trũng (thường xuyên ngập nước). Công việc tự quản trị với hệ thống đê điều của người nông dân đã tạo ra mối quan hệ đồng đẳng và tôn trọng sự đồng thuận. Đặc biệt, đến thời kỳ Trung cổ, không tồn tại bất kỳ thế lực phong kiến hay nhà thờ nào nổi lên chi phối xã hội khiến cho xã hội dân sự ở đây phát triển mạnh. Những yếu tố bối cảnh lịch sử và xã

hội đó đã giúp định hình các ưu tiên giá trị ở các xã hội Bắc Âu như sự đồng

thuận, bình đẳng và hợp tác. Từ đó, muốn có được sự đồng thuận và bình đẳng

thì cần thiết có sự điều tiết của nhà nước trên cơ sở tơn trọng quyền tự do cá nhân. Có thể trong mỗi thời kỳ có sự ưu tiên hơn kém nhau giữa hai giá trị trên,

song các giá trị đó đã trở thành cơ sở đạo lý và chuẩn mực để người dân Bắc

Âu thiết kế nên mơ hình dân chủ xã hội đặc trưng của mình. Cụ thể, về mặt hệ tư tưởng, mơ hình dân chủ xã hội Bắc Âu chủ trương đa nguyên nhưng đề cao các quan điểm của chủ nghĩa Marx, cơ sở giai cấp rộng rãi nhưng nền tảng là giai cấp công nhân (gồm cả công nhân cổ xanh lẫn cổ trắng), kết hợp sở hữu

công và tư, phân phối theo lao động và theo vốn. Đặc biệt, Bắc Âu xây dựng

nhà nước phúc lợi xã hội với chế độ phúc lợi cao và thuế thu nhập cao. Nguồn thu của nhà nước chiếm 60% GDP (mức cao nhất thế giới). Đây cũng là những lý do khiến các nền dân chủ xã hội Bắc Âu được nhìn nhận như sự pha trộn của hai kiểu dân chủ nói trên. Ở đó, người dân phải đóng mức thuế rất cao cho nhà nước và tin tưởng vào năng lực và nhân cách của những người đại diện quyền lực cơng trong việc phân bổ nguồn lực chung vì lợi ích cộng đồng.

Bên cạnh đó, văn hóa chính trị cũng ảnh hưởng đến sự tham gia của các thể chế phi chính thức như những thể chế bổ sung, cùng với nhà nước thực hiện việc quản trị công. Ở các quốc gia phương Tây, với việc hạn chế quyền lực nhà

nước, đề cao quyền tự do cá nhân đã thúc đẩy sự xuất hiện sớm và tham gia

mạnh mẽ của các tổ chức xã hội dân sự trong việc giám sát và gây ảnh hưởng đến nhà nước. Trong khi đó việc đề cao vai trị của chính quyền ở nhiều xã hội châu Á khiến cho các quyết sách từ chính quyền thường được cho là đúng đắn, điều này hạn chế tinh thần phản biện từ xã hội dân sự, công luận kém phát triển cũng như khả năng gây ảnh hưởng yếu đến nhà nước.

Ngồi ra, tính pháp quyền và thể chế pháp luật là công cụ quản trị hàng đầu trong việc tổ chức đời sống chính trị hiện đại ngày nay. Song, khác với xã hội phương Tây vốn đặc trưng bởi hệ thống luật pháp đồng bộ, chi tiết và lâu đời được thiết kế bởi các nhà làm luật, dựa vào đó điều chỉnh các hành vi của cơng dân (Civil law), thì nhiều quốc gia phương Đơng bên cạnh thể chế pháp luật chính thức vẫn song song tồn tại văn hóa thơng luật (Common law). Điều này cũng chịu ảnh hưởng của những ưu tiên giá trị trong quá trình con người tham gia giải quyết những vẫn đề chung của cộng đồng. Trong tác phẩm Luật

và xã hội, Friedman quan niệm rằng, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia

không đơn thuần chỉ là một tập hợp các quy định và thiết chế. Theo ơng, các

yếu tố văn hố và bản sắc gắn liền với mỗi hệ thống pháp luật là điều cần

nghiên cứu bởi chính những yếu tố này góp phần rất quan trọng quyết định

cách thức thực hiện và vận hành của các quy định và thiết chế luật pháp trong xã hội [115, tr.76].

Cụ thể, trong khi tinh thần thượng tôn pháp luật là giá trị căn bản khiến

luật pháp trở thành cơng cụ điều chỉnh chính yếu các mối quan hệ xã hội ở

nhiều quốc gia phương Tây, thì các xã hội phương Đông lại thiên về những quy định bất thành văn nhưng đã trở thành tiêu chuẩn, cơ sở đạo lý để điều chỉnh hành vi con người. Điều quan trọng là, chính các thể chế phi chính thức đó là cách thức để đi tới sự đồng thuận và được những cộng đồng phương Đông chấp nhận. Ở Việt Nam, lệ làng, hương ước ở các cộng đồng truyền thống đóng vai trị quan trọng trong việc định hướng hành vi cá nhân và tạo ra cơ chế tìm kiếm sự đồng thuận giữa các thành viên trong các cộng đồng đó và đóng góp khơng nhỏ vào tiến trình thực hành dân chủ ở cấp độ địa phương. Ở Nhật Bản, dưới sự ảnh hưởng sâu đậm của tôn giáo (Thần đạo, Nho giáo và Phật giáo) cùng các quy tắc ứng xử bất thành văn mà nổi bật là “Quy tắc Giri” - là quy tắc tập hợp

những quy chuẩn mang tính đạo đức quy định các phép tắc ứng xử trong các

mối quan hệ xã hội ở Nhật Bản, đã góp phần tạo ra thể chể hướng tới sự đồng

thuận ở quốc gia này. Tinh thần quan trọng của quy tắc “Giri” là việc đề cao

hài hòa, tránh va chạm, xung đột; khi mâu thuẫn xảy ra biện pháp tự kiềm chế luôn được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, người Nhật rất nhạy cảm với “danh dự”,

do đó, yếu tố tự điều chỉnh bản thân của họ rất cao trước khi có thể làm ảnh

hưởng tới người khác. Theo Noda [141, tr.20-38], trong đời sống xã hội Nhật

Bản, phần lớn các xung đột mâu thuẫn vẫn được điều chỉnh, giải quyết không

phải bằng các thiết chế hay các quy định pháp luật chính thống mà bằng hệ thống nằm ngoài các quy định pháp luật của quốc gia.

Ngồi ra, các nền văn hóa chính trị khác nhau cũng khẳng định các ưu

tiên khơng thống nhất trong việc tìm ra phương án tối ưu đối với các lựa chọn vì lợi ích chung.

Nội dung dân chủ này cũng chứng kiến sự khác nhau giữa hai nền dân chủ tự do và dân chủ xã hội. Trong khi nền dân chủ Mỹ hay Anh được coi là các nền dân chủ cạnh tranh, quyết định theo đa số và bầu cử chủ yếu là cuộc cạnh tranh giữa các đảng lớn. Trong khi đó nền dân chủ ở các xã hội Bắc Âu lại nhấn mạnh sự đồng thuận dựa trên sự khác biệt với sự tham gia của nhiều đảng nhỏ và địi hỏi sự kiềm chế giữa các lực lượng chính trị và cố gắng tìm

tiếng nói chung. Các xã hội như Hà Lan, Thụy Điển vốn đặc trưng bởi nền

dân chủ dựa trên sự đối thoại, đồng thuận và tham vấn nên cơng dân có nhiều cơ hội hơn trong q trình đàm phán với chính phủ khi thơng qua một chính

sách, đặc biệt khi tất cả các ý kiến đều bình đẳng trong việc tham vấn để ra

quyết định. Theo Frank Hendricks, “Tính quyết đốn của nền dân chủ đa số

sẽ có thể khơng phải là ưu điểm ở những nơi mà nền văn hóa ưa sự thận trọng và đối thoại. Yếu tố văn hóa có sự tác động lớn đến khả năng sắp xếp và cải cách dân chủ để đi đến thành cơng. Bối cảnh văn hóa của người dân ở mỗi nền dân chủ là quan trọng vì niềm tin của họ ảnh hưởng đến quá trình sắp xếp và chấp nhận những cải cách dân chủ nhất định. Niềm tin quyết định việc mọi người cho nền dân chủ đó là hiệu quả và chính đáng. Và niềm tin đó là một thực tế đồng thời là một tiêu chuẩn” [114, tr.265]. Điều này đã được ông

minh chứng bằng trường hợp của Hà Lan. Với địa hình thấp trũng dẫn tới nhu

người Hà Lan hình thành các cấp quản trị với hệ thống các hội đồng quản trị nhiều tầng từ trung ương đến địa phương và tạo cho họ một nền văn hóa chính trị chi phối bởi ý thức phụ thuộc lẫn nhau và kết nối mạnh mẽ. Nó là sự kết hợp của chủ nghĩa qn bình và tính thứ bậc của hệ thống chính quyền kiểu cũ - một cấu trúc khơng phải mệnh lệnh kiểu kim tự tháp mà là một cấu trúc phân lập trách nhiệm mạnh liên kết với một cộng đồng bao bọc lẫn nhau với một hệ thống trách nhiệm tăng dần. Chính quyền trung ương chỉ có thể đưa ra

quyết định nếu như khơng có tỉnh nào không đồng ý. Quan hệ giữa tỉnh với

các thị trấn cũng tương tự. Theo đó, cấu trúc thể chế tương ứng với văn hóa

chính trị nhấn mạnh tính đồng thuận, thỏa hiệp, tham vấn. Trong một thời gian dài mơ hình đồng thuận cùng với mơ hình có sự tham gia đã trở nên hợp lý với bối cảnh văn hóa chính trị. Song, bối cảnh thường thay đổi nhanh hơn thể chế (thể chế dân chủ). Những biến động của những năm 1960-1970 làm trỗi dậy chủ nghĩa cá nhân vốn được hỗ trợ bởi tin học hóa, quốc tế hóa, sự phân tầng xã hội mạnh mẽ làm hủy hoại văn hóa bình đẳng. Dân chủ Hà Lan có bước chuyển mạnh mẽ từ dân chủ đồng thuận sang khuynh hướng dân chủ đa số. Tuy vậy, những cải cách ở Hà Lan đã không đem lại thành công. Những yếu tố của dân chủ đa số - người chiến thắng có tất cả lại có xu hướng trở về với mạch chính của nền dân chủ đồng thuận vốn phù hợp với văn hóa

chính trị của họ. Đối thoại xã hội trở thành giá trị trung tâm của đời sống

chính trị ở các quốc gia Bắc Âu. Điều này cho phép dân chủ được thực hành

ngay cả ở những thời kỳ trình độ dân trí chưa đạt đến độ có thể làm chủ các thủ tục bầu cử hay cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích. Thay vào đó, một mơi trường đối thoại bình đẳng và chia sẻ tri thức, thống nhất nhận thức và đi đến hành động giữa các thành viên trong cộng đồng trở thành nguồn cội dân chủ ở các quốc gia Bắc Âu nhằm đi đến các quyết định tập thể.

Khác với các nền dân chủ phương Tây vốn xem “ra quyết định” là kết

quả của một quá trình tranh luận, ở phương Đơng (nổi bật là Trung Quốc), nó

lại là sản phẩm của sự đồng tình của các thành viên trong tổ chức. “Đối với

những nhân vật có thanh thế có khả năng áp đặt quyết định riêng mà là những người có mưu lược có khả năng tranh thủ sự đồng tình” [1, tr.228]. Đặng Tiểu

Bình sau chuyến tuần du thanh tra tháng 1 năm 1992 ở miền Nam, ông đã đề ra những tư tưởng của cải cách đợt 2, đây là những tư tưởng được xem là đặt nền

tảng cho lịch sử đương đại Trung Hoa. Mặc dù tư tưởng này bắt đầu từ đầu

1992 nhưng phải chờ đến giữa năm 1993 mới được công bố trên Nhân dân

Nhật Báo. Rõ ràng, Đặng Tiểu Bình mặc dù là người nắm quyền lực lớn và có

uy tín cao song vẫn phải chờ thời gian để tranh thủ sự đồng tình của các nhà

lãnh đạo khác rồi mới công bố tư tưởng của mình [33, tr.122].

Như vậy, văn hóa chính trị ở mỗi quốc gia đã ảnh hưởng không nhỏ đến

sự lựa chọn mơ hình cũng như tiến trình của mỗi nền dân chủ. Đó là sự đồng ý

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 65 - 71)