Mức độ ưu tiên đối với giá trị trọng hài hòa trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 106 - 108)

- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.

4 Theo Khổng Tử: “Danh khơng chính thì lời nói khơng thuận, lời nói khơng thuận thì việc không thành, việc khơng thành thì lễ nhạc không hưng vượng, lễ nhạc không hưng vượng thì hình phạt khơng trúng, hình

3.2.3.3. Mức độ ưu tiên đối với giá trị trọng hài hòa trong giai đoạn hiện nay

hiện nay

Quá trình Đổi mới mang tới những dịch chuyển nhất định về mức độ ưu tiên đối với giá trị trọng hài hịa trong văn hóa chính trị Việt Nam.

Thứ nhất là mức độ cạnh tranh cao hơn. Quá trình phát triển kinh tế thị

trường đã làm tăng tính cạnh tranh, từ đó dẫn tới những dịch chuyển trong

đều sản phẩm trong quá trình phân phối, mà là sự bình đẳng về cơ hội, sự cơng bằng từ khởi nguồn của q trình tái sản xuất. Sự dịch chuyển này đương nhiên cũng liên quan đến việc nhấn mạnh hơn vào tính cá nhân và tính tự chịu trách nhiệm so với thời kỳ trước. Điều này sớm muộn đã dẫn tới ý thức về sự cạnh tranh trong lĩnh vực tư tưởng nhận thức khi xã hội ngày càng xuất hiện các think-tank độc lập có vai trị tham vấn, phản biện đối với các quyết sách của nhà nước.

Thứ hai, xu hướng trọng chân lý nhiều hơn trong hoạt động lãnh đạo, quản trị công và sự tham gia của người dân. Sau việc thừa nhận những sai

lầm trong lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội trước thời kỳ Đổi Mới (1975 -

1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức đầy đủ hơn về tính tiền phong của một đảng lãnh đạo theo quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lenin, đó là: Sự

áp đặt của quyền lực tập trung và tồn diện khơng phải là sự áp đặt chủ quan mà là sự tuân thủ cần có các tất yếu khách quan và tự do cũng là tự do tuân thủ chân lý [27, tr.13]. Quá trình Đổi mới với sự mở cửa hội nhập và sự

phát triển của nền kinh tế thị trường đã đặt ra yêu cầu quản lý của nhà nước cần mang tính kỹ trị cao hơn, năng lực ra quyết định nhanh hơn, chính xác

hơn cũng như q trình thực thi chính sách hiệu quả hơn. Điều này khiến

cho tư duy chân lý được coi trọng hơn và hoạt động chính trị khơng chỉ là

nghệ thuật mà cịn là khoa học. Bên cạnh đó, trình độ dân trí tăng lên cùng nhận thức ngày càng rõ ràng hơn về quyền và nghĩa vụ công dân khiến cho sự tham gia của người dân ngày càng chủ động hơn, sự lựa chọn ủng hộ hay

khơng đối với các quyết định chính sách lẫn hoạt động ủy quyền của họ

ngày càng mang tính duy lý cao hơn. Cụ thể, đó là việc người dân hiểu hơn

các quy trình pháp lý, tuân thủ các quy định pháp luật một cách chủ động

thơng qua q trình được giáo dục và tuyên truyền. Những biểu hiện này giúp “cái lý” được nhận thức đầy đủ hơn, là cơ sở cho các hoạt động chính trị trong mối tương quan với “cái tình”. Cùng với mức độ về “tư duy chân

lý” cao hơn, nhận thức và sự chấp hành pháp luật của người dân cũng tốt

đó, ngày nay các cá nhân cơng dân có xu hướng tuân thủ các thể chế mang tính pháp định nhiều hơn so với xã hội truyền thống trước đây vốn chỉ biết

và hành động theo các quy ước cộng đồng mang tính phi chính thức (như

hương ước hay lệ làng).

Tóm lại, việc lựa chọn số lượng cũng như giá trị nào là giá trị được ưu

tiên của văn hóa chính trị Việt Nam rõ ràng là điều dễ gây tranh cãi, song

việc lượng hóa là vơ cùng cần thiết nhằm nhận diện cụ thể các giá trị đặc

trưng của văn hóa chính trị Việt Nam, qua đó xem xét sự ảnh hưởng của

những giá trị đó đến đời sống chính trị nói chung và tiến trình dân chủ nói

riêng. Hơn thế, cần nhấn mạnh rằng, mức độ ưu tiên đối với các giá trị văn hóa chính trị sẽ ln biến động phụ thuộc vào sự thay đổi của bối cảnh. Theo đó, trong giai đoạn từ 1986 - Nay, với sự đổi mới toàn diện (đặc biệt là sự

chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường) đã có những tác động đáng kể về

mức độ ưu tiên của người dân đối với các giá trị văn hóa chính trị Việt Nam trong mối tương quan của các giá trị trong từng cặp chiều cạnh của nó. Đó là xu hướng dịch chuyển gần hơn đến điểm cân bằng về mức độ ưu tiên ở mỗi

cặp chiều cạnh: Trọng cộng đồng và trọng cá nhân; Trọng thứ bậc và trọng

đồng đẳng; Trọng hài hòa và trọng cạnh tranh. Cuối cùng, mặc dù có sự

dịch chuyển nhất định về mức độ ưu tiên mà bối cảnh Đổi Mới mang lại như vậy, song cần khẳng định rằng, nó chưa đủ để có thể làm thay đổi xu hướng chủ đạo của sự ưu tiên đối với các giá trị văn hóa chính trị này. Do vậy theo tác giả, trọng cộng đồng, trọng thứ bậc và trọng hài hòa vẫn là ba giá trị văn hóa chính trị đặc trưng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 106 - 108)