Ảnh hưởng của giá trị trọng trật tự thứ bậc

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 118 - 126)

- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.

4 Theo Khổng Tử: “Danh khơng chính thì lời nói khơng thuận, lời nói khơng thuận thì việc không thành, việc khơng thành thì lễ nhạc không hưng vượng, lễ nhạc không hưng vượng thì hình phạt khơng trúng, hình

3.3.2. Ảnh hưởng của giá trị trọng trật tự thứ bậc

3.3.2.1. Đối với quyền của người dân

Có thể nói, giá trị trọng thứ bậc đã ảnh hưởng lớn đến nhận thức và

hành vi của người dân về quyền bình đẳng chính trị. Điều này xuất phát từ

văn hóa truyền thống của người Việt quan niệm về bổn phận của người có địa vị thấp đối với người có địa vị cao hơn, người bị cai trị đối với người cai trị, cũng như con đối với cha, vợ đối với chồng, trò đối với thầy. Những giá

trị văn hóa chính trị này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền của người dân

ở 2 nội dung: 1. Khoảng cách quyền lực lớn; 2. Bất bình đẳng về giới trong

q trình tham gia chính trị.

Thứ nhất, khoảng cách quyền lực lớn

Trọng trật tự thứ bậc đã chi phối đến thái độ và hành vi chính trị của

người dân trong mối quan hệ với cơ quan đại diện quyền lực công. “Miệng

nhà quan có gang có thép”, “cái kiến mà kiện của khoai” là những câu

thành ngữ cho thấy tâm thế thấp cổ bé họng của người dân trong mối quan hệ với vua quan trong xã hội phong kiến. Chính tâm thế này tạo thành nếp

sống nếp nghĩ trong hàng ngàn năm và ảnh hưởng đến việc người dân thực

hiện quyền của mình trong quá trình tham gia vào đời sống chính trị hiện đại. Nhiều quyền của người dân hoặc đã khơng được chính người dân thực hiện một cách chủ động hoặc bị vi phạm ở các cấp độ khác nhau.

Hồ Chí Minh với tư cách là nhà lãnh đạo thực tiễn và hiểu sâu sắc đặc

trưng văn hóa chính trị này đã từng nhận định về mối quan hệ giữa chính

phủ và nhân dân: “Nếu khơng có nhân dân thì Chính phủ khơng đủ lực

Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối” [56, tr.64-65]. Theo

Người, đội ngũ cán bộ của chính quyền các cấp là đầy tớ trung thành của

nhân dân, là công bộc của nhân dân, chứ không phải là cha mẹ dân, cai trị dân như nhà nước của chế độ bóc lột trước đây. Nhân dân bầu ra Quốc hội và chính quyền các cấp, có quyền kiểm sốt nhà nước, giám sát và có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước cho nên nhân dân có quyền kiểm sốt quyền lực nhà nước, “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” [56, tr.64]. Đây là tư tưởng tiến bộ vượt bậc của Hồ Chí Minh trong bối cảnh đất nước vừa giành được độc lập và những tàn dư của xã hội cũ vẫn còn ảnh

hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa người dân với nhà nước. Ngay trong

Điều 32 Hiến pháp năm 1946 đã nêu rõ: “Những việc liên quan đến vận

mệnh quốc gia sẽ đưa ra cho nhân dân phúc quyết”. Tuy nhiên, các Hiến

pháp về sau đã không đề cập đến quyền này, tức nhân dân khơng cịn được

tham gia vào quá trình sửa đổi Hiến pháp hay quyết định các vấn đề quan

trọng của đất nước bằng thủ tục phúc quyết. Trong 35 năm đổi mới, nhà

nước Việt Nam đã tập trung cải cách thể chế, bộ máy, cơng chức và tài chính

cơng theo hướng dân chủ, khoa học và chuyên nghiệp đồng thời chuyển từ

cơ chế quản lý bằng mệnh lệnh, cơ chế xin - cho sang quản lý bằng pháp luật, đề cao trách nhiệm phục vụ nhân dân. Theo đó, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2015) đã đưa ra các quy định cụ thể về quyền của công

dân tham gia vào các hoạt động của nhà nước, đặc biệt là hoạt động ban

hành chính sách.

Dẫu vậy, sự tham gia của người dân vào các hoạt động của nhà nước,

đặc biệt là quá trình ra quyết định chính sách vẫn gặp phải những rào cản bởi

khoảng cách quyền lực lớn giữa người dân và chính quyền. Cụ thể, khi thực

hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, sự giám sát của nhân dân ở cộng đồng dân

cư đối với việc thực hiện chính sách cũng cho thấy khoảng cách quyền lực lớn. Khi được hỏi có tham gia giám sát các chương trình, đề án xây dựng

nơng thơn mới, có tới 85,7% số người được hỏi trả lời là không tham gia vào

các hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá nào. Nguyên nhân chính của

việc khơng tham gia là do chính quyền địa phương khơng tạo điều kiện cho người dân tham gia kiểm tra, giám sát và đánh giá, đặc biệt là các cơng trình sử dụng ngân sách Nhà nước [85, tr.104]. Theo kết quả khảo sát, 45,0% người dân được hỏi cho rằng xã không tạo điều kiện cho dân tham gia giám sát với lý do đã có Ban giám sát của xã; 24,9% cho rằng, đã có các đại biểu dân cử và

21,4% cho rằng đã có đại biểu của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã

hội, xã hội nghề nghiệp đại diện cho dân tham gia kiểm tra, giám sát và đánh giá [85, tr.105]. Khoảng cách quyền lực giữa người dân với các đại diện của dân, với cơ quan nhà nước ngay ở cơ sở cũng khiến cho việc thực hiện các quyền của người dân như tham gia các cuộc họp, phát biểu ý kiến, kiểm tra, giám sát trở nên hình thức. Phần lớn người dân vẫn có tâm lý e ngại mỗi khi phải tiếp xúc với cơ quan công quyền. Việc phản ánh, phê phán, tố cáo sai

phạm trong hoạt động của nhà nước từ nhân dân với tư cách là cá nhân

thường rất hạn chế, trong khi đó đơn thư nặc danh vẫn chiếm một tỉ lệ tương đối. Ở chiều ngược lại đó là tình trạng chun quyền, độc đốn, vi phạm quyền dân chủ của người dân, tình trạng quan liêu, xa dân của cán cán bộ, cơ

quan nhà nước. Vụ việc vi phạm dân chủ cơ sở ở tỉnh Thái Bình (1997) là ví

dụ điển hình cho tình trạng này, cùng với nhiều vụ việc mất dân chủ ở các địa

phương khác đã đặt ra đòi hỏi cấp thiết để rồi Quy chế dân chủ cơ sở ra đời,

sau đổi thành pháp lệnh dân chủ cơ sở.

Thứ hai, bất bình đẳng giới trong q trình tham chính

Xuất phát từ q trình phân cơng lao động trong nền kinh tế nông nghiệp, khiến người đàn ông rất được coi trọng trong xã hội Việt Nam. Bên

cạnh đó, ba thiết chế truyền thống gia đình - họ tộc - làng xã cũng ảnh

hưởng sâu sắc đến nhận thức và hành vi của mỗi người về quyền bình đẳng giới trong hoạt động tham chính. Thực tế cho thấy, ngay trong mỗi gia đình

vai trị của người bố, người anh cả là rất lớn, chi phối đến các thành viên còn lại trong gia đình, xác lập chế độ phụ quyền: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng

phu, phu tử tòng tử”. Mở rộng của gia đình là dịng họ - nơi tập hợp những

gia đình có chung một ơng tổ. Sự bất bình đẳng thể hiện trong gia phả của dòng họ với nguyên tắc “nữ nhi ngoại tộc”, con gái khơng được ghi tên. Các dịng họ quy tụ trong một làng, một xã và có mối quan hệ với nhau dựa theo số đông nam giới với quan niệm “họ đa đinh” và “họ ít đinh”. Điều này

quyết định sự đóng góp của mỗi dịng họ đối với làng và xã, đồng thời là

quyền lực của các dòng họ. Hơn thế, trong nhiều tục lệ của làng xã (thường được văn bản hóa thành hương ước), quyền dân sự và chính trị của người phụ nữ cũng bị gạt bỏ, như phụ nữ không được ghi tên trong sổ làng xã, không được tham gia Hội đồng kỳ mục - vốn là cơ quan có quyền quyết định đối với cơng việc chung của làng xã, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mọi thành viên trong cộng đồng.

Quan niệm trên đã đẩy người phụ nữ - một nửa dân số trong xã hội - vào vị thế thiếu bình đẳng với nam giới trong đời sống xã hội lẫn chính trị. Nhận thức về vai trị và vị thế của phụ nữ thấp hơn nam giới đã ảnh hưởng đến hành vi tham chính của phụ nữ trên thực tế. Phụ nữ chủ yếu tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội có liên quan trực tiếp đến bản thân và trách nhiệm của họ trong gia đình như: Hội nơng dân (50%); Hội Phụ nữ (80,71%),… Mặc dù là hội viên, song phụ nữ lại ít có cơ hội hơn nam giới khi là đại diện của gia đình để tham gia các cuộc họp của các tổ chức chính trị xã hội (trừ Hội phụ nữ) như: Tham gia họp thôn chỉ 26,42%; họp Hội nông dân 26,42% [4]. Trong báo cáo Papi 2020, kết quả phân tích nhóm câu hỏi bầu cử giả định cho thấy nhiều cử tri có xu hướng bầu chọn nam ứng cử viên vào các vị trí dân bầu là trưởng thơn/tổ trưởng tổ dân phố. Tỷ lệ chệnh lệch bầu chọn giữa nam và nữ cho vị trí này là 4%, trong khi vị trí đại biểu Quốc hội có khoảng cách là 2%. Đây là vấn đề nan giải bởi các chức danh

trưởng thơn/tổ trưởng tổ dân phố đóng vai trị lớn trong việc huy động sự

Theo UNDP, trong những lý do vì sao phụ nữ nên được đảm nhận những vị trí ra quyết định thì có 2 lý do quan trọng: (i) Vì sự cơng bằng bởi

phụ nữ chiếm ½ dân số nên có thể đảm nhiệm 50% vị trí ra quyết định; (ii) Vì lợi ích và sự quan tâm của phụ nữ và nam giới khác nhau nên sẽ hiệu quả và chính đáng hơn nếu cả hai giới đều được đại diện để lợi ích của họ được phản ánh và đảm bảo. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phụ nữ

cần có tỷ lệ đại diện lớn hơn trong quốc hội. Ở Việt Nam, tỷ lệ đại điện ở

Quốc hội (khóa XV - Là khóa có tỷ lệ đại diện của nữ cao nhất từ trước đến

nay) giữa nam và nữ tương ứng là 69,74 và 30,26. Nếu so với thế giới tỷ lệ

này là tương đối cao, tuy nhiên điều quan trọng là tỷ lệ đại diện của hai giới ở các ủy ban quốc hội lại rất chênh lệch. Cụ thể, Đại biểu quốc hội nữ chỉ chiếm tỷ lệ cao ở các Ủy ban như: Ủy ban dân tộc (50.0%); Ủy ban về các vấn đề xã hội (46.0%); Ủy ban văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (48.8%). Trong khi đó, tỷ lệ này ở các Ủy ban như Kinh tế, Quốc phịng an ninh, Tài chính ngân sách, Tư pháp, Đối ngoại lại khá thấp (Xem Phụ lục 4). Không chỉ trong Quốc hội mà ở các vị trí quyền lực trong bộ máy hành pháp cũng như trong các cơ quan cấp ủy Đảng các cấp thì tỷ lệ nữ tham gia cũng khơng cao (Xem phụ lục 4).

Như vậy, xuất phát từ tâm thức trọng vai trị của người bố trong gia đình, đến người tộc trưởng hay già làng trưởng bản vốn đều là nam giới đã ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi các cá nhân trong việc đề cao vai trò của nam giới hơn nữ giới trong quá trình tham chính. Giá trị trọng trật tự và thứ bậc trong mối quan hệ quyền lực đã đồng thời mặc định người nam giới ln có vị trí quyền lực cao hơn nữ giới trong hệ thống chính trị. Văn hóa chính trị đó đã hạn chế quyền đại diện của phụ nữ (một nửa dân số trong xã hội) đối với việc thể hiện và bảo đảm quyền và lợi ích của mình và tạo ra sự bất bình đẳng về giới trong q trình tham chính, qua đó ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ với tư cách là quyền của người dân.

3.3.2.2. Đối với cơng cụ quản trị

Giá trị văn hóa chính trị trọng trật tự thứ bậc ảnh hưởng đến dân chủ

với tư cách là công cụ quản trị trên nhiều phương diện, trong đó nổi bật là trong tổ chức quyền lực và lựa chọn cán bộ.

Đối với việc tổ chức quyền lực, giá trị trọng trật tự thứ bậc thể hiện khá

rõ thông qua mối quan hệ giữa trung ương và địa phương. Bộ máy nhà nước được tổ chức theo hệ thống song trùng trực thuộc với trật tự thứ bậc chặt chẽ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, giữa Ủy ban nhân dân các cấp, và giữa Hội đồng nhân dân các cấp. Thậm chí về mặt pháp lý, Quốc hội và Hội Đồng nhân dân không phải là các cơ quan trực thuộc nhau vì đều do dân bầu và nhận sự ủy quyền trực tiếp từ người dân [91, tr.8-9], hơn thế thẩm quyền của chính quyền trung ương không phải do trung ương ủy quyền mà do những quy định từ Hiến pháp và pháp luật, song vẫn tồn tại mối quan hệ trực thuộc trên thực tế. Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên

môn thuộc Ủy ban nhân dân đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc trực

thuộc hai chiều, vừa là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân vừa chịu

sự phân cấp quản lý của ngành dọc từ trung ương. Bên cạnh đó, sự tồn tại

của các cơ quan, bộ phận trực thuộc chính phủ và các bộ ngành đóng ở địa

phương cũng có vai trị rất lớn trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám

sát hoạt động của các cơ quan chuyên mơn của chính quyền địa phương.

Điều này đã góp phần tạo ra khoảng cách quyền lực giữa các cấp chính quyền và giữa chính quyền với người dân. Thực tế cho thấy, việc tồn tại nhiều cấp bậc quyền lực trong quản lý đã ảnh hưởng đến chất lượng dân chủ trên nhiều phương diện như: người dân khó tiếp cận cơ quan quản lý cấp cao hơn, dễ xảy ra sự chồng chéo về chức năng và thẩm quyền của các cấp quản lý hơn dẫn đến hiểu quả quản trị công thấp.

Đối với việc lựa chọn cán bộ, tuổi tác là yếu tố luôn được coi trọng.

Những người được cộng đồng (tập thể) lựa chọn vào vị trí quyền lực cao

nhất thường là những người lớn tuổi - vốn được coi là người có đủ tri thức

cộng đồng. Theo đó, dưới ảnh hưởng của giá trị trọng trật tự thứ bậc, yếu tố

trọng lão đã chi phối đến việc lựa chọn và vận hành cơng cụ quản trị. Văn hóa dân gian Việt Nam thường quan niệm tuổi thọ là “thiên tước”, tức tước

vị trời ban, cùng với đó là những chuẩn mực trong ứng xử như “kính lão,

đắc thọ”, “họ trọng hàng, làng trọng xỉ” (ở họ tôn trọng thế thứ, ở làng tôn

trọng tuổi tác), cũng hiện diện trong các lễ như lễ chúc thọ, lên lão, khao lão.

Trong đời sống chính trị, trọng lão từng hiện diện trong việc định hình và

vận hành các thể chế của nhà nước phong kiến như: Hội kỳ lão do các bậc

hưu quan có danh tước ln được triều đình coi trọng; Hội nghị Diên Hồng

do triều đình nhà Trần tổ chức để xin ý kiến của các bô lão về việc chống

giặc Nguyên - Mơng. Trong đời sống chính trị hiện đại, các ngun lãnh đạo cấp cao là những cố vấn quan trọng về công tác nhân sự cũng như tham gia xác định đường hướng phát triển quốc gia bởi họ có tri thức kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý.

Trong công tác tổ chức, tuổi tác trở thành một trong những cơ sở cho việc lựa chọn vào các vị trí quyền lực. Với tâm lý “sống lâu lên lão làng”, người có tuổi cao hơn thường dễ được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo quản

lý do kinh nghiệm, uy tín và có thể do hệ thống mối quan hệ mà họ đã xác

lập được từ trước. Về phương diện ra quyết định chính trị, các ý kiến của

người lớn tuổi trong một tổ chức thường được coi trọng hơn người trẻ.

Trong đời sống chính trị hiện đại, các lãnh đạo cấp cao sau khi nghỉ hưu vẫn

là những người có ảnh hưởng mạnh tới định hướng phát triển của đất nước

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 118 - 126)