- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.
3 Những cải cách từng bước (gradualism) như về lao động, tiền lương, cải cách doanh nghiệp nhà nước, nông nghiệm Những cải cách theo phương thức liệu pháp sốc (shock therapy) ở những lĩnh vực cần có
3.2.1.2. Nội dung của giá trị trọng cộng đồng
Thứ nhất, trọng lợi ích cộng đồng hơn lợi ích cá nhân
Giá trị ưu tiên trọng cộng đồng được thể hiện trước hết ở việc trọng lợi
ích cộng đồng hơn lợi ích cá nhân. Đây cũng là giá trị ưu tiên của nhiều quốc
gia Đông Á xuất hiện trong các đề xuất của Richard Robison, là Lợi ích của
cộng đồng được đặt trước những lợi ích cá nhân. Lợi ích của cộng đồng ở đây được hiểu là lợi ích chung của cộng đồng họ hàng, làng xã và đất nước. Theo đó, mỗi cá nhân người dân trong nền văn hóa chính trị Việt Nam có xu
tiêu chung của dịng họ, của làng và của nước. Bối cảnh kinh tế thị trường ngày nay đã thúc đẩy nhận thức và hành động đề cao lợi ích cá nhân hơn, tuy nhiên trong những cảnh huống chính trị cụ thể khi mà sự an nguy của mỗi người gắn chặt với sự an nguy của cộng đồng thì tinh thần trọng lợi ích cộng đồng lại được đề cao. Từ phía nhà nước, dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền, ưu tiên lợi ích cộng đồng được cụ thể hóa bằng các chủ trương chính sách và điều quan trọng là những chính sách đó tương hợp với mong muốn của người dân. Điều này khiến cho đây trở thành một khía cạnh quan trọng của giá trị trọng cộng đồng trong tập hợp các giá trị được ưu tiên định hướng hành vi chính trị của người dân.
Thứ hai, trọng quyền lực chung
Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm khiến mỗi người dân cũng như mỗi cộng đồng nhỏ (làng xã) không thể giải quyết một cách độc lập và đơn lẻ mà cần một sự hợp lực từ dưới lên và sự chỉ huy từ trên xuống. Biểu hiện của nó là sự ủy thác quyền lực cho bộ máy chính quyền như một cơ sở
quan trọng để huy động nguồn nhân lực, vật lực tối ưu. Nó được thể hiện
bằng sự ủng hộ, hợp tác và tuân thủ quyền lực nhà nước của người dân. Điểm đáng lưu ý là quyền lực chung trong xã hội Việt Nam được thể
hiện ở hai cấp độ: quyền lực nhà nước quốc gia và quyền lực của làng với
phương thức vận hành như một nhà nước thu nhỏ. Dưới con mắt của chính
quyền, “làng” là một thực thể độc lập, “có nhân cách và có cá tính riêng”
[41, tr.95]. Trong nhiều triều đại phong kiến, mọi nghĩa vụ như thuế khóa,
lao dịch, qn dịch đều được chính quyền phân bổ theo các làng, chứ không phải theo cá nhân hay theo gia đình. Từ đó, mỗi làng với chức năng tự quản
và tính tự chủ nhất định sẽ có những cách phân bổ riêng. Hầu như các cá
nhân khi sinh ra, trưởng thành và cả lúc chết đi ln mang theo mình danh
định của làng. Trong khi đó, làng lại được tổ chức như một nhà nước nhỏ, tự
giải quyết tất cả những gì liên quan đến đời sống của người dân, được cai
quản bởi một hội đồng kỳ mục gồm các chức sắc, những người có học hành đỗ đạt, có phẩm hàm và cả những người già. Bởi vậy, trọng quyền lực chung
trong văn hóa chính trị Việt Nam là việc các thành viên vừa coi trọng quyền lực nhà nước quốc gia vừa coi trọng quyền lực chung của cộng đồng làng xã.
Thứ ba, trọng đồng tộc và đồng hương
Trọng đồng tộc là việc ưu tiên những người họ hàng và trọng đồng
hương là việc ưu tiên những người cùng quê. Mỗi cá nhân từ khi sinh ra và lớn lên đều gắn với họ tộc và làng quê xác định. Mối quan hệ cộng đồng đó đã hình thành mối tình cảm khăng khít của từng cá nhân với cộng đồng của
mình (gia tộc và lãng xã), từ đó chi phối mạnh mẽ đến hành vi của mỗi cá
nhân trong quá trình tham gia chính trị của người dân và q trình thực hiện
quyền lực công của nhà nước. Nhiều học giả nhận định, người Việt không
phân biệt tôn giáo hay chủng tộc, song lại phân biệt dòng họ và quê quán,
vùng miền. Nội dung văn hóa chính trị độc đáo này phần nào đã được Hồ
Chí Minh xem xét khi lựa chọn và thiết kế mơ hình hệ thống chính trị nước nhà được thể hiện trong bản hiến pháp 1946. Theo đó, nếu xây dựng mơ hình đại nghị thì rất có thể nghị viện quốc gia sẽ trở thành nghị viện của của một dịng họ có ảnh hưởng. Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước vừa giành độc lập, nền tảng văn hóa tinh thần của xã hội phong kiến (vốn được xây dựng lên từ các dòng họ) vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ và khả năng chi phối lớn đến hành vi chính trị của dân chúng. Do đó, mơ hình nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thiết kế gần với mơ hình hỗn hợp với nghị viện do dân
trực tiếp bầu và nguyên thủ quốc gia đồng thời là người đứng đầu cơ quan
hành pháp với quyền hạn rất lớn (khơng phải chịu một trách nhiệm nào ngồi tội phản quốc (Điều 51).