Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau, văn hóa chính trị đang được quan niệm rất đa dạng, song một nhận thức chung vốn được chia sẻ rộng rãi giữa các trường phái nghiên cứu về văn hóa chính trị đó là, văn hóa chính trị là sự thể hiện của văn hóa xã hội trong các hoạt động chính trị. Cùng thống nhất nhận thức này, trong giới hạn mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của luận án, quan niệm về văn hóa chính trị được tiếp cận như sau:
Thứ nhất, văn hóa chính trị là các giá trị định hướng hành vi chính trị
Các nghiên cứu chính trị học khi xem xét văn hóa như một yếu tố tác động đã khá thống nhất khi dùng văn hóa với nội hàm là hệ thống các giá trị, vốn được thể hiện khá rõ trong những nghiên cứu của Erez & Earley [111]; Hofstede [121; 122], Kluckhohn [132], Shwartz [149]. Trong nghiên cứu của mình, Geertz đã trình bày: văn hóa “là khn mẫu do lịch sử
để lại về ý nghĩa kết tinh trong các biểu tượng, là hệ thống các quan niệm truyền thống được thể hiện qua hình thức các biểu tượng, nhờ đó con người giao tiếp, duy trì và phát triển tri thức về đời sống và thái độ đối với đời sống của mình” [119]. Định nghĩa này đã nhấn mạnh nội hàm cốt lõi của
văn hóa là các giá trị - nó được tích tụ trong những ý nghĩa (meaning), trong
hệ thống các quan niệm truyền thống và trở thành nền tảng cho các hành vi
giao tiếp, duy trì và phát triển cộng đồng. Cũng theo Geertz, “văn hóa được
nhìn nhận tốt nhất khơng phải là phức hợp của các kiểu hành vi cụ thể - phong tục, tập quán, truyền thống, cụm thói quen - mà nói chung cho đến nay nó vẫn là một tập hợp các cơ chế kiểm sốt - khn khổ, công thức, phép tắc, chỉ dẫn - nhằm điểu chỉnh hành vi” [120]. Các hành vi, thể chế, và
các cấu trúc xã hội do đó khơng phải là bản thân văn hóa mà chỉ là các biểu hiện của văn hóa. Do vậy, văn hóa chính là sự tích tụ các giá trị - nhờ đó mà
cộng đồng duy trì và phát triển tri thức cũng như thái độ đối với cuộc sống
của mình.
Trong đời sống chính trị, các giá trị tham gia vào sự định hướng hành
vi chính trị của người dân, được gọi là văn hóa chính trị. Theo cách nói của
Almond, “Mỗi một hệ thống chính trị đều bắt rễ từ trong một loại định
hướng xác định riêng; tôi phát hiện điều này rất hữu dụng và gọi nó là văn hóa chính trị” [95, tr.15]. Các tác giả của cơng trình Văn hóa cơng dân (Civil Culture) cũng cho rằng, có ba dạng thức định hướng cơ bản của văn
hóa cơng dân là: (i) Định hướng nhận thức (cognitive oriantation) - là tri
thức đối với hệ thống chính trị, đối với vai trị của hệ thống cũng như sự
thực hành vai trị đó thơng qua các khách thể đầu vào (các thiết chế cung cấp
thơng tin) và khách thể đầu ra (chính sách, quyết định, luật pháp,…); (ii)
Định hướng cảm nhận (affective orientation) - là tình cảm đối với hệ thống chính trị, vai trị và nhân sự cũng như sự thể hiện vai trị đó của hệ thống; (iii) Định hướng đánh giá (valuable orientation) - là sự phán xét và ý kiến về
các khách thể đi kèm với các chuẩn giá trị và tiêu chí đánh giá [96, tr.15].
Dựa trên tần suất của các định hướng trên mà hình thành ba loại hình văn
hóa cơng dân gồm: (i) Văn hóa chính trị thờ ơ (The parochial political
culture) - các định hướng công dân không tách khỏi định hướng tôn giáo và họ bàng quan đối với bất kỳ sự thay đổi nào của hệ thống chính trị); (ii) Văn
hóa chính trị tn thủ (Subject culture) - cơng dân có tri thức và hiểu biết về
hệ thống chính trị, song họ có thể u mến, tự hào hoặc là không đối với hệ thống chính trị đó, đồng thời họ có thể coi hệ thống quyền lực là chính đáng hoặc phủ nhận nó); (iii) Văn hóa chính trị tham gia (Participant culture) - là loại hình có định hướng rõ ràng và mạnh mẽ nhất, ở đó cơng dân có tri thức đầy đủ về hệ thống chính trị và ý thức mạnh mẽ về vai trị của bản thân với tính cách là những chủ thể tích cực [96, tr.18-19]. Mặc dù được xếp vào nhóm các học giả tiếp cận văn hóa chính trị từ hành vi, song rõ ràng những
nghiên cứu của Almond đã cho thấy, yếu tố nằm ẩn sau các hành vi của cơng
dân chính là sự cộng hưởng của cả ba dạng thức định hướng nói trên - Đó
chính là giá trị mà mỗi cộng đồng theo đuổi.
Như vậy, các giá trị là động lực thơi thúc, định hướng hành vi chính trị
của công dân, song không phải tất cả các giá trị đều có mức độ quan trọng
như nhau đối với mọi cộng đồng. Trong tất cả các giá trị kết tụ thành văn
hóa tồn tại trật tự ưu tiên giữa các giá trị ở các cộng đồng khác nhau và thậm chí giữa các giai đoạn khác nhau trong cùng một cộng đồng (tức cả về không gian và thời gian).
Do đó, khi xem xét văn hóa chính trị của một cộng đồng ln cần nhấn
mạnh đến mức độ ưu tiên của cộng đồng đó đối với các giá trị. Nói đến giá
trị đặc thù Châu Á, thực chất là nói tới sự khác biệt về thứ tự ưu tiên của các
giá trị giữa các cộng đồng các quốc gia châu Á với các quốc gia khác như
Hoa Kỳ hay các quốc gia châu Âu. Luận án chia sẻ quan điểm này với Hồ Sỹ Quý và Ngô Đức Thịnh trong các nhận định:
“Rất hiếm có giá trị đặc thù về tính cách con người chỉ riêng biệt
thuộc về một dân tộc nào đó… Vấn đề là ở chỗ, cái khác nhau
giữa các bảng giá trị, trước hết là khác nhau về vị trí của từng giá trị. Người Châu Á coi cần cù, yêu lao động là giá trị hàng đầu của sự làm người. Nhưng người Mỹ lại coi tinh thần tự lực cánh sinh
mới là giá trị đáng quý nhất, cần cù cũng được coi trọng nhưng
đứng sau tự lực cánh sinh và thành đạt cá nhân” [0, tr.5].
“Thường thì nhiều dân tộc đều có chung những giá trị, như yêu
nước, cần cù, tính cộng đồng…, tuy nhiên, trong từng hệ giá trị của
mỗi dân tộc thì việc xếp đặt thứ tự ưu tiên, độ nhấn của từng yếu tố
giá trị ấy trong bảng giá trị thì có thể khác nhau” [80, tr.79].
Như vậy, các giá trị được ưu tiên là cơ sở để so sánh các nền văn hóa
khác nhau, và định hình kiểu hành vi tham gia chính trị đặc trưng của mỗi
cộng đồng. Người dân ở mỗi quốc gia, thậm chí vùng miền sẽ ln bị chi
hoạt động chính trị. Theo đó, những xã hội trọng cộng đồng (tức đề cao lợi ích của cộng đồng) sẽ có xu hướng thỏa hiệp và đồng thuận trong các quyết định chính trị hơn là những xã hội trọng cá nhân (tức đề cao lợi ích cá nhân).
Bên cạnh đó, những xã hội đề cao giá trị trọng cồng đồng thường ưu tiên
hình thức bầu cử mang lại cơ hội cho tất cả, tôn trọng và bảo vệ quyền thiểu số, còn những xã hội đề cao quyền và lợi ích cá nhân sẽ kỳ vọng lớn hơn về
các cuộc bầu cử cạnh tranh theo nguyên tắc đa số với sự chiếm ưu thế của
các đảng lớn, trong khi các đảng nhỏ có ít cơ hội hơn [136, tr.116].
Điều này nhấn mạnh yếu tố ưu tiên đối với với các giá trị trong quá trình tham gia chính trị của người dân là cơ sở quan trọng cho việc xác định
văn hóa chính trị đặc trưng của mỗi cộng đồng dân tộc, qua đó ảnh hưởng đến hành vi chính trị của người dân. Chính sự ưu tiên đó là cơ sở cho định hướng hành vi, tức sự lựa chọn hành động.
Thứ hai, văn hóa chính trị là kết quả của sự tích tụ lý tính và mang tính nhận thức chủ quan
Có thể dễ dàng cơng nhận tính hợp lý và khách quan của các kết luận khoa học tự nhiên nói chung bởi nó được chứng minh bằng sự tất yếu duy nhất vốn do trật tự trong tự nhiên quy định. Ví dụ, người ta có thể tính tốn lực đẩy và quỹ đạo của tàu vũ trụ bay tới sao Hỏa, hay đo được trọng lượng của trái đất. Xét về tính hợp lý, văn hóa cũng là kết quả của sự tích tụ lý tính, dẫu nó khơng phải là một kết luận mang tính khoa học như trên. Ví dụ, trong khi ở nhiều quốc gia văn hóa giao thơng quy định tất cả mọi người đi bên lề phải, thì ở Anh lại là đi bên lề trái. Người Anh thấy việc đi bên lề trái là hợp lý, còn các nước khác thấy bên phải là hợp lý. Vậy là đi bên nào cũng có tính
hợp lý nhưng đó khơng phải là kết luận khoa học hiểu với nghĩa khoa học tự
nhiên. Tính hợp lý nằm ở sự cơng nhận của cả một cộng đồng và là kết quả
đúc rút từ chính đời sống trải nghiệm của cộng đồng đó vì thế nó mang tính nhận thức chủ quan. Văn hóa do đó là q trình đào luyện lý tính. Chân - Thiện - Mỹ cũng chỉ có được thơng qua q trình thanh lọc của lý tính. Theo Aaron Wildavsky, dựa trên cơ sở quan niệm con người chính trị là sinh vật
biết lựa chọn, trong đời sống xã hội nói chung và lĩnh vực chính trị nói riêng, con người ln lựa chọn giữa các khả năng khác nhau vốn luôn bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan và khách quan và không phải lúc nào “lợi ích” (lợi ích kinh tế) cũng được lựa chọn, ngay cả lợi ích chính đáng. Do vậy, văn hóa chính trị là chiều cạnh chủ quan của hệ thống chính trị và q trình chính trị, nó nhấn mạnh tính chất nội sinh của lựa chọn chính trị, là sự chia sẻ các giá trị trong các tương tác chính trị. Với cách tiếp cận như vậy, nhà nghiên cứu mới có thể khám phá ra cội nguồn của lợi ích và giải thích được tại sao con người lại muốn như thế này chứ không phải thế khác - tức là khám phá sự chia sẻ các giá trị trong các tương tác chính trị - xã hội [153, tr.3-6].
“Tính khoa học khách quan” và “tính nhận thức chủ quan” đều có
nền tảng của sự hợp lý. Hay nói cách khác, cả khoa học và văn hóa đều là hình thức tích tụ và phát triển của lý tính, nhưng tính chất tin cậy để từ đó áp dụng vào thực hiện là rất khác biệt. Trong luận án này, quan niệm “văn hóa” trong khái niệm “văn hóa chính trị” sẽ khơng bao hàm tính khách quan khoa học theo nghĩa khoa học tự nhiên vốn phản ánh sự tất yếu duy nhất, mà đó là sản phẩm mang tính chủ quan của con người khi sống thành cộng đồng và nó có tính hợp lý đối với chính cộng đồng đó.
Việc xem văn hóa là kết quả của sự tích tụ lý tính và mang tính chủ quan trong nhận thức đã đồng thời bác bỏ quan niệm về những “nền văn hóa
cao” và “nền văn hóa thấp”. Điều này được hiểu rằng, chúng ta không thể
coi việc đi bên phải đường là “văn hóa”, cịn đi bên trái đường là “phản văn hóa”. Dẫu rằng, việc phân biệt văn hóa cao - thấp, tốt - xấu đã từng chiếm ưu thế bởi những người theo Thuyết văn hóa phổ quát với quan niệm, tồn tại các nền văn hóa ưu việt, phát triển và cả những nền văn hóa chưa phát triển, chưa hồn thiện, nghĩa là chưa chuyển hóa được các giá trị văn hóa nội tại từ xấu sang tốt. Do đó, khi tất cả các nền văn hóa đạt đến sự hồn thiện và phát triển cũng đồng thời sẽ có chung một ưu tiên, một lựa chọn, trong đó có lựa chọn liên quan đến những giá trị dân chủ phổ quát. Tuy nhiên, cách nhìn nhận theo hướng phân biệt cao - thấp, tốt - xấu trong văn hóa cho đến nay đã
bị vượt qua. Theo phân tích của Ammar Maleki, “nếu giả định văn hóa quốc
gia khơng trải dài theo kích thước lưỡng cực từ đen (xấu) đến trắng (tốt) mà giữa các giá trị giữa đỏ và xanh lam thì sẽ khơng thấy cái nhìn tuyến tính trong sự đánh giá lẫn sự vận động của các chiều cạnh văn hóa” [136, tr.6]. Điều này được hiểu rằng, khơng có một thước đo tiêu chuẩn chung nào cho mọi nền văn hóa, đồng nghĩa sẽ khơng có các nền văn hóa cao hay nền văn hóa thấp ở quy mơ phổ qt tồn cầu như quan điểm của những người theo Lý thuyết văn hóa phổ quát. Bản thân văn hóa mang tính trung tính, việc quy định tính Cao - Thấp của các nền văn hóa sẽ do mỗi cộng đồng quy ước. Đây cũng là nội hàm quy định cách tiếp cận khái niệm văn hóa chính trị của luận án. Theo đó, văn hóa chính trị khơng hàm nghĩa tốt - xấu, cao - thấp trong sự so sánh giữa các nền văn hóa chính trị giữa các quốc gia (tức ở quy
mơ tồn nhân loại), mà nó phụ thuộc vào sự quy ước về thứ tự ưu tiên đối
với từng giá trị của từng cộng đồng khác nhau. Vì thế nó là kết quả của sự nhận thức chủ quan của mỗi cộng đồng.
Thứ ba, văn hóa chính trị được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng và
mang tính bền vững
Văn hóa chính trị là các giá trị được cộng đồng chia sẻ. Điều này nhấn
mạnh sự chia sẻ của cộng đồng trong hình dung về “một trật tự xã hội”, tính hợp pháp của các thủ tục - procedures (nghĩa rộng bao gồm cả tục lệ bất
thành văn) để giải quyết các bất đồng (và sự hợp tác) xã hội. Tức, nó bao
hàm sự chia sẻ về tính chính đáng của quyền lực xã hội, một khái niệm trung tâm của chính trị học và của hoạt động chính trị thực tiễn.
Nhấn mạnh tính chia sẻ của cộng đồng khơng có nghĩa tất cả mọi thành
viên trong cộng đồng đều có một quan niệm đồng nhất về thứ tự ưu tiên và
mức độ ưu tiên đối với các giá trị. Sự chia sẻ của cộng đồng ở đây hàm ý về
tính trung bình của tất cả các cá nhân trong cộng đồng khi ưu tiên hay không
đối với một giá trị nhất định, cũng như mức độ ưu tiên các giá trị đó.
Schwartz đã lập luận rằng, các ưu tiên giá trị cá nhân là sự pha trộn giữa
đáo. Do đó, các ưu tiên trung bình do các thành viên trong xã hội quy cho các giá trị khác nhau phản ánh bản chất của nền văn hóa chung của họ và tiết lộ giá trị văn hóa chung cơ bản [148, tr.137-182]. Được cộng đồng cùng chia
sẻ là yếu tố quan trọng để các giá trị được công nhận và khi nó định hướng
các hành vi chính trị thì các hành vi chính trị đó trở nên phù hợp, được thừa
nhận là đúng đắn trong nhận thức và quan niệm của cộng đồng, nhờ thế nó
được ủng hộ.
Văn hóa chính trị tập hợp các giá trị được cộng đồng tạo dựng và
truyền thừa qua các thế hệ. Nó được ví như bộ gen của một cộng đồng trong việc định hướng hành vi chính trị của các thành viên. Bởi thế, nó có tính bền vững. Chương trình nghiên cứu GLOBE (Global Leadership and Organizational Behavior Effectiveness - Lãnh đạo toàn cầu và Hiệu quả
hành vi tổ chức) đã định nghĩa văn hóa là “các động cơ, giá trị, niềm tin,
bản sắc và những sự giải thích hoặc là ý nghĩa của những sự kiện quan trọng vốn là kinh nghiệm chung của mọi thành viên trong cộng đồng và được truyền thừa qua các thế hệ” [123, tr.5]. Thực tế cho thấy, đời sống chính trị chịu tác động bởi hành vi và thái độ của người dân với tư cách là những lựa chọn. Trong đó, có những lựa chọn chịu sự chi phối của các giá trị, ví như trong bất kỳ tình huống hay bối cảnh nào cũng không làm điều sai,