Mức độ ưu tiên đối với giá trị trọng trật tự thứ bậc trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 102 - 103)

- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.

4 Theo Khổng Tử: “Danh khơng chính thì lời nói khơng thuận, lời nói khơng thuận thì việc không thành, việc khơng thành thì lễ nhạc không hưng vượng, lễ nhạc không hưng vượng thì hình phạt khơng trúng, hình

3.2.2.3 Mức độ ưu tiên đối với giá trị trọng trật tự thứ bậc trong giai đoạn hiện nay

đoạn hiện nay

Giá trị trọng thứ bậc với hai nội dung đề cao vai trò của người đứng

đầu khoảng cách quyền lực lớn cũng đang thể hiện sự dịch chuyển về mức độ ưu tiên trong bối cảnh mới.

Trước hết, người lãnh đạo chính trị khơng cịn q được đề cao theo

hướng tượng đài hóa, thần thánh hóa vai trị và cơng lao của họ như trong

thời chiến ở nhiều giai đoạn khác nhau trong lịch sử. Sự thay đổi của bối

cảnh sang thời bình với mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng đời sống xã hội

cơng bằng, bình đẳng đã tạo ra những yêu cầu mới đối với người lãnh đạo

chính trị (chủ yếu là lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở cấp trung ương). Dưới áp

lực của nền kinh tế thị trường và sự phát triển về dân trí, hoạt động trong

lãnh đạo chính trị và quản trị công ngày càng được yêu cầu về tính cụ thể

hóa và minh bạch thơng qua các chỉ số phát triển kinh tế lẫn chỉ số phát triển con người. Các yêu cầu mang tính hiệu quả cơng việc (tính kỹ trị) được nhấn mạnh hơn so với trước kia - vốn nặng về đạo đức cách mạng.

Thứ hai, quá trình Đổi mới với sự xuất hiện của kinh tế thị trường, các

gia tầng mới (đặc biệt là tầng lớp doanh nhân) và các tổ chức xã hội dân sự đã làm xói mịn quyền uy của nhà nước với tư cách là chủ thể dẫn dắt về tri thức và thông tin. Ngồi nhà nước, người dân cịn được đón nhận thơng tin

từ nhiều kênh khác nhau đã góp phần thay đổi nhận thức trước đây vốn cho rằng, nhà nước luôn là đúng, đặc biệt là trong các can thiệp vào nhu cầu cá

nhân. Điều này tác động sâu xa đến văn hóa chính trị ở góc độ quan niệm

của người dân về vai trò và năng lực của nhà nước. Họ có quyền nghi ngờ đối với các quyết định của nhà nước thay vì ln giữ thái độ tuân thủ và phục tùng quyền uy. Hệ quả là xuất hiện các thảo luận về nhìn nhận lại vai trò nhà nước trong quan hệ với người dân với những đột phá quan trọng vào những năm cuối thập niên 1990 với việc dịch thuật các nghiên cứu của thế

Thế giới (1998), hay các cuốn sách về kinh tế học cơng cộng. Khi tính đúng đắn của nhà nước khơng cịn được coi là mặc định thừa nhận thì khoảng cách quyền uy giữa nhà nước và người dân cũng được thu hẹp so với thời kỳ trước. Cụ thể, nhà nước lắng nghe nhu cầu và nguyện vọng của người dân hơn trước khi ban hành chính sách, cũng như người dân thơng qua các kênh

khác nhau có thể đề đạt nguyện vọng, phản hồi và thậm chí phản biện đối

với nhà nước.

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 102 - 103)