- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.
6 Là con người có khả năng sử dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà phông phụ thuộc vào sự áp đặt của người khác.
4.1.1.2. Sự bất tương thích
Chính giá trị trọng cộng đồng cũng đồng thời khiến cho tiếng nói của
cá nhân nếu đi ngược lại với ý chí và nhận thức chung của cộng đồng sẽ khó được lắng nghe và chấp nhận. Nói cách khác, quyền lực phổ quát có thể dẫn tới sự chuyên chế phổ quát hay một sự độc quyền nhân danh tập thể. Ở đó, quyền của các cá nhân bị lu mờ, bị lơi kéo trong ý chí chung nhân danh tập thể, dưới yêu cầu về chuẩn mực đạo lý của tinh thần cộng đồng, đoàn kết họ tộc và làng xã. Quan trọng hơn, tinh thần cộng đồng như vậy sẽ dễ hạn chế những ý tưởng mang tính tiên phong, dẫn dắt và cách mạng. Tâm lý “xấu
đều hơn tốt lỏi”, quyền lực của số đơng thiển cận có thể lấn át cả những tư
tưởng sáng tạo, đổi mới song lại thuộc về thiểu số. Đây là nan giải lớn đối
với mọi tiến trình dân. Sau hơn 30 năm thực hiện cơng cuộc Đổi mới, nền
kinh tế Việt Nam dẫu có những thay đổi lớn song vẫn đang ở mức thu nhập
trung bình thấp, trình độ dân trí phát triển chưa đồng đều, trong khi những
thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp mới 4.0 đặt ra lại rất lớn. Thực tế đó địi hỏi cần người lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược và dài hạn để có thể tạo ra bước phát triển mang tính đột phá cho đất nước. Tuy nhiên, với văn
hóa chính trị mà mức độ trọng cộng đồng cao, đề cao ý kiến của số đơng
thay vì cởi mở với những tư tưởng sáng tạo, đột phá cũng như những thử
nghiệm chưa có tiền lệ sẽ có thể bỏ lỡ cơ hội phát triển của đất nước, cũng như gây cản trở đối với tiến trình dân chủ.
Trước thực tế này, Đảng cộng sản Việt Nam đã có sự nhìn nhận về tầm quan trọng của việc bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Theo đó, kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị được đưa ra sau khi xem
xét báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương về đề án Xây dựng cơ chế khuyến
khích và bảo vệ cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,
dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Cụ thể, trong quá trình
thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, khuyến khích cán bộ có tư duy
sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có
quy định nhưng khơng phù hợp với thực tiễn. Mặc dù chủ trương của Đảng như vậy trong để hiện thực hóa trong hoạt động chính trị thực tiễn vẫn cần có lộ trình và tránh những lợi dụng chủ trương này để bao che các cho những hành vi tham nhũng. Do vậy, cần tạo dựng văn hóa tơn trọng các cán bộ có ý tưởng sáng tạo đột phá trên cơ sở động cơ chính trị trong sáng của họ.
Đối với nội dung trọng đồng tộc, đồng hương cho thấy, việc tìm mối
quan hệ quen thân, có đi có lại khơng phải là đặc điểm duy nhất của văn hóa
chính trị Việt Nam. Song, điều đáng xem xét là mức độ phổ biến của nó
trong các q trình chính trị - Cụ thể là q trình giao tiếp chính trị giữa
người dân với chính quyền, q trình tổ chức nhân sự trong bộ máy quyền
lực. Mức độ phổ biến về sự chi phối của yếu tố đồng tộc, đồng hương diễn
ra trong các q trình chính trị trên đưa tới sự bất bình đẳng chính trị trong phân bổ nguồn lực và sự méo mó trong các lựa chọn quyết sách quốc gia gây nguy cơ suy giảm tinh thần dân chủ. Mức độ phổ biến này thể hiện ở chỗ, đa số người dân sẽ thấy việc lựa chọn người cùng họ hàng, quê quán vào vị trí quyền lực chủ chốt là chuyện bình thường và ai cũng sẽ hành động như vậy.
Song điều bình thường đó sẽ là bất tương thích, tức có hại cho dân chủ khi
“đúng quy trình, song vẫn chọn sai cán bộ”. Nghĩa là người được bổ nhiệm
có đầy đủ bằng cấp, quy trình bổ nhiệm đúng theo quy định, song lại không phải là người đủ tài, đức, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Quan trọng hơn, với cách thức kiểm nghiệm chỉ mang tính nội bộ như hiện nay thì ngay cả những
người được lựa chọn đúng đắn (tức là đồng tộc, đồng hương nhưng có đủ
đức đủ tài) cũng sẽ lãnh chịu hậu quả của quá trình này, tức mất đi một sự ủng hộ và tuân thủ tự nguyện mà lẽ ra người đó đã nhận được nếu q trình
kiểm nghiệm mang tính xã hội hơn.
Tuy vậy, xu hướng này cũng đang có những thay đổi đáng kể khi các
tiêu chí trong tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ ngày càng minh bạch hơn, trách nhiệm của người đứng đầu ngày càng được quy định rõ ràng, sự lãnh đạo của Đảng ngày càng quyết liệt hơn đối với tính cục bộ và bè phái và người dân có thêm nhiều kênh để phản ánh, đặc biệt là thông qua mạng xã hội.