ở Việt Nam
Casey Lucius (2016), Vietnam’s Political Process - How education
shape political decision - making, Routledge [101], cơng trình nghiên cứu đã
đi vào cấu trúc chính trị ở Việt Nam và các yếu tố văn hóa truyền thống tác động đến q trình ra quyết định chính trị. Trên cơ sở xem xét vai trò của quần chúng, phương tiện truyền thơng và các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là hệ thống giáo dục với tư cách là kênh quan trọng của quá trình xã hội hóa chính trị đã tham gia như thế nào vào q trình chính sách.
Cơng trình Mối quan hệ giữa dân chủ và văn hóa pháp luật của đồng
tác giả Hồng Chí Bảo và Tống Đức Thảo (2011) [5] bàn luận về sự tác
động qua lại giữa dân chủ và văn hóa pháp luật, trong đó nhấn mạnh ý thức cũng như trình độ dân trí của người dân đóng vai trị quan trọng đối với quá
trình tuân thủ pháp luật của họ trong thực tiễn và điều đó quy định mức độ
thực hành dân chủ trong mối quan hệ giữa nhà nước với người dân. Bên cạnh đó, các cơng trình “Xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn
hóa Việt Nam” của Bùi Ngọc Sơn (2005) và “Tác động của văn hóa đến pháp luật Việt Nam: Khái luận và một số vấn đề phát triển” của Nguyễn Ngọc Anh Thư (2014) cũng chung hướng nghiên cứu này.
Bài nghiên cứu Văn hóa chính trị trong sự hình thành thể chế dân chủ
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tác giả Nguyễn Văn Sơn [74].
Cơng trình tập trung phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa chính trị trong việc hình thành thể chế dân chủ. Trên cơ sở đó, tác giả làm rõ vai rị của văn hóa chính trị mà cốt lõi là xây dựng văn hóa
trách nhiệm, văn hóa niềm tin và sự cơng khai, minh bạch hóa thơng tin vớ tư cách là tiền đề cho sự hình thành thể chế dân chủ.
Bài nghiên cứu Những nhân tố tác động và ảnh hưởng đến quá trình
dân chủ hóa ở nước ta của Trần Đức Châm (2016) [8] đã có những phân
tích về ảnh hưởng của các giá trị phương Đông, lịch sử lâu dài của thể chế
quân chủ cùng các yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc Việt như yếu tố
làng xã, trọng tình, và thứ bậc đã tác động mạnh mẽ đến q trình dân chủ
hóa ở nước ta.
Cơng trình Nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo nước ta
hiện nay của Lâm Quốc Tuấn (2007) [83] nhấn mạnh vai trò của văn hóa
chính trị đối với sự phát triển chính trị của một quốc gia, trong đó văn hóa
chính trị của người cán bộ lãnh đạo quản lý đóng vai trị dẫn dắt và lơi cuốn sự tham gia chính trị của người dân, qua đó tạo điều kiện cho người dân nắm bắt và thực hành dân chủ. Bên cạnh đó, trong bài nghiên cứu Văn hóa chính
trị với sự phát triển con người - xã hội tác giả Lâm Quốc Tuấn (2016) [84,
tr.67-70] khẳng định văn hóa chính trị là một trong các chỉ số để xác định
trình độ trưởng thành về nhân cách và tư cách công dân. Nhờ việc nhận thức rõ văn hóa chính trị của dân tộc mình mà chủ thể cầm quyền có thể vận dụng để ứng xử với các bối cảnh và tình huống chính trị khác nhau.
Có thể nói, các cơng trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của văn hóa
chính trị đến tiến trình dân chủ khá hạn chế, chủ yếu được tiếp cận từ các
nền tảng khoa học khác như văn hóa, luật học, kinh tế học. Với các nghiên cứu từ cách tiếp cận chính trị học thì văn hóa chính trị cũng mới được phân tích như một trong nhiều cac yếu tố khác ảnh hưởng đến dân chủ và đời sống chính trị nói chung.
Tóm lại, những cơng trình bàn về sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đến dân chủ tập trung vào những vấn đề chính sau: 1. Khẳng định vai trị độc lập nhất định của văn hóa với tư cách là thể chế phi chính thức đối với các thể chế chính thức (kinh tế, luật pháp, hệ thống chính trị,…); 2. Đặc trưng văn hóa chính trị của mỗi quốc gia sẽ tương ứng với một mơ
hình dân chủ nhất định; 3. Văn hóa chính trị ở các nước châu Á có những đặc trưng riêng, ảnh hưởng đến các q trình chính trị nói chung và q trình dân chủ nói riêng.