Cơ sở hình thành giá trị trọng trật tự thứ bậc

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 97 - 99)

- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.

3 Những cải cách từng bước (gradualism) như về lao động, tiền lương, cải cách doanh nghiệp nhà nước, nông nghiệm Những cải cách theo phương thức liệu pháp sốc (shock therapy) ở những lĩnh vực cần có

3.2.2.1. Cơ sở hình thành giá trị trọng trật tự thứ bậc

Thứ nhất, xuất phát từ hoạt động sản xuất nông nghiệp lúa nước

Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa nước có tính chất phụ

thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên đã khiến cho tri thức kinh nghiệm trở nên quan trọng trong đời sống sản xuất của người nông dân từ xưa đến nay. Những tri thức kinh nghiệm vốn gắn với những người đi trước, những người lớn tuổi trong cộng đồng. Theo đó, họ ln được coi trọng bởi những tri thức được tích lũy từ kinh nghiệm trong đời sống sản xuất và những đóng góp đã giúp tạo lập và phát triển cộng đồng.

Ngồi ra, tính chất cơng việc mùa vụ vốn gấp gáp và huy động nhân lực đơng đã địi hỏi một cộng đồng được tổ chức có trật tự và thứ bậc, có người chỉ huy và người thi hành. Theo nhà sử học Karl Wittfogel (1957) trong tác

phẩm Chủ nghĩa chuyên chế phương Đơng: một nghiên cứu so sánh về

quyền lực tồn năng đã gọi các xã hội nông nghiệp lúa nước là “xã hội thủy

tính” (hydraulic societies) và nhà nước ở đây là nhà nước quan liêu quan

phương thủy tính (hydraulic-bureaucratic official-state). Tại đó hệ thống tưới

trung, và nhà nước ở đó khơng thể khơng phát triển đến chỗ tập quyền và quan liêu hóa [154, tr.50-61]. Marvin Harris cũng lập luận:

“Việc kiểm soát nguồn nước và sự phối hợp nhân lực đòi hỏi

những hoạt động đó phải được thực hiện bởi những cán bộ trung

thành với một số ít người đứng đầu có quyền lực đang theo đuổi

một quy hoạch tổng thể đơn nhất. Vì vậy mạng lưới thủy lợi lớn

thì hiệu suất chung của hệ thống càng cao, khuynh hướng tôn ti trật tự quản lý nông nghiệp càng trở nên phụ thuộc sâu hơn vào một người có quyền lực vơ hạn ở trên đỉnh cao” [138, tr.175].

Tính chun chế và quan liêu đã đồng thời thiết lập nhận thức, thói

quen và hành vi ứng xử mang tính trật tự và thứ bậc. Điều này thể hiện ngay trong mối quan hệ giữa mỗi cá nhân với gia đình, gia đình với họ tộc vốn là

những cơ sở đầu tiên của giá trị trọng trật tự và thứ bậc, và sau đó là giữa

cơng dân với nhà nước.

Thứ hai, xuất phát từ hệ tư tưởng

- Nho giáo

Văn hóa chính trị Việt Nam ảnh hưởng sâu đậm bởi thuyết chính danh trong Nho giáo. Nó xác định danh phận và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong

các mối quan hệ xã hội đa dạng và đan xen, đồng thời gán việc thực hiện

đúng danh phận là một yếu tố mang tính đạo đức. Theo đó, các mối quan hệ như vua - tôi, cha - con; chồng - vợ; huynh - đệ; thầy - trò là những mối

quan hệ đã định hình tính thứ bậc, với các quy tắc về bổn phận của người

dưới đối với người trên. Bổn phận đó chính là chất keo kết dính của các

mối quan hệ trong một trật tự được định sẵn. Bổn phận và trách nhiệm đó

được chuyển thành thái độ tôn trọng và không nghi ngờ hay suy xét đối với những người có quyền lực như với người cha, người thầy hay trong xã hội

là vua, quan. Thuyết chính danh theo đó là cơ sở để chính đáng hóa cấu

trúc quyền lực mang tính trật tự và thứ bậc trong mối quan hệ từ gia đình đến xã hội.

- Phật giáo

Theo đạo Phật, những người có chức quyền được coi là xứng đáng có

địa vị cao vì “nghiệp” của họ, liên quan đến tổng số hành động tốt và xấu của một người. Điều khiến cho một ai đó được lựa chọn là vua, là người lãnh đạo thì đó là “nghiệp” của người đó - vốn được quy định như một luật của trời đất, của vũ trụ và không thể thay đổi. Niềm tin này dẫn tới thái độ cam

chịu, thuần phục của dân chúng đối với kẻ bề trên, sự khuất phục đối với

quyền lực. Mặc dù, sức ảnh hưởng của đạo Phật ở Việt Nam không mạnh mẽ

như các quốc gia Ấn Độ, Thái Lan và là cơ sở tư tưởng cho các đế chế

Srivijaya và Majapahit như ở các quốc đảo Đông Nam Á, song các yếu tố

như “nhân - quả”, “nghiệp” vẫn đã và đang ảnh hưởng đến tư tưởng về một

trật tự quyền lực vốn được định sẵn. Đạo Phật theo đó hướng con người

chấp nhận hoàn cảnh và tu dưỡng bản thân thay vì chống lại trật tự thứ bậc vốn được cho là không thể thay đổi.

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 97 - 99)