khi phê phán các cách thức đo lường của các tổ chức đánh giá dân chủ
phương Tây vốn xuất phát từ cá nhân luận và đặt ra các tiêu chí dân chủ mang tính phổ quát, luận án đã đưa ra cách đánh giá mức dộ dân chủ dựa
trên sự phù hợp với các đặc điểm chính trị xã hội và các giá trị văn hóa
truyền thống để đưa ra bộ công cụ đánh giá dân chủ phù hợp.
Tóm lại, sự đa dạng trong quan niệm về dân chủ đã phản ánh quá trình
phát triển nhận thức và tư duy về dân chủ, từ việc xác định những giá trị
cốt lõi và có ý nghĩa phổ quát mà mọi nền dân chủ cần đảm bảo đến việc
nhấn mạnh tính tương thích của nó với những điều kiện cụ thể của từng
quốc gia; từ việc định hình các mơ hình dân chủ với những tiêu chí và
chuẩn mực đến việc xem dân chủ như là một quá trình dưới sự tác động và ảnh hưởng qua lại với các thể chế chính thức lẫn phi chính thức. Việc tồn tại những khái biệt trong quan niệm về dân chủ là tất yếu, song dù có thể dùng các tiêu chí, tên gọi khác nhau, điểm chung của các cách tiếp cận là
nhấn mạnh các khía cạnh, đặc tính nào đó của việc tổ chức và thực thi
quyền lực nhà nước, và xem xét chúng có phù hợp với nguyện vọng của dân chúng hay khơng. Nói cách khác, nhân dân có phải là người quyết định cuối cùng hay không, hay đúng hơn là mức độ, phạm vi của các vấn đề mà người dân có quyền quyết định cuối cùng là gì.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA
CHÍNH TRỊ ĐẾN TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ
1.3.1. Về sự ảnh hưởng chung của văn hóa chính trị đến tiến trình dân chủ dân chủ
Mặc dù khơng trực tiếp bàn đến mối quan hệ giữa văn hóa (văn hóa chính trị) và dân chủ, song xuyên qua hệ thống các tác phẩm của K.Marx toát lên tư tưởng về chức năng chính trị xã hội của văn hóa. Ơng quan niệm
sản xuất ra bản thân mình với tư cách là một thực thể xã hội [55, tr.136- 137]. Đó là hoạt động của con người nhằm tạo ra một hệ thống giá trị mang
tính định hướng cho sự phát triển ý thức con người và cho lối ứng xử của
con người trong cộng đồng xã hội. Với hệ thống giá trị định hướng này, mỗi nền văn hóa trở thành một hệ thống biểu tượng bao hàm trong đó các khn mẫu ứng xử xã hội của con người. Đó cịn là hoạt động của con người nhằm tạo ra một hệ thống những thể chế mà qua đó, những giá trị cao đẹp, mang
tính định hướng được giữ gìn, lưu truyền và phổ biến trong cộng đồng xã
hội, trở thành tài sản của mỗi người, của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội ấy và làm nên truyền thống văn hóa cho một cộng đồng. Từ góc độ chính
trị, sự tồn tại và phát triển xã hội địi hỏi cần có các cách thức nhằm giải
quyết các mâu thuẫn và đảm bảo một trật tự cho hợp tác xã hội. Mặc dù nhà nước cùng với quyền lực của nó là cách thức trung tâm và căn bản nhất,
song vẫn là một trong những cách thức bởi bên cạnh đó, niềm tin và các giá
trị được chia sẻ rộng rãi cũng là những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự hợp tác và phát triển xã hội với tư cách là những thể chế phi chính thức. Sự mâu thuẫn về niềm tin và giá trị sẽ dễ dàng hủy hoại khả năng hợp tác xã hội, thậm chí cịn là ngun nhân cho những xung đột chính trị xã hội giữa các
cộng đồng và ngay trong cùng một cộng đồng. Do vậy, văn hóa (văn hóa
chính trị) cũng có chức năng như một hệ tư tưởng chính trị vì nó đảm bảo sự
thống nhất trong hình dung về một trật tự xã hội, và cùng với trật tự đó, đảm
bảo các nguyên tắc tổ chức, hoạt động, tức tính chính đáng chính trị cần có của nhà nước và những người cầm quyền.
Theo đó, văn hóa với những giá trị do chính cộng đồng chia sẻ rộng rãi
là một sự kiện thực tế, quan sát được, có ảnh hưởng đến xã hội và do vậy
cần nhìn nhận như bất cứ một dữ liệu khách quan nào. Mặc dù khẳng định
văn hóa thuộc thượng tầng kiến trúc và lực lượng sản xuất mới là yếu tố
quyết định sự vận động tất yếu của lịch sử loài người, song C.Marx cũng
đồng thời khẳng định vai trò nền tảng tinh thần của văn hóa trong việc ảnh hưởng đến tiến trình phát triển xã hội và lịch sử nhân loại nói chung. Trong
đó, văn hóa khơng chỉ ảnh hưởng đến nguyên nhân sinh ra nó, tức tồn tại xã hội và quá trình sản xuất vật chất của con người, mà cịn góp phần quyết định phương thức vận động và phát triển của lịch sử và xã hội lồi người.
Văn hóa cịn đem lại cho con người sự điều chỉnh và định hướng hoạt động
của mình và qua đó ảnh hưởng q trình sản xuất vật chất, điều tiết sự phát triển xã hội, trở thành nguồn lực nội sinh cho sự phát triển xã hội bền vững - phát triển vì mục tiêu dân chủ và nhân văn.
“The End of History” (Sự kết thúc của lịch sử) là một bài báo ít được
chú ý của Fukuyama (1989), tuy nhiên khi cuốn sách “The End of History
and the Last Man” (Sự kết thúc của lịch sử và con người cuối cùng) được
xuất bản (1992) [112] giữa bối cảnh thế giới có những biến động lớn lao đã làm cho cơng trình có được sự thu hút mạnh bởi giới nghiên cứu và độc giả trên toàn thế giới. Mặc dù bị phê phán là sự lạc quan dân chủ q sớm, song cơng trình đã mang tới những phân tích chính trị và lịch sử đề cập đến các nền tảng của văn hóa chính trị như hệ tư tưởng, hệ thống niềm tin và các giá trị với tư cách là biến quan trọng cho các lý giải về dân chủ. Sau đó,
trong cơng trình Asian Value and the Asian Crisis của Fukuyama [113,
tr.23-27] cho rằng, người dân ở các xã hội châu Á tôn trọng quyền lực hơn so với phương Tây, và thái độ này có thể có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển tích cực.
Trong khi Fukuyama sớm lạc quan cho những dự báo về sự thống trị của nền dân chủ tự do toàn cầu thì Huntington lại tỏ ra bi quan khi nhìn vào q trình hội nhập tồn cầu giữa các nền văn minh. “Clash of Civilizations”
(Sự va chạm của những nền văn minh) [71] của ơng là đóng góp xứng đáng
cho những nghiên cứu dân chủ từ góc độ văn hóa, đồng thời đánh dấu sự
chuyển biến mạnh mẽ của chính tác giả từ một “nhà thể chế học” trong The
Third Wave: Democratization in the Late Twentieth Century [124] (Làn
sóng thứ ba: Dân chủ hóa sau thế kỷ 20) giữa thập niên 70 thành một “nhà
văn hóa học” của đầu thập niên 90. Trong nghiên cứu này, ông nhấn mạnh
các giá trị và niềm tin có thể tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của mỗi quốc gia, tiến trình dân chủ và xem như đó có thể sẽ là nguyên nhân cho các cuộc xung đột trong tương lai toàn cầu hóa. Các nghiên cứu thực nghiệm ở các xã hội phương Tây và phi phương Tây đã làm tăng tính thuyết phục cho cơng trình nghiên cứu này.
Bài báo của đồng tác giả Ronald Inglehart và Christian Welzel,
“Political Culture and Democracy: Analyzing Cross-Level Linkages”
[146] đã đề cập đến mối quan hệ giữa văn hóa chính trị và hiệu suất, chất
lượng dân chủ. Hai ông cho rằng, một nền văn hóa chính trị của lịng khoan dung, sự tin tưởng và các định hướng có sự tham gia dường như là điều cần thiết để đạt được hiệu quả dân chủ. Dựa trên dữ liệu lớn với các cuộc khảo sát xuyên quốc gia, các tác giả cho rằng những quốc gia có văn hóa tự thể hiện cao thì kéo theo chất lượng dân chủ cao, tức “nền dân chủ hiệu quả”. Tuy nhiên, cơng trình chỉ xác nhận có một mối quan hệ ngẫu nhiên giữa văn hóa chính trị và dân chủ chứ không xem xét kỹ lưỡng mối tương quan giữa hai yếu tố này với nhau và việc thực hành dân chủ dưới ảnh hưởng của yếu tố văn hóa chính trị.
Một cơng trình có đóng góp đáng kể về vai trị của văn hóa cũng như mối quan hệ giữa văn hóa và dân chủ là Democracy, Dictatorship and The
cultural transmission of political values (Dân chủ, độc tài và sự chuyển tiếp mang tính văn hóa của các giá trị chính trị) của Davide Ticchi, Thierry Verdier, Andrea Vindigni (2013). Nghiên cứu đã phát triển một lý thuyết về sự chuyển đổi chế độ nội sinh, tức văn hóa khơng phải là yếu tố ngoại sinh, độc lập mà nó cũng chịu tác động của chính tiến trình dân chủ. Do vậy, lập luận này tập trung vào việc củng cố dân chủ, trong đó nhấn mạnh sự tương tác của văn hóa với các thể chế chính trị. Các tác giả cho rằng, văn hóa chính trị phản ánh mức độ cam kết của cá nhân các công dân trong việc bảo vệ nền dân chủ trước một cuộc đảo chính qn sự tiềm năng. Đó là biến số nội sinh của mơ hình dân chủ đi kèm với các thể chế chính trị chính thức. Các tác giả
hình dân chủ thể hiện sự bổ sung từ hai phía giữa chế độ chính trị và sự tán xạ văn hóa chính trị. Dân chủ sẽ được củng cố khi có nhiều người cam kết với các giá trị dân chủ. Mặt khác, sự biến động là một đặc trưng cố hữu của các mơ hình dân chủ cũng như văn hóa chính trị với các chu kỳ của nó.
Quan trọng hơn, tính năng động của kinh tế chính trị có thể thể hiện sự
khơng tương thích với các thể chế chính trị và văn hóa chính trị - cái vốn
chậm biến đổi hơn các thể chế chính thức. Theo các tác giả thì văn hóa
chính trị được hiểu là sự cam kết dân chủ của các cá nhân công dân, ở các quốc gia phương Tây yếu tố này mạnh hơn các quốc gia phương Đông nên hễ nhà nước có biểu hiện lạm quyền thì ngay lập tức đã có nền tảng xã hội
dân sự vững chắc làm bệ đỡ để cho yếu tố tập quyền khơng có mầm mống
phát triển.
Cơng trình “Vital Democracy - Theory of democracy in action” của Frank Hendrik [114] đã khái niệm hóa mối quan hệ giữa các mơ hình dân chủ với các nền văn hóa xã hội tương thích. Theo tác giả, “văn hóa xã hội và
văn hóa chính trị là nền tảng của các mơ hình dân chủ” [114], với giả thuyết rằng, hai yếu tố văn hóa và dân chủ có liên quan đến nhau. Nền dân chủ đồng thuận hay đa số sẽ tương ứng lần lượt với nền văn hóa hài hịa hay
cạnh tranh; hai nền văn hóa này cũng lần lượt tương ứng với nền dân chủ
trực tiếp hay gián tiếp. Có thể nói, đây là một trong số ít các cơng trình xác định rõ ràng mối quan hệ giữa các chiều cạnh văn hóa với các chiều cạnh dân chủ.
Một bài nghiên cứu đề cập trực tiếp đến mối quan hệ giữa các giá trị
văn hóa và dân chủ là The relation between cultural values and models of
democracy: a cross-national study (Mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa với mơ hình dân chủ: một nghiên cứu xuyên quốc gia) của hai tác giả Ammar
Maleki và Frank Hendriks [98]. Nghiên cứu chính được các tác giả đề cập là tìm kiếm mối quan hệ giữa chất lượng của một hệ thống dân chủ và sự tồn tại của những giá trị thiết yếu của một xã hội. Lập luận được đưa ra là, có rất nhiều mơ hình dân chủ khác nhau và việc vận dụng các mơ hình ở các quốc
gia khác nhau là khác nhau, vậy đâu là lý do để các quốc gia trong khi chấp nhận mơ hình dân chủ này và từ chối hay đánh giá thấp mơ hình dân chủ khác. Bài nghiên cứu này đã tìm lời giải thích từ góc độ văn hóa với sự vận hành của các chiều cạnh văn hóa và các chiều cạnh của dân chủ.
Bài báo trên là tiền đề cho một công bố mang tính hệ thống hơn của
Ammar Maleki trong luận án tiến sỹ của ông tại trường đại học Tiburg của
Hà Lan, “Patterns of culture and models of democracy” [136]. Nghiên cứu trực tiếp bàn về mối quan hệ giữa các kiểu văn hóa với các mơ hình dân chủ. Trong đó, văn hóa chính trị được hiểu chính là văn hóa xã hội trong các hoạt động và lĩnh vực chính trị mà dân chủ là một lĩnh vực như vậy.
Mối quan hệ tam giác giữa văn hóa (các định hướng giá trị), cấu trúc (mơ hình dân chủ), Hiệu suất (chất lượng dân chủ)
Theo tác giả, mỗi một kiểu văn hóa sẽ thích hợp đối với một mơ hình
dân chủ. Các nền dân chủ mới thường được thiết kế một cách thiếu thận
trọng khi khơng tính đến sự tương thích của nó với bối cảnh văn hóa. Điều này ảnh hưởng đến tính hiệu quả và tính chính đáng của nền dân chủ. Do đó, bên cạnh các yếu tố khác thì định hướng văn hóa chính là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn, áp dụng và thích nghi với một mơ hình dân chủ nhất định. Cơng trình cũng khơng phân biệt giữa văn hóa tốt hay xấu đối với một
mơ hình dân chủ mà chỉ khẳng định sự đa dạng của các mơ hình văn hóa,
đồng thời khơng đồng ý về tính phổ qt của các mơ hình dân chủ lẫn mơ hình văn hóa. Điểm mấu chốt của các cơng trình này là thơng qua việc khảo
sát hơn 80 quốc gia trên thế giới, các tác giả đã tạo dựng được một khung