Đối với giá trị trọng thứ bậc

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 148 - 150)

- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.

6 Là con người có khả năng sử dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà phông phụ thuộc vào sự áp đặt của người khác.

4.2.2.2. Đối với giá trị trọng thứ bậc

Giá trị trọng thứ bậc với nội dung đề cao vai trò cá nhân của người đứng đầu (nhà lãnh đạo chính trị) và khoảng cách quyền lực lớn giữa chính quyền và người dân đã đem lại những sự hợp lý (có lợi) lẫn bất hợp lý (có hại) cho tiến trình dân chủ ở Việt Nam. Việc tác động đến giá trị ưu tiên này theo hướng dân chủ cần xem xét ở những khía cạnh sau:

Trước hết, xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Marx, cá nhân nhà

lãnh đạo không phải là yếu tố trung tâm của q trình chính trị, mà chính

bối cảnh của đời sống chính trị (tức hiện thực khách quan) mới tạo ra

những yêu cầu đối với phẩm chất và năng lực nhà lãnh đạo chính trị nói

chung, cũng như quy định sự cần thiết của hoạt động lãnh đạo. Theo đó, cá

nhân nhà lãnh đạo là yếu tố ngẫu nhiên trong sự tất yếu của trật tự khách

quan. Họ dù có những phẩm chất xuất chúng, khả năng thiên tài thì vẫn là

cái riêng - là biểu hiện của cái chung. Cùng với luận điểm: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội”

[52, tr.11], chủ nghĩa Marx đã đặt các cá nhân vào đúng vị trí của nó trong

bức tranh biến đổi tổng thể của hiện thực khách quan, mà chính những cá

nhân đó chịu sự ràng buộc. Như vậy, việc nhìn nhận đúng vai trị của cá nhân nhà lãnh đạo trong tiến trình logic - lịch sử là yêu cầu quan trọng cho việc đảm bảo dân chủ, nếu không sẽ dẫn tới hai thái cực đề cao chuyên chế

cao vai trò của cá nhân người đứng đầu (nhà lãnh đạo) cần được nhìn nhận cân bằng, thay vì thần thánh hóa, tách họ ra khỏi hiện thực khách quan, đánh giá thấp vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp cách

mạng, đồng thời hạn chế khoảng cách quyền lực lớn trong mối quan hệ

giữa nhà lãnh đạo và người dân.

Thứ hai, quá trình phát triển của xã hội sẽ tác động không nhỏ đến mức

độ ưu tiên của xã hội đối với giá trị trọng thứ bậc một cách khách quan. Đó là, xã hội có xu hướng chun mơn hóa (biểu hiện của nó là duy lý hóa) ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chính trị. Theo quan điểm của Weber:

“Ngày nay, con người khơng cịn tn thủ thứ quyền lực chỉ dựa trên thói quen, truyền thống hoặc sự hấp dẫn cá nhân của các nhà

lãnh đạo, mà chủ yếu là dựa trên niềm tin vào tính hợp lý của

quyền lực. Nguyên tắc pháp quyền là dấu hiệu đầu tiên của sự

hợp lý của các hoạt động của nhà nước hiện đại, của tính chính

đáng của quyền lực” [25, tr.52].

Tính hợp lý hóa của quyền lực sẽ đặt ra yêu cầu về sự cơng khai, minh bạch trong q trình quản trị công của nhà nước cũng như hiệu quả lãnh đạo

của đảng cầm quyền, đặc biệt là năng lực và phẩm chất của nhà lãnh đạo.

Điều này sẽ góp phần vào việc thu hẹp dần khoảng cách quyền lực giữa chính quyền với người dân, theo nghĩa: Thay vì đó là mối quan hệ giữa “người bề trên - ban ơn” với “kẻ bề dưới - phụ thuộc”, thì đó sẽ là các mối quan hệ dựa trên các nguyên tắc pháp quyền bình đẳng. Đặc biệt, quá trình phát triển kinh tế xã hội đang và sẽ thu hút nguồn lực lao động vào khu vực tư hơn khu vực công ngay càng thúc đẩy các tiêu chí về sự tinh thơng nghề nghiệp và nhu cầu bình đẳng nhiều hơn là trật tự thứ bậc vốn dựa trên kinh nghiệm, tuổi tác và các mối quan hệ quyền lực. Hơn thế, quá trình hội nhập vào các thể chế chung của khu vực và quốc tế với việc tuân thủ các quy tắc và luật chơi chung giữa các quốc gia thành viên sẽ càng thúc đẩy địi hỏi về

tính minh bạch đối với nhà nước cũng như các năng lực quản trị của các cá

Thứ ba, với mục tiêu xây dựng quốc gia thịnh vượng của Việt Nam hiện

nay dễ thấy, khơng có mơ hình hay cơng thức thành cơng nào sẵn có. Sự đa

dạng về lợi ích, tính bất định và tốc độ tương tác xã hội cao của khơng gian xã

hội số cùng trình độ dân trí chưa đồng đều đã và đang đòi hỏi nhà lãnh đạo

chính trị có những đột phá về tư duy, sáng tạo trong quá trình học hỏi và thử

nghiệm phù hợp với u cầu thực tiễn. Đó cũng chính là tinh thần “thận độc”

của văn hóa Phương Đơng - trung thực tận cùng với tầm nhìn và giá trị mà

mình theo đuổi ngay cả khi cơ độc. Đồng thời, việc nhấn mạnh vai trò của tinh hoa trong bối cảnh hiện nay càng quan trọng nhằm tránh số đông thiển cận, xu hướng dân túy và sự lũng đoạn của lợi ích nhóm khi đất nước ngày càng hội nhập và nền kinh tế vận hành theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 148 - 150)