Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến
1.3. Khái quát về trọng tài thương mại trực tuyến
1.3.1. Khái niệm trọng tài thương mại trực tuyến
Trong giai đoạn hiện nay, trọng tài thương mại ngày càng trở thành một cơ chế GQTC phổ biến và hiệu quả bên cạnh các phương thức GQTC truyền thống nhờ tính linh hoạt, bảo mật, tiết kiệm thời gian và chi phí. Hơn nữa, Cơng ước về cơng nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngồi (cịn gọi là Cơng ước New York 1958) với hơn 165 quốc gia thành viên đã tạo lợi thế to lớn cho phương thức giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài so với các phương thức khác, đặc biệt đối với các tranh chấp xuyên biên giới quốc gia.
Theo quy tắc trọng tài trực tuyến của Hiệp hội trọng tài Nga (thơng qua ngày 15/9/2015, có hiệu lực từ ngày 01/10/2015) trọng tài trực tuyến là phương thức GQTC thương mại phát sinh từ quan hệ hợp đồng và ngồi hợp đồng bằng việc gửi và lưu trữ thơng tin qua các phương tiện điện tử.9 Như vậy, trọng tài trực tuyến là một loại trọng tài cụ thể sử dụng các ưu điểm của máy tính và cơng nghệ internet, trong một phần hoặc tồn bộ quy trình tố tụng trọng tài được thực hiện trên phương tiện điện tử, thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông như email, trao đổi qua video, chữ ký điện tử (e-signature), hệ thống thông tin liên lạc trực tuyến, các phần mềm đặc biệt,... mỗi yếu tố của trọng tài như phán quyết trọng tài, thoả thuận trọng tài, việc lựa chọn và chỉ định Trọng tài viên, xuất trình, tạo lập chứng từ, phiên tồ,… có thể được tiến hành thơng qua trao đổi thông tin điện tử theo các tiêu chuẩn nhất định. Cũng có ý kiến khác cho rằng, trọng tài trực tuyến thực chất là phiên bản điện tử của trọng tài truyền thống, bao gồm các thành phần của trọng tài truyền thống bắt đầu bằng “thỏa
thuận trọng tài trực tuyến” và kết thúc bằng “phán quyết trọng tài trực tuyến”.10 Trọng tài trực tuyến chỉ diễn ra trong q trình sử dụng internet và cơng nghệ kỹ thuật số. Trong phương thức này, Trọng tài viên được chỉ định bởi các bên hoặc bởi một tổ chức trọng tài do các bên thỏa thuận sẽ GQTC và đưa ra một phán quyết trọng tài, sau khi nghe các lập luận của các bên và kiểm tra bằng chứng của họ. Trong quá trình tố tụng trọng tài, các chủ thể tham gia với quy trình tích hợp sử dụng các thiết bị phần cứng và phần mềm tinh vi để tạo thuận tiện trong quá trình GQTC.
Từ các quan điểm trên, có thể hiểu trọng tài trực tuyến là phương thức GQTC bằng trọng tài thông qua các phương tiện điện tử trong một phần hoặc tồn bộ q trình tố tụng nhằm hỗ trợ q trình giải quyết tranh chấp được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và minh bạch.
9 Russian Arbitration Association Online Arbitration Rules, Approved on 15 September 2015 by the Board Resolution of the Russian Arbitration Association.
10 Chinthaka Liyanage, 2010, Online arbitration compared to offline arbitration and the reception of online consumer arbitration: an overview of the literature, (No.1) (2010)22 Sri Lanka JiL, tr.173
1.3.2. Phân loại trọng tài thương mại trực tuyến
Như phân tích ở trên, trọng tài trực tuyến là phương thức GQTC bằng trọng tài thơng qua các phương tiện điện tử. Vì vậy, tùy vào mức độ tham gia của các phương tiện điện tử trong q trình tố tụng, có thể phân loại trọng tài trực tuyến thành hai loại như sau:
- Thứ nhất, mức độ phụ thuộc vào cơng nghệ hồn tồn: Ở mức độ này, trọng tài
trực tuyến sẽ hồn tồn ứng dụng cơng nghệ vào GQTC. Việc áp dụng công nghệ không chỉ sử dụng ở mức độ trao đổi, xử lý, lưu trữ thơng tin mà cịn tham gia sâu hơn vào cả quá trình ra phán quyết. Cơ chế này có thể được sử dụng trong tương lai với sự phát triển hơn nữa của cơng nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo.
Trong trường hợp này, cơng nghệ trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để thay thế các Trọng tài viên là con người để đưa ra phán quyết cuối cùng của vụ việc dựa trên lập luận của các bên cũng như áp dụng pháp luật. “Trọng tài điện tử” hoặc “Trọng tài máy” có thể tham gia GQTC với vai trị bình đẳng như một “Trọng tài con người” tùy vào quyền tự do lựa chọn trọng tài của các bên tranh chấp. Một tranh chấp có thể hồn tồn được xét xử qua “Trọng tài điện tử” hoặc kết hợp giữa “Trọng tài điện tử” và “Trọng
tài con người”. (Hà Công Anh Bảo 2020, tr.86)
- Thứ hai, mức độ phụ thuộc cơng nghệ khơng hồn tồn: Vai trị của cơng nghệ bị
hạn chế trong giao tiếp và trao đổi thông tin. Trong bối cảnh hiện nay, mức độ phụ thuộc này có vẻ phù hợp khi mà vai trị cơng nghệ bị giới hạn trong việc giao tiếp và trao đổi thơng tin. Trong đó, các Trọng tài viên làm việc trực tuyến với các bên tranh chấp qua việc sử dụng các phương tiện điện tử như email, tin nhắn tức thời, điện thoại và diễn đàn thảo luận. Phương thức trực tuyến ở đây dùng để chỉ việc liên lạc thông qua một phương tiện điện tử và môi trường mạng, bao gồm việc sử dụng điện thoại bàn hoặc di động, fax, hoặc thư điện tử hoặc bất kì phương tiện nào khác thơng qua mơi trường mạng. Về q trình GQTC, trọng tài trực tuyến có thể tiến hành hồn tồn trên mơi trường mạng hay được tiến hành kết hợp trực tuyến với các phương tiện truyền thống. Với trọng tài trực tuyến một phần, các cơng cụ đã đề cập trước đó cũng được sử dụng nhưng cịn kết hợp với các công cụ truyền thống khác như bưu điện để
chuyển giao bằng chứng, liên lạc và đưa ra phán quyết. Với trọng tài trực tuyến tồn bộ, cả q trình giải quyết sẽ dựa vào các phương tiện trao đổi trực tuyến như email, hội nghị trực tuyến và các cơng cụ giao tiếp khác, thậm chí là một nền tảng hồn chỉnh được tạo ra nhằm phục vụ cho q trình GQTC. Bên cạnh đó, cơng nghệ cịn là một cơng cụ hữu ích để quản lý dữ liệu và chuẩn bị tài liệu cho phiên họp. Gần đây, tại Việt Nam có một số tổ chức trọng tài bắt đầu sử dụng một số cấp độ hỗ trợ công nghệ để giải quyết tranh chấp như sử dụng thư điện tử để trao đổi thông tin và phiên họp trực tuyến để giải quyết tranh chấp.11
1.3.3. Đặc điểm trọng tài thương mại trực tuyến
Ngoài những đặc điểm chung của phương thức GQTC trực tuyến như: Tính phi biên giới, tính hiện đại, nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm, tính đa dạng chủ thể trong tranh chấp, tính minh bạch, tính rủi ro thì phương thức GQTC bằng trọng tài trực tuyến có những đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể nào đó khi
các bên tự nguyện thỏa thuận lựa chọn giải quyết tại trọng tài. Phán quyết của trọng tài khách quan và có độ tin cậy cao vì các bên được tồn quyền tự lựa chọn Trọng tài viên. Các Trọng tài viên ngoài am hiểu pháp luật thì cịn có kiến thức sâu rộng về vấn đề tranh chấp.
Thứ hai, trọng tài là hình thức GQTC với sự tham gia của bên thứ ba khách quan
để giúp các bên giải quyết bất đồng. Tuy nhiên, quyết định của Trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các bên tranh chấp như một bản án của Tòa án. Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm, bắt buộc thi hành với các bên, các bên khơng có quyền kháng cáo hay kháng nghị. Đây là điểm khác biệt và cũng là ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với Tòa án.
11 Điều 25 của Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Điều 26 Quy tắc tố tụng Trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC).
Thứ ba, trọng tài là một phương thức giải quyết phi chính phủ nên khơng mang
tính quyền lực nhà nước như Tịa án, tuy nhiên vẫn được điều chỉnh bằng pháp luật cụ thể.
Thứ tư, trọng tài thường nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan quyền lực nhà nước
trong quá trình tố tụng như sự hỗ trợ của Tòa án khi ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời…
Thứ năm, thủ tục linh hoạt, đơn giản, các bên có thể chủ động về thời gian và địa
điểm GQTC. Hơn nữa, nguyên tắc GQTC của trọng tài không công khai giúp các bên bảo vệ được uy tín của mình và các bí mật kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
GQTC bằng phương thức trực tuyến ngày càng có vai trị quan trọng trong hoạt động GQTC nói chung, vì ODR có tính chất phi biên giới, có tính minh bạch cao do kết hợp linh hoạt giữa các phương thức GQTC truyền thống và CNTT với quy trình tương đối đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại của các bên, từ đó góp phần GQTC một cách nhanh chóng, hiệu quả. Với các điều kiện như hiện có, Việt Nam hồn tồn có thể áp dụng và triển khai có hiệu quả ODR. Đây hứa hẹn là một giải pháp hữu ích giúp các doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp trực tuyến một cách nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch. Tuy nhiên, để mở đường cho ODR phát triển ở Việt Nam, trước tiên cần có sự tiên phong đi đầu của các doanh nghiệp trong việc áp dụng ODR, cùng với đó là sự hỗ trợ của các hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng chính sách và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc áp dụng ODR.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHUNG PHÁP LÝ VỀ HÒA GIẢI, TRỌNG TÀI TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ