Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến
2.3. Một số kinh nghiệm quốc tế xây dựng khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực
2.3.1. Cơ sở pháp lý cho sự hình thành trọng tài trực tuyến ở Trung Quốc
Có thể nói, hiện nay chưa có bất kỳ văn bản pháp luật này điều chỉnh giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài trực tuyến tại Trung Quốc nhưng cũng khơng có bất kỳ quy định nào loại trừ các phương thức này. Các phương thức này được điều chỉnh bởi pháp luật về trọng tài truyền thống. Bởi lẽ, ở Trung Quốc, giải quyết tranh chấp trực tuyến chỉ được coi là một nền tảng giải quyết tranh chấp chứ không phải là các cách thức được thừa nhận rộng rãi. Dựa trên các quy định về trọng tài thương mại truyền thống và các quy định pháp luật có liên quan đã tạo nền tảng cho hoạt động của trọng tài trực tuyến ở Trung Quốc phát triển, cụ thể:
- Về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử: Trung Quốc đã ban hành Luật Chữ ký Điện tử năm 200431, trong đó có các quy định cụ thể về dạng văn bản, yêu cầu đối với mẫu bản gốc, yêu cầu bảo quản tài liệu, tính trung thực của bất kỳ thơng điệp dữ liệu nào làm bằng chứng gửi và nhận bất kỳ thông điệp dữ liệu nào, chữ ký điện tử và chứng nhận,...
30 Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Quy tắc tố tụng Trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC).
31 Điều 4, Điều 5, Điều 6 của Luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Chữ ký điện tử được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/4/2005.
- Về giá trị pháp lý của hợp đồng được lập dưới dạng điện tử: Pháp luật hợp đồng của Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhận tính hợp lệ của hợp đồng dưới dạng điện tử vào năm 199932, theo cách lý giải hình thức bằng văn của một hợp đồng nghĩa là bản ghi nhớ hợp đồng, thư hoặc thư điện tử (bao gồm cả bức điện, telex, fax, trao đổi dữ liệu điện tử và thư điện tử),... có khả năng thể hiện nội dung của nó dưới dạng hữu hình.
- Về tính hợp lệ của thỏa thuận trọng tài được lập bằng dữ liệu điện tử: Điều 16 của Luật Trọng tài Trung Quốc33 quy định rằng “thỏa thuận trọng tài bao gồm các điều
khoản trọng tài được quy định trong hợp đồng và bất kỳ hình thức thỏa thuận bằng văn bản nào khác được ký kết trước hoặc sau khi các tranh chấp được đưa đến trọng tài”.
Như vậy, Luật khơng có quy định nào khác về hình thức viết. Tuy nhiên, ngày 23 tháng 8 năm 2006, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc ban hành một số giải thích về việc thực hiện Luật Trọng tài (Bản giải thích 2006). Điều 1 của Bản giải thích năm 2006 chỉ ra rằng “Các dạng văn bản khác” như: Các hình thức hợp đồng, thư hoặc thơng điệp dữ liệu (bao gồm điện báo, fax, trao đổi dữ liệu điện tử và e- mail),... Tòa án nhân dân tối cao cơng nhận tính hợp lệ của các hình thức điện tử của thỏa thuận trọng tài trong Bản giải thích 2006.
- Về thành viên hội đồng trọng tài: Căn cứ vào giá trị tranh chấp hoặc loại tranh chấp mà sẽ có số thành viên thuộc hội đồng phù hợp. Tranh chấp không vượt qua 500.0 USD sẽ được giải quyết bởi một Trọng tài viên, trong khi vượt quá số này sẽ được giải quyết bởi một hội đồng gồm ba Trọng tài viên, với các tranh chấp nhỏ liên quan tới hợp đồng mua hàng trực tuyến tranh chấp nợ tín dụng thì chỉ có một Trọng tài viên.
- Về thủ tục, giải quyết tranh chấp trực tuyến bằng trọng tài sẽ được thực hiện thơng qua thủ tục viết. Theo đó, Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra các câu hỏi và các bên sẽ trả lời thơng qua chính nền tảng trực tuyến đó trong vịng năm ngày. Quy trình này có thể được chuyển thành giải quyết trực tiếp nếu các bên không cung cấp tài liệu
32 Điều 10, Điều 11 Luật Hợp đồng Trung Quốc năm 1999.
33 Luật Trọng tài Trung Quốc được thông qua tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ của Kỳ họp Quốc hội Trung hoa thứ 8 ngày 31/10/1994.
hoặc không trả lời các câu hỏi được đưa ra, khi các bên đồng ý chuyển từ trực tuyến sang trực tiếp hoặc khi các thành viên trọng tài quyết định phải quyết trực tiếp cho các tranh chấp phức tạp.
- Về công nhận thủ tục và quy tắc của trung tâm trọng tài: Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc ban hành hướng dẫn một số quy định thi hành phán quyết của trọng tài vào ngày 23/2/201834, trong đó Điều 14 của hướng dẫn trên giải thích nếu các bên trong quá trình GQTC bằng trọng tài biết hoặc phải biết các thủ tục trọng tài theo luật định hoặc các quy tắc trọng tài được lựa chọn đã không được tuân thủ nhưng vẫn tham gia hoặc tiếp tục tham gia tố tụng trọng tài mà khơng phản đối thì sau khi có phán quyết trọng tài ban hành thì Tịa án sẽ khơng hỗ trợ đơn xin từ chối thi hành phán quyết trọng tài. Mặc dù thông báo này không đề cập trực tiếp đến trọng tài trực tuyến, nhưng trọng tài trực tuyến cũng thuộc trọng tài thương mại, vì vậy nó có hiệu lực áp dụng. Với hướng dẫn này của Tòa án sẽ hạn chế được các yêu cầu tuyên bố hủy phán quyết trọng tài vì sự vi phạm thủ tục của quy tắc trọng tài trực tuyến trong xét xử.
- Về quy trình GQTC thương mại bằng trọng tài trực tuyến: Trên cơ sở Luật Trọng tài, quy trình GQTC bằng trọng tài trực tuyến ở Trung Quốc được xây dựng theo các bước sau:
(1) Các bên nộp hồ sơ vụ việc lên cơ quan trọng tài. Hồ sơ bao gồm: Thỏa thuận trọng tài và đơn xin GQTC bằng trọng tài ở dạng điện tử (các mục trong đơn xin trọng tài được quy định như Điều 23);
(2) Cơ quan trọng tài xem xét phạm vi vụ việc, sau đó gửi thơng báo chấp nhận hoặc từ chối giải quyết. Nếu chấp nhận, cơ quan sẽ tiến hành thành lập Hội đồng trọng tài theo quy định trong Điều 24 và gửi quy tắc trọng tài cho các bên thông qua địa chỉ thư điện tử mà đương sự đã đăng ký trong hồ sơ;
(3) Trọng tài tiến hành GQTC bằng việc xem xét bằng chứng và nghe lập luận từ các bên, hoặc lời khai của nhân chứng. Q trình này có thể diễn ra thơng qua hội nghị truyền hình (video conference), cuộc họp trực tuyến (online meeting);
(4) Các bên có thể tiến hành hịa giải sau khi nộp tranh chấp đến trọng tài. Nếu hịa giải thành cơng, Trọng tài viên sẽ tun bố hịa giải hoặc đưa ra phán quyết theo thỏa thuận hòa giải của hai bên. Ngược lại, trọng tài sẽ cân nhắc và đưa ra phán quyết của mình theo đúng quy định pháp luật;
(5) Sau khi Trọng tài viên đưa ra phán quyết cuối cùng. Các bên sẽ thực hiện theo đúng phán quyết của trọng tài.
Theo Điều 40 của Luật Trọng tài, q trình GQTC được diễn ra khơng cơng khai, nếu các bên có u cầu cơng khai thì cuộc họp sẽ được mở như u cầu, trừ trường hợp có bí mật quốc gia.
Mặc dù Trung Quốc chưa ban hành đạo luật cụ thể nào về ODR, trong đó có trọng tài trực tuyến. Tuy nhiên ở Trung Quốc có một điểm đặc biệt là có hệ thống các quy định giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài trực tuyến tư nhân hết sức phát triển. Đây là kinh nghiệm để Trung Quốc phát triển pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến.