Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến
2.3. Một số kinh nghiệm quốc tế xây dựng khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực
2.3.3. Cơ sở pháp lý để phát triển hòa giải trực tuyến ở Ấn Độ
Hịa giải trực tuyến khơng được quy định một cách trực tiếp trong hệ thống pháp luật của Ấn Độ, tuy nhiên dựa trên nền tảng pháp lý có sẵn của mình, chúng ta thấy hịa giải trực tuyến có thể được thừa nhận một cách hợp pháp ở Ấn Độ nhờ những cơ sở sau đây:
Hịa giải khơng được xem là phương thức GQTC thương mại chủ đạo ở Ấn Độ nếu so sánh với Tịa án và trọng tài. Chính vì vậy, hịa giải thương mại ở Ấn Độ dù đã được ban hành vào năm 1996 khi quốc hội Ấn Độ sửa đổi BLTTDS (CPC) và đưa ra mục 89, cho phép các Tòa án GQTC trực tiếp bằng hịa giải nhưng cũng khơng hiệu quả bằng Tịa án. Thậm chí năm 2004, Ấn Độ đã ban hành các quy tắc Hòa giải những quy tắc này khơng bao qt đầy đủ quy trình hịa giải. Hơn nữa, các quy tắc này đã được soạn thảo một cách qua loa vì chúng dường như ít nhiều được dỡ bỏ khỏi Luật Trọng tài và Hòa giải năm 1996, điều này tạo ra sự thiếu tự tin và khơng chắc chắn cho quy trình hịa giải ở Ấn Độ.
Ấn Độ đã cụ thể hóa chủ trương này khi gần đây đã có sự gia tăng về sự cơng nhận của hòa giải, bằng chứng là cơ quan lập pháp của Ấn Độ đã đưa nội dung hịa giải vào Luật Cơng ty năm 2013, Luật Phá sản năm 2016, cũng như Luật Tòa án Thương mại năm 2015, cùng với các luật khác. Mặc dù các đạo luật khác nhau đã trao cho các bên quyền tự chủ để GQTC của họ thơng qua hịa giải và tồn tại các biện pháp tham gia phiên tòa cũng như tư nhân trong hịa giải, vẫn có sự khan hiếm hướng dẫn thủ tục rõ ràng về khía cạnh này, do đó việc ban hành Luật Tịa án Thương mại năm 2015 và được sửa đổi năm 2018 theo đề nghị của Tòa án tối cao thực sự là một đề xuất đầy hứa hẹn cho hoạt động hòa giải ở Ấn Độ, khi mà phần 12A của Luật này
quy định bắt buộc tổ chức hòa giải trước khi khởi kiện theo các quy tắc của Toà án Thương mại.
Chủ động tham gia vào Cơng ước hịa giải Singapore: Năm 2019, Ấn Độ là một trong 46 quốc gia đầu tiên ký kết Công ước Liên hợp quốc về các Hiệp định hòa giải quốc tế, thường được gọi là Cơng ước hịa giải Singapore (SMC). Các quốc gia ký kết cam kết tạo ra một môi trường thuận lợi cho thương mại và thương mại quốc tế bằng cách thiết lập các hệ thống hiệu quả để giải quyết các tranh chấp xuyên biên giới. Đây sẽ là tiền đề tạo thuận lợi cho việc cơng nhận các quyết định hịa giải trực tuyến xuyên biên giới. (Hà Cơng Anh Bảo 2020, tr.232)
Nhìn chung, ODR vẫn chưa phát triển ở Ấn Độ, các phương thức truyền thống vẫn là phổ biến hơn cả. Trong khi đó, giải quyết thơng qua các nền tảng trực tuyến chưa được pháp luật điều chỉnh.