Cách xây dựng và triển khai hòa giải, trọng tài trực tuyến của Liên minh

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực tuyến tại Việt Nam (Trang 64 - 66)

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến

2.3. Một số kinh nghiệm quốc tế xây dựng khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực

2.3.2. Cách xây dựng và triển khai hòa giải, trọng tài trực tuyến của Liên minh

châu Âu

EU được đánh giá là khu vực có nền tảng cơng nghệ thơng tin và truyền thông phát triển nhất trên thế giới. Từ lâu, EU đã nhận thấy ODR sẽ giúp xây dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với TMĐT, từ đó góp phần vào sự phát triển thị trường này, đặc biệt đối với các giao dịch xuyên biên giới.

Với việc 57% người tiêu dùng sử dụng mua sắm trực tuyến và có tới 21% có vấn đề khi mua sắm trực tuyến trong đó chủ yếu các khiếu nại liên quan đến quần áo, giày dép, vé máy bay và hàng cơng nghệ, nhưng có đến 78% người tiêu dùng Liên minh châu Âu (EU) đã không thực hiện bất kỳ hành động gì vì cho rằng sẽ mất nhiều chi phí, thời gian và phức tạp (Hà Cơng Anh Bảo 2020, tr.214). Điều này đã địi hỏi

EU phải xây dựng những phương thức GQTC phù hợp, trong đó có hịa giải trực tuyến. Theo đó, EU đã ban hành các quy định về ODR trong các văn bản sau:

- Chỉ thị hòa giải 2008/52/EC (Chỉ thị 52)35 về một số khía cạnh hịa giải về dân sự và thương mại của Nghị viện và Hội đồng châu Âu là tiền đề cho EU triển khai hòa giải trực tuyến. Chỉ thị cho phép các bên hòa giải đạt được một thỏa thuận giống như phán quyết của tịa. Theo đó, các thỏa thuận đó sẽ được cơng nhận và thi hành trong EU theo các điều kiện giống nhau như phán quyết của Tòa án và trọng tài. Điều này giúp cho các thỏa thuận trực tuyến sẽ được đối xử như nhau. Hơn nữa, Chỉ thị còn yêu cầu các quốc gia thành viên đảm bảo rằng các bên chọn hịa giải khơng bị ngăn cản khi chọn toà án hoặc trọng tài liên quan đến tranh chấp đó khi q trình hịa giải hết hạn. Chỉ thị này là cơ sở quan trọng, là nền tảng để xây dựng niềm tin cho người dân EU đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng hịa giải nói chung và hịa giải trực tuyến nói riêng.

- Chỉ thị số 11/2013/EU về công nhận và áp dụng phương thức ADR để GQTC giữa người tiêu dùng và thương nhân (Chỉ thị 11)36. Ngoài ra, Điều 5 và Điều 8 của Chỉ thị 11 đề cập đến 2 vấn đề chính: (i) yêu cầu về chất lượng của thực thể ADR, và

(ii) xây dựng một nền tảng để giải quyết các tranh chấp trực tuyến xuyên biên giới trong khối EU.

- Quyết định số 524/2013/EU về GQTC trực tuyến với người tiêu dùng (Quyết định 524)37. Đây là văn bản quan trọng về việc áp dụng phương thức ODR trong khuôn khổ EU. Quyết định này nhấn mạnh tới đối tượng của tranh chấp trực tuyến, mục đích, phạm vi và cụ thể hóa các thủ tục ODR và việc hình thành các đầu mối liên lạc để hỗ trợ quá trình GQTC.

35 Directive 2008/52/EC of the European Parliament and of the Council of 21 May 2008 on certain aspects of mediation in civil and commercial matters, Official Journal of the European Union, L 136/3, 24.05.2008, tr. 3-8.

36 Directive 2013/11/EU of the European Parliament and of the Council of 21 May 2013 on alternative dispute resolution for consumer disputes and amending Regulation (EC) No 2006/2004 and Directive 2009/22/EC, Official

Journal of European Union, L 165, 18.06.2013, tr. 63-79.

37 Regulation (EU) No 524/2013 of the European Parliament and of the Council of 21 may 2013 on online dispute resolution for consumer disputes and amending Regulation (EC) No 2006/2004 and Directive 2009/22/EC, Official

Việc ban hành các văn bản này cho thấy sự nắm bắt xu thế kịp thời của EU trong việc giải quyết những tranh chấp cho người tiêu dùng, còn người tiêu dùng ngày càng thực hiện giao dịch trực tuyến và số lượng thương nhân tham gia cũng ngày càng gia tăng. Có thể thấy rằng, Chỉ thị 11 và Quyết định 524 đã quy định chi tiết về phạm vi áp dụng, trình tự thủ tục, cơ chế hoạt động, đưa ra định nghĩa rõ ràng về các chủ thể tham gia và các yếu tố khác của ODR được pháp luật điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực tuyến tại Việt Nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w