Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến
2.1. Khung pháp lý về hòa giải trực tuyến tại Việt Nam
2.1.3. Về kết quả hòa giải thành
Trong q trình hịa giải thương mại, nếu các bên đạt được sự đồng thuận về việc giải quyết một phần hoặc tồn bộ tranh chấp, Hịa giải viên thương mại sẽ lập văn bản kết quả hòa giải thành. Văn bản này có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự. Nghĩa là, thỏa thuận hịa giải thành có tính ràng buộc các bên như các thỏa thuận trong các hợp đồng khác. Nếu một bên không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng thỏa thuận hịa giải thành thì phải chịu trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đối với bên kia. Tuy nhiên, cũng giống như các thỏa thuận hợp đồng khác, bản thân văn bản kết quả hòa giải thành chưa có giá trị cưỡng chế thi hành như bản án hay phán quyết trọng tài có hiệu lực pháp luật.
Khi các bên đạt được kết quả hịa giải thành thơng qua thủ tục hòa giải thương mại, các bên có nghĩa vụ thi hành kết quả hịa giải thành. Tuy nhiên, để bảo đảm rằng các bên sẽ thực hiện theo đúng cam kết theo đúng nội dung văn bản hịa giải thành, các bên có thể u cầu Tịa án có thẩm quyền cơng nhận kết quả hịa giải thành đó.
Trong trường hợp văn bản hịa giải thành được Tịa án cơng nhận có thể được cưỡng chế thi hành như bản án của Tịa án hay phán quyết trọng tài có hiệu lực pháp luật.
Để được Tịa án cơng nhận, văn bản kết quả hịa giải thành thơng qua thủ tục hịa giải thương mại phải đáp ứng được những điều kiện sau:
Thứ nhất, các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền và nghĩa vụ đối
với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hịa giải thành có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý.
Thứ hai, ý chí các bên tham gia hịa giải là hoàn toàn tự nguyện, nội dung thỏa
thuận hịa giải khơng vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc với người thứ ba.
Thứ ba, các bên tham gia thỏa thuận hịa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và
cuối cùng một hoặc các bên có đơn yêu cầu Tịa án cơng nhận.19
Về kết quả hòa giải thành được quy định tại Điều 15 Nghị định 22/2017/NĐ- CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ, trong đó quy định kết quả hịa giải thành phải có chữ ký của các bên và Hòa giải viên thương mại.
Vấn đề pháp lý đặt ra là chữ ký điện tử, chữ ký số của văn bản hòa giải thành khi các bên tiến hành hòa giải thương mại trên các nền tảng hòa giải trực tuyến. Để xác định tính pháp lý của các loại chữ ký điện tử, có thể căn cứ vào các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật GDĐT năm 2005 quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT;
- Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật GDĐT về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về TMĐT;
- BLDS 2015 điều chỉnh các loại giao dịch và hợp đồng.
Tại Điều 24 của Luật GDĐT 2005, quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được thể hiện như sau:
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản/hợp đồng cần có chữ ký, thì chữ ký điện tử có giá trị pháp lý khi đáp ứng 02 điều kiện sau: “Phương pháp tạo chữ ký điện tử
cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thơng điệp dữ liệu; Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thơng điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi”. Ngoài ra, Điều 8 của Nghị định
130/2018/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số (một dạng chữ ký điện tử). Hiện nay, Trung tâm Hoà giải Việt Nam thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam quy định về chữ ký của văn bản kết quả hoà giải thành như sau: Các bên có thể ký trực tiếp hoặc sử dụng chữ ký điện tử phù hợp với quy định pháp luật.20 Tuy nhiên, để được Tịa án cơng nhận kết quả hịa giải thành, khi gửi đơn yêu cầu công nhận kết quả hịa giải thành ngồi Tịa án, người yêu cầu phải gửi kèm theo văn bản kết quả hòa giải thành cho Tòa án để được xem xét cơng nhận.21 Do đó, sau khi tiến hành hịa giải thành trên các nền tảng hòa giải trực tuyến, trong trường hợp các bên có u cầu Tịa án cơng nhận kết quả hịa giải thành thì các Trung tâm hịa giải thương mại phải tiến hành in văn bản kết quả hòa giải thành ra giấy để cho các bên ký trực tiếp vào văn bản hòa giải thành. Việc làm như trên không những mất nhiều thời gian, mất đi tính linh động, nhanh chóng của phương thức hịa giải trực tuyến mà còn đi ngược lại xu thế của thời đại công nghệ số. Đây là một trong những bất cập của quy định pháp luật hiện hành về GQTC thương mại trực tuyến.