Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến
2.1. Khung pháp lý về hòa giải trực tuyến tại Việt Nam
2.1.1. Về thỏa thuận hòa giải
Để các bên có thể GQTC bằng hịa giải thương mại, các bên cần có thỏa thuận về việc GQTC bằng phương thức này, được gọi là thỏa thuận hòa giải. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ: “Thỏa thuận hòa giải là việc các bên thỏa thuận về việc GQTC có thể phát sinh
hoặc đã phát sinh bằng phương thức hòa giải thương mại”. Thỏa thuận hịa giải có thể
được các bên lập dưới hình thức thỏa thuận riêng hoặc quy định trực tiếp trong điều khoản hòa giải của hợp đồng. Về thời điểm xác lập, các bên có thể thỏa thuận GQTC bằng hịa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc bất cứ thời điểm nào của quá trình GQTC.
Trong quan hệ kinh doanh thương mại, thỏa thuận hòa giải là một thỏa thuận giữa các bên, thống nhất về việc giải quyết tranh chấp có khả năng phát sinh hoặc đã phát sinh thơng qua hịa giải. Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 22/2017/NĐ- CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ, trong trường hợp các bên thỏa thuận hòa giải trước khi xảy ra tranh chấp, các bên có thể xác lập thỏa thuận
hòa giải dưới dạng một điều khoản của hợp đồng. Khi mâu thuẫn đã phát sinh, việc thuyết phục các bên cùng tham gia hòa giải gặp phải rất nhiều trở ngại, như trở ngại về tâm lý, trở ngại về xung đột lợi ích. Trong trường hợp các bên đồng ý GQTC bằng hòa giải, cũng theo quy định tại khoản 2 của Điều luật trên thì trong trường hợp này các bên xác lập thỏa thuận hịa giải dưới hình thức thỏa thuận riêng và phải được xác lập bằng văn bản.
Như vậy, có thể định nghĩa thỏa thuận hịa giải thương mại là văn bản mà tại đó các bên thỏa thuận về việc GQTC kinh doanh, thương mại có thể phát sinh hoặc đã phát sinh bằng phương thức hòa giải.
Vấn đề pháp lý đặt ra, do khơng có văn bản pháp luật trực tiếp quy định về hòa giải thương mại trực tuyến nên trong trường hợp các bên xác lập thỏa thuận hòa giải trên các nền tảng hồ giải trực tuyến hoặc thơng qua các phương tiện điện tử dưới dạng thơng điệp dữ liệu có được coi là thỏa thuận bằng văn bản.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 119 của BLDS năm 2015, quy định về các hình thức giao dịch dân sự, trong đó quy định: “….Giao dịch dân sự giữa các bên thông qua
phương tiện điện tử …được coi là giao dịch bằng văn bản”. Như vậy, giao dịch dân sự
thơng qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu chỉ được coi là giao dịch bằng văn bản khi tuân thủ theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Đối chiếu sang Điều 33 của Luật GDĐT năm 2005 định nghĩa về hợp đồng điện tử, theo đó: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu
theo quy định của Luật GDĐT”. Mặt khác, khoản 1 Điều 36 của Luật GDĐT năm 2005
có quy định: “Giao kết hợp đồng điện tử là việc các bên sử dụng thông điệp dữ liệu để
tiến hành một phần hoặc tồn bộ giao dịch trong q trình giao kết hợp đồng”. Như
vậy, có thể khái quát: “Hợp đồng điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên được thiết lập
thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của một phần hoặc toàn bộ giao dịch của các bên”.
Do đó, việc một số Trung tâm hịa giải thừa nhận việc xác lập thỏa thuận hịa giải trên các nền tảng hồ giải trực tuyến hoặc xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử,… được coi là xác lập dưới dạng văn bản.12 Trong thời gian chưa có văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp quy định về hòa giải thương mại trực tuyến, một số Trung tâm hòa giải quy định như nêu trên là có cơ sở.
Trong bối cảnh nước ta chưa có quy định cụ thể về phương thức hịa giải thương mại trực tuyến, việc các trung tâm hòa giải thương mại, trung tâm trọng tài khuyến nghị các bên sử dụng điều khoản hịa giải mẫu có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp.
Về điều khoản hịa giải mẫu của Trung tâm Hồ giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam khuyến nghị các bên sử dụng điều khoản hòa giải mẫu để GQTC như sau:
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết
tranh chấp bằng hòa giải tại Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam theo Quy tắc hòa giải của Trung tâm này”.13
Về điều khoản hòa giải mẫu của Trung tâm Hòa giải thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) khuyến nghị các bên sử dụng điều khoản hòa giải mẫu để GQTC như sau:
“Trong trường hợp có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp
đồng này, các bên thống nhất sẽ tiến hành hịa giải một cách thiện chí tại Trung tâm hồ giải thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) theo Quy tắc hòa giải của Trung tâm này. Các bên sẽ bị ràng buộc bởi thỏa thuận giải quyết tranh chấp đạt được từ tiến trình hịa giải”.14
Về điều khoản hịa giải mẫu của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hà Nội (HIAC) khuyến nghị các bên sử dụng điều khoản hòa giải mẫu, như sau:
12 Điều 6 của Quy tắc hoà giải trực tuyến của Trung tâm Hoà giải Việt Nam thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
13 https://www.vmc.org.vn/dieu-khoan-hoa-giai-mau.html, truy cập ngày 02/6/2022.
14 https://vicmc.vn/van-ban-bieu-mau-ap-dung-tai-vicmc/dieu-khoan-mau-cua-vicmc/, truy cập ngày 02/6/2022.
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng hoà giải tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hà Nội (HIAC) theo Quy tắc hoà giải của HIAC. Các bên đồng ý rằng q trình hồ giải có thể sử dụng các phương thức điện tử trên nền tảng giải quyết tranh chấp trực tuyến của HIAC. HIAC có trách nhiệm đảm bảo tính xác thực của hệ thống này”.15
Về cơ bản, các trung tâm hòa giải, trung tâm trọng tài đều khuyến nghị các bên phải ràng buộc việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải theo quy tắc hòa giải của từng trung tâm cụ thể. Song song với đó, các trung tâm hịa giải, trung tâm trọng tài kể trên đều quy định về phương thức hòa giải trực tuyến trong quy tắc hịa giải của trung tâm mình. Do đó, các bên đã gián tiếp thừa nhận việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trực tuyến.
Việc đưa các điều khoản mẫu như vậy có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến ở Việt Nam, trong bối cảnh nước ta chưa có quy định cụ thể về lĩnh vực GQTC này.
2.1.2. Về trình tự, thủ tục tiến hành hịa giải
Về phương thức tiến hành hịa giải, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP khơng quy định cụ thể về hoạt động hịa giải trực tuyến và khơng hạn chế phương thức giao tiếp, liên lạc giữa các bên. Đồng thời, theo Nghị định này, các bên và Hòa giải viên được quyền lựa chọn trình tự, thủ tục hịa giải, địa điểm, thời gian tiến hành hịa giải. Vì vậy, các bên và Hòa giải viên được phép lựa chọn phương thức trực tuyến để tiến hành hòa giải, với điều kiện phải đảm bảo quy trình này tuân thủ 03 nguyên tắc GQTC bằng hòa giải thương mại quy định tại Điều 4 của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP.
Một trong những ngun tắc cơ bản của hịa giải là tơn trọng quyền tự định đoạt của các bên. Các bên có quyền lựa chọn trực tiếp Hòa giải viên hoặc theo đề nghị của các bên trung tâm hòa giải sẽ chỉ định Hòa giải viên theo quy tắc của trung tâm mình. Trong q trình hịa giải, Hịa giải viên khuyến khích các bên tham gia trực tiếp vào q trình hồ giải và thực hiện quyền quyết định về trình tự, thủ tục tiến hành hồ giải cũng như kết quả hịa giải của các bên. Khác với Trọng tài viên, Hịa giải viên
khơng thể GQTC. Thay vào đó, Hịa giải viên tạo điều kiện, hỗ trợ cho các bên trong quá trình GQTC để tự các bên có thể tìm ra giải pháp. Trước khi đạt được kết quả hịa giải thành, các bên có thể dừng, rút khỏi hoặc chấm dứt hòa giải vào bất cứ lúc nào.
Theo quy định tại Điều 13, Điều 14 của Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục tiến hành hịa giải như sau: Khi tham gia hịa giải thương mại, các bên có quyền lựa chọn Hịa giải viên thương mại, trình tự, thủ tục, địa điểm và thời gian để tiến hành hòa giải, được thể hiện ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hịa giải của mình, u cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hịa giải. Ngồi ra, các bên có nghĩa vụ trình bày đúng sự thật các tình tiết của tranh chấp, cũng như cung cấp tài liệu, thông tin có liên quan đến vụ việc tranh chấp theo yêu cầu của Hòa giải viên thương mại, tơn trọng Hịa giải viên thương mại, thi hành thỏa thuận hòa giải thành và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Vấn đề pháp lý đặt ra đối với phương thức hòa giải trực tuyến là việc đảm bảo phiên hịa giải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 14 của Nghị định 22/2017/NĐ-CP. Mặc dù pháp luật Việt Nam khơng cấm các bên được tiến hành hịa giải theo phương thức họp trực truyến, trao đổi qua chat hoặc thông qua các phương tiện điện tử khác. Tuy nhiên, cũng cần phải có quy định cho phép các bên được tiến hành hòa giải trực tuyến để đảm bảo các trường hợp GQTC trực tuyến sẽ không dẫn đến hậu quả vơ hiệu về sau.
Ngồi ra, việc tham dự hịa giải bằng hình thức trực tuyến, các bên khơng gặp mặt trực tiếp để tiến hành hòa giải nên bắt buộc các bên phải cam kết về tư cách chủ thể của mình trước khi tiến hành hòa giải.
Ngày 08 tháng 11 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg quy định về định danh và xác thực điện tử đối với công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ định danh và xác thực điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi tham gia
giao dịch trên mơi trường điện tử, góp phần đảm bảo an ninh, an tồn thơng tin. Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT thời gian qua; hồn thiện khn khổ pháp luật về chuyển đổi số hoạt động của cơ quan nhà nước hướng tới phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Trong thời gian tới Chính phủ sẽ ban hành Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử quy định về danh tính số, định danh và xác thực điện tử; dịch vụ định danh và xác thực điện tử; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về danh tính số, định danh và xác thực điện tử tại Việt Nam.16 Các quy định nêu trên là cơ sở quan trọng để xác định tư cách chủ thể của các bên khi tham gia hòa giải thương mại trực tuyến.
Hiện nay, một số trung tâm hòa giải khi tiến hành phương thức hòa giải trực tuyến cho phép các bên lựa chọn việc GQTC theo phương thức họp trực truyến, trao đổi qua chat hoặc thông qua các phương tiện điện tử khác.
Tham khảo quy tắc hoà giải trực tuyến của Trung tâm Hoà giải Việt Nam thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Tại Điều 9 và Điều 11 quy định về trình tự, thủ tục tiến hành hồ giải như sau:
- Trung tâm hịa giải quản lý chung nền tảng hồ giải trực tuyến, bao gồm việc nhận, gửi tài liệu, thông báo của vụ việc tranh chấp tới các bên và hồ giải viên. Các bên phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, chính xác của các tài liệu, thơng tin mà các bên cung cấp trong q trình hịa giải trực tuyến.
- Các bên gửi tới hồ giải viên bản trình bày ý kiến của mình về các vấn đề đang tranh chấp trên nền tảng hịa giải trực tuyến. Ngồi phiên hồ giải chung, hồ giải viên có thể, tự mình hoặc theo u cầu của một bên để tổ chức các phiên hồ giải riêng với bên u cầu đó. Trừ khi các bên có thoả thuận khác, các phiên hồ giải được thực hiện qua nền tảng hồ giải trực tuyến và khơng cơng khai.
Tham khảo trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải trực tuyến tại Trung tâm Hòa giải thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) cũng áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm đảm bảo tính hợp pháp và loại trừ các rủi ro có khả năng phát sinh, bao gồm:
16 http://egov.chinhphu.vn/du-kien-thang-11-ban-hanh-nghi-dinh-ve-dinh-danh-va-xac-thuc-dien-tu-a-
Trước khi tiến hành hòa giải:
- Các bên tranh chấp xác nhận đồng ý việc thực hiện các phiên hòa giải trực tuyến với Ban Thư ký.
- Các bên, Hòa giải viên và VICMC cam kết bằng văn bản về việc không ghi lại âm thanh hoặc/và video, khơng chụp ảnh màn hình và khơng chia sẻ phiên hịa giải trực tuyến với bên nào khác khi chưa được các bên đồng ý.
- Kiểm tra chất lượng kết nối Internet, camera và loa gắn với máy tính của các bên.
- Thực hành phần mềm, hướng dẫn cụ thể và hỗ trợ riêng về mặt kĩ thuật với các bên.
Trong quá trình tiến hành hòa giải:
- Sử dụng nền tảng trực tuyến an tồn, đáng tin cậy với mã hóa đầu cuối (end- to- end encryption), đảm bảo tính bảo mật và dễ dàng sử dụng.
-Ban Thư ký hỗ trợ kỹ thuật trong suốt q trình hịa giải (khi được yêu cầu) Sau khi tiến hành hòa giải:
- Biên bản kết quả hòa giải được thể hiện dưới dạng văn bản với chữ ký của các bên và Hịa giải viên.17
Về quy trình hịa giải trực tuyến tại Trung tâm Hoà giải thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) gồm các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Bên yêu cầu nộp yêu cầu hòa giải và hồ sơ trên website. Bước 2: VICMC liên hệ với các bên để bắt đầu quy trình hịa giải.
Bước 3: Các bên thỏa thuận về việc tiến hành phiên hòa giải trực tuyến. Bước 4: VICMC hỗ trợ các điều kiện kỹ thuật cho phiên hòa giải trực tuyến. Bước 5: Tiến hành phiên hòa giải trực tuyến giữa Hòa giải viên và các bên.
Bước 6: Biên bản hòa giải thành được gửi đến các bên để ký.18
Những bước đi về hòa giải trực tuyến tại một số Trung tâm hòa giải ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy một xu hướng mới về GQTC. Các Trung tâm hịa giải đã có những nghiên cứu và triển khai ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình giải quyết tranh chấp cũng như pháp luật Việt Nam đã có những thay đổi nhằm kiểm sốt hoạt động thương mại điện tử hướng tới bảo vệ người tiêu dùng thông qua các quy định về hoạt động giải quyết tranh chấp.
Đối chiếu sang quy định của tố tụng Tòa án, ngày 16 tháng 06 năm 2020, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án