Về phiên họp giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực tuyến tại Việt Nam (Trang 57 - 58)

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến

2.2. Khung pháp lý về trọng tài trực tuyến tại Việt Nam

2.2.6. Về phiên họp giải quyết tranh chấp

Phiên họp GQTC được tổ chức vào một ngày do các bên thoả thuận hoặc theo quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài. Không nên đánh giá thấp công tác tổ chức phiên họp GQTC cho các vụ tranh chấp thương mại quốc tế cũng như chi phí cho việc tổ chức này. Cần phải có một phịng họp phù hợp, có thêm phịng họp riêng và các trang thiết bị phụ trợ cho các bên và Hội đồng trọng tài: Thiết bị in ấn, wifi, thiết bị ghi chép và ghi âm; ngồi ra cũng cần phịng riêng cho những người làm chứng, chuyên gia và các bên cùng luật sư của họ.

Thủ tục tố tụng của trọng tài trực tuyến cũng giống như thủ tục tố tụng trọng tài thơng thường, nhưng có thể được thực hiện qua internet, chính vì vậy có thể gặp một số vấn đề liên quan đến u cầu của q trình tố tụng. Có thể suy luận rằng một tố tụng trọng tài trực tuyến cũng sẽ có một phiên điều trần trực tuyến. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy phiên họp trực tuyến thường không được tổ chức do sử dụng nguồn tài nguyên kỹ thuật đáng kể dẫn đến giá thành cao, đặc biệt là đối với các quốc gia đang hoặc kém phát triển. Thêm vào đó, trong vài trường hợp, chất lượng đường truyền thấp có thể gây ra gián đoạn, bằng chứng có thể khơng được nhìn thấy hoặc nghe rõ. Hơn nữa, cử chỉ và giọng điệu của nhân chứng có thể khơng được quan sát kỹ đủ để đánh giá độ đáng tin cậy của nhân chứng.

Hiện nay các Trung tâm Trọng tài ở Việt Nam hiện chưa ban hành quy tắc tố tụng dành riêng cho trọng tài trực tuyến. Tuy nhiên, Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam quy định: “Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp có thể tiến

hành bằng hình thức video-conference, teleconference, hoặc các hình thức thích hợp khác nếu các bên có thỏa thuận”. Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc

tế Hà Nội (HIAC) quy định: “Hội đồng Trọng tài có thể tiến hành phiên họp giải quyết

vụ tranh chấp bằng hình thức trực tuyến (online) thơng qua trang chủ của HIAC”.27

27 Điều 25 của Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Điều 26 Quy tắc tố tụng Trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC).

Đối chiếu sang tố tụng Tòa án, ngày 12 tháng 11 năm 2021, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Để thi hành Nghị quyết này, ngày 15 tháng 12 năm 2021, Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Cơng an - Bộ Quốc phịng - Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT- TANDTC-VKSNDTC- BCA- BQP-BTP hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tịa trực tuyến theo đó, phiên tịa trực tuyến được chia thành điểm cầu trung tâm và điểm cầu thành phần.

Ngồi ra, theo Thơng tư trên yêu cầu các chủ thể khi tham gia phiên tòa trực tuyến:

- Một là, phải tuân thủ quy định nội quy phòng xử án.

- Hai là, luôn để thiết bị điện tử ở trạng thái mở camera và bật âm thanh micro; khi

được yêu cầu thì mới phát biểu.

- Ba là, khơng được tạo các tạp âm khác trong khi thiết bị điện tử đang để chế độ

mở tiếng, gây ảnh hưởng đến phiên tịa. Ngồi ra, quy định trên còn yêu cầu người tham gia phiên tịa phải mặc trang phục nghiêm chỉnh; khơng đứng dậy hay rời đi trong thời gian xét xử khi chưa được chủ tọa phiên tịa cho phép; khơng chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh, phát tán tài liệu hoặc phát tán thông tin tài khoản đăng nhập vào hệ thống xét xử trực tuyến, phát trực tiếp phiên tịa trên khơng gian mạng.28

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực tuyến tại Việt Nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w