Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến
2.3. Một số kinh nghiệm quốc tế xây dựng khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực
2.3.4. Pháp luật về hòa giải trực tuyến ở Hàn Quốc
Hàn Quốc khơng có luật riêng điều chỉnh hoạt động hòa giải tư. Hòa giải chủ yếu là hòa giải theo luật do cơ quan nhà nước thực hiện hoặc hòa giải gắn với hoạt động của Tòa án. Hịa giải khơng được hiểu là quy trình được định nghĩa theo Công ước Singapore hay Luật Mẫu về hòa giải của UNCITRAL mà là một quy trình pháp định. Các bên tranh chấp buộc phải hịa giải ngay cả khi khơng có thỏa thuận GQTC bằng phương thức này giữa họ. Phương thức hòa giải này được cung cấp như một thủ tục hành chính miễn phí để khuyến khích các bên dàn xếp tranh chấp của họ.
Hòa giải theo luật do các cơ quan nhà nước tiến hành, khi đó kết quả hịa giải có hiệu lực như bản án của Tòa án. Các Ủy ban hòa giải theo Luật gồm: Ủy ban GQTC người tiêu dùng (CDSC - Consumer Dispute Settlement Committee) được thành lập thuộc Ban bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc theo thẩm quyền quy định tại Luật bảo vệ người tiêu dùng để hòa giải các tranh chấp trong lĩnh vực này; Ủy ban xem xét và hòa giải các vấn đề về quyền tác giả (Copyright Deliberation and Conciliation Committee) được thành lập theo Luật quyền tác giả để xem xét và hòa giải các tranh chấp liên quan đến các quyền được bảo vệ theo Luật quyền tác giả; Ủy ban hịa giải tranh chấp tài chính hoạt động dưới sự giám sát của Ủy ban giám sát tài
chính theo Luật về thành lập tổ chức giám sát tài chính phát sinh theo Luật ngân hàng, Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật giao dịch chứng khốn.
Hịa giải tại Ủy ban hịa giải TMĐT (ECMC) được thành lập theo Luật khung về GDĐT nhằm hòa giải các tranh chấp trong lĩnh vực TMĐT. Một đặc điểm nổi bật là quy trình hịa giải có thể được thực hiện tại một địa điểm cụ thể hoặc hồn tồn trực tuyến thơng qua máy tính hay cịn gọi là phiên họp ảo. Việc nộp đơn và quyết định sử dụng hịa giải có thể thực hiện hồn tồn bằng phương thức điện tử, chỉ có các chứng cứ vẫn cần phải nộp thực tế. Hiện có 49 Hịa giải viên của trung tâm này gồm cả luật sư, các luật sư về patent, chuyên gia, giáo sư và những người hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng. (Đồn Thanh Huyền, Nguyễn Thị Chính, Đỗ Thị Thu Trang, Dalma R Demete 2021, tr.32-33)
2.3.5. Cơng ước Singapore về hịa giải
Ngày 07 tháng 8 năm 2019, tại Singapore, 46 nước thành viên Liên hợp quốc đã ký kết Công ước của Liên hợp quốc về Thỏa thuận GQTC thơng qua hịa giải (hay còn gọi là Cơng ước Singapore về Hịa giải). Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Công ước Singapore quy định: “Thỏa thuận GQTC là “bằng văn bản” nếu nội dung của thỏa
thuận này được ghi lại dưới bất kỳ hình thức nào. Yêu cầu thỏa thuận GQTC bằng văn bản được đáp ứng trong trường hợp trao đổi thông tin điện tử nếu thông tin chứa đựng trong đó có thể truy cập được để có thể sử dụng được cho việc tham khảo sau này”.38
Cơng ước đã có cách thức quy định bao quát các dạng thức “bằng văn bản” của thỏa thuận hòa giải, cho phép tùy chỉnh theo sự phát triển của công nghệ.
Hiện nay, những biến động môi trường do dịch bệnh dẫn đến sự gia tăng của các phương thức GQTC trực tuyến (Online Dispute Resolution, ODR) trong đó có hịa giải trực tuyến trên phạm vi toàn cầu. Khái niệm “bằng văn bản” rộng tại khoản 2 Điều 2 của Công ước Singapore đã tạo điều kiện cho một lượng lớn các trao đổi thông tin điện tử tạo thành các phát triển mới nhất trong lĩnh vực này. Điều này mở
38https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Lists/TinTucSuKien/Attachments/112/B%E1%BA%A3n%20d%E1%BB%8B
ra cơ hội để hòa giải trở thành một lựa chọn phù hợp với các bên trong hoạt động thương mại cho dù có cần phải dựa vào cơng nghệ hay khơng.
2.3.6. Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến của Ủy ban pháp luậtthương mại quốc tế của Liên Hợp quốc (UNCITRAL) thương mại quốc tế của Liên Hợp quốc (UNCITRAL)
Tại kỳ họp lần thứ 43 vào năm 2010, UNCITRAL quyết định thành lập nhóm làm việc tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan tới giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến. Mục tiêu mà UNCITRAL đề ra cho nhóm cơng tác là xây dựng được một quy trình giải quyết tranh chấp thương mại khơng tốn phí, khơng chậm trễ và khơng tạo ra gánh nặng không tương ứng với các lợi ích kinh tế của các bên liên quan. Đây là bước đi đầu tiên cho việc hình thành nên Ghi chú kỹ thuật về giải quyết tranh chấp trực tuyến (Technical Notes on Online Dispute Resolution - Ghi chú kỹ thuật).39
Tại kỳ họp lần thứ 49, UNCITRAL đã ban hành Ghi chú kỹ thuật với 12 phần. Theo đó, tại phần IV của Quy chế này có quy định: Giải quyết tranh chấp trực tuyến sẽ cực kì hữu dụng khi tranh chấp xảy ra là tranh chấp xuyên biên giới hoặc là các giao dịch điện tử có giá trị nhỏ. Phương thức này cũng có thể áp dụng cho các tranh chấp mà cả hai bên là doanh nhân hoặc giữa bên kinh doanh với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ hoặc hàng hoá. Điều này là phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, Ghi chú này khơng có giá trị pháp lý bắt buộc nên việc áp dụng nó có thể linh hoạt cho cả giải quyết tranh chấp trong nước hoặc có giá trị lớn, điều đó hồn tồn phụ thuộc vào quyết định của các bên.
Một thủ tục giải quyết hoàn thiện bao gồm các bước sau đây: Thương lượng (negotiation), trung gian (facilitated settlement) và giai đoạn cuối cùng (final stage). Theo đó, thương lượng là việc người bị khiếu nại sẽ đàm phán trực tiếp với người khiếu nại thông qua nền tảng ODR. Khi người khiếu nại thông báo về việc khiếu nại qua nền tảng ODR, quản trị viên ODR sẽ thơng báo cho phía bên kia để biết về khiếu nại này. Tiếp theo, nếu việc thương lượng khơng thành cơng quy trình sẽ được chuyển tiếp sang bước thứ hai là hồ giải và thương lượng thơng qua một người trung gian ở
39 https://uncitral.un.org/sites/uncitral.un.org/files/media-
giai đoạn này, quản trị viên ODR sẽ chỉ định một người trung gian trung lập để trao đổi với cả hai bên nhằm đạt được một thoả thuận. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào cách thức này cũng có hiệu quả, khi đó bước cuối cùng sẽ được thực thi.
Văn bản này tuy khơng có giá trị ràng buộc các bên nhưng được coi là tài liệu tham khảo có giá trị vì phản ánh đầy đủ nội dung của một quá trình giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến.
Nhìn chung, Ghi chú kỹ thuật này còn khá đơn giản, chỉ dừng lại ở mức quy định chung và khái quát các vấn đề cơ bản nhất. Tuy nhiên, thành công của văn bản này là đã quy định một quy trình giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến thống nhất với các bước cụ thể cùng các lưu ý và phạm vi điều chỉnh. Đây sẽ trở thành căn cứ quan trọng cho việc giải quyết trên thực tế và là cơ sở để các quốc gia có thể học hỏi trong q trình xây dựng pháp luật của mình.
Như vậy, đối với kinh nghiệm xây dựng khung pháp lý về hòa giải và trọng tài trực tuyến của các quốc gia vừa nêu ở trên. Nếu EU và Trung Quốc đã có những mơ hình ODR riêng của mình thì Ấn Độ mới đang thực hiện những bước đi đầu tiên. Bên cạnh đó, có thể thấy, các quốc gia rộng lớn như Trung Quốc và Ấn Độ chưa có cơ sở hạ tầng đồng bộ để xây dựng một nền tảng ODR chung, duy nhất để giải quyết toàn bộ các tranh chấp thương mại trực tuyến. Do đó, phương án để khối tư nhân tham gia vào cùng nhà nước xây dựng các nền tảng ODR khác nhau cho các bên lựa chọn là phù hợp. Ngược lại, đối với EU đại diện cho những quốc gia có cơ sở hạ tầng đồng bộ cũng như nền pháp lý hiện đại lại xây dựng mơ hình ODR chung, duy nhất để giải quyết toàn bộ các tranh chấp thương mại trực tuyến.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Có thể nói, các quy định của pháp luật hiện hành về hòa giải và trọng tài trực tuyến ngày càng được hoàn thiện. Những quy định này góp phần quan trọng đảm bảo cho việc GQTC thương mại bằng hòa giải, trọng tài trực tuyến,... Tuy nhiên, những quy định này mới chỉ phần nào xây dựng khung pháp lý về hòa giải trọng tài trực tuyến, bởi các quy định về hòa giải, trọng tài trực tuyến nằm tản mạn trong một số văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế hồn chỉnh về hịa giải, trọng tài trực tuyến chưa
được ban hành, một số trường hợp pháp sinh liên quan đến tranh chấp trực tuyến có yếu tố nước ngồi chưa được quy định..., do đó gây ra khơng ít khó khăn cho các bên khi tham gia hịa giải, trọng tài trực tuyến.
Việc các Trung tâm trọng tài và hòa giải tại Việt Nam vừa qua áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến cho thấy một xu hướng mới về GQTC sẽ được hình thành ở các trung tâm trọng tài, đó là trực tuyến. Pháp luật hiện hành cần phải có những quy định mới để hồn thiện cơ chế giải quyết các tranh chấp trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp cũng như cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết các tranh chấp trực tuyến. Cụ thể hơn, cần có giải pháp ODR để hạn chế đến mức tối đa những tổn thất về thời gian cũng như tiền bạc của các bên tranh chấp. Có như vậy thì những quy định pháp luật về ODR mới có thể đi vào cuộc sống, đảm bảo cho việc ODR được thực hiện một cách có hiệu quả.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HÒA GIẢI, TRỌNG TÀI TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM
3.1. Định hướng hồn thiện khung pháp lý về hịa giải, trọng tài trực tuyến tạiViệt Nam Việt Nam
Bên cạnh, yếu tố khoa học - cơng nghệ thì pháp luật là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp trực tuyến. Khi xây dựng khung pháp lý về lĩnh vực này cần chú trọng những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, thể chế hoá quan điểm của Đảng và Nhà nước về ứng dụng CNTT trong
các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.
Ngày 01/7/2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, theo đó để đáp ứng các yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, sự phát triển và đẩy mạnh ứng dụng CNTT phải hướng tới mục tiêu tổng quát: CNTT được ứng dụng rộng rãi và trở thành một ngành kinh tế có tác động lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh, góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng cuộc sống, chỉ số phát triển con người Việt Nam và nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia trong chiến tranh mạng. Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư, theo đó một trong các mục tiêu cụ thể đến năm 2025, nước ta cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội. Thuộc nhóm bốn nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc.
Đối với hoạt động TMĐT và GQTC trực tuyến, Nhà nước cần đóng vai trị quản lý, thiết lập hạ tầng và hồn thiện thể chế, tạo mơi trường cho thương mại trực tuyến phát triển hỗ trợ các ngành và công nghệ ưu tiên chủ yếu, phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, đặt hàng mua sắm cơng. Lựa chọn và hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm một số lĩnh vực/địa phương phát triển thương mại trực tuyến để đóng vai trị đầu tàu dẫn dắt, tạo sự lan tỏa trong xã hội. Để hoàn thành được mục
tiêu này, cần có một cơ chế GQTC thương mại trực tuyến hiệu quả để giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp an tâm khi sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp này.
Thứ hai, xây dựng pháp luật về hòa giải, trọng tài trực tuyến cần phù hợp với các
văn bản pháp luật khác, bởi lẽ pháp luật về GQTC thương mại trực tuyến không tồn tại độc lập mà bị chi phối, phụ thuộc và ảnh hưởng tới nhiều luật khác như Luật Trọng tài thương mại 2010, BLTTDS 2015, Luật GDĐT năm 2005, BLDS năm 2015, Luật Thương mại năm 2005, Luật CNTT năm 2006,… Do đó, trong q trình xây dựng pháp luật cần hài hịa các luật này, tránh tối đa việc tạo ra xung đột.
Thứ ba, xây dựng pháp luật về hòa giải, trọng tài trực tuyến dựa trên học hỏi kinh
nghiệm quốc tế. Trong bối cảnh, ODR còn khá mới mẻ ở Việt Nam, việc nghiên cứu pháp luật của các quốc gia có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này sẽ giúp ta tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc thử nghiệm không cần thiết. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có các điều kiện về kinh tế, văn hố, xã hội, chính trị và hệ thống pháp luật khác nhau. Do đó, trong q trình học hỏi chúng ta khơng bê nguyên khuân mẫu để áp dụng cho Việt Nam.
Thêm vào đó, nghiên cứu luật của một số nước và tổ chức, khu vực trên thế giới cho thấy để thi hành các phán quyết của trọng tài trực tuyến thì cần phải có sự cơng nhận của các nước. Để thực hiện được điều đó, các tổ chức, khu vực trên thế giới cũng đang cố gắng xây dựng những khung pháp lý riêng cho phương thức giải quyết ODR, trong đó có nêu tới trách nhiệm thi hành các quyết định tại mỗi quốc gia. Do vậy, để phát triển các phương thức GQTC trực tuyến, Việt Nam cần tích cực tham gia vào các thỏa thuận hợp tác, hiệp định song phương, đa phương để đảm bảo cho việc GQTC giữa các quốc gia được tiến hành thuận lợi.
Thứ tư, xây dựng pháp luật về hòa giải, trọng tài trực tuyến dựa trên sự phát triển
và ứng dụng CNTT và truyền thông. Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông ở nước ta ngày càng được chú trọng đầu tư và phát triển. Cùng với đó, các hình thức giao dịch cũng rất đa dạng như: Đặt hàng trên website, qua email, điện thoại, qua mạng xã hội,... tạo điều kiện để người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp,… có thể tiếp cận một cách thuận tiện, dễ dàng đối với các sản phẩm, các dịch
vụ trực tuyến. Có thể nói, cơng nghệ thơng tin và truyền thơng là yếu tố cơ bản và quan trọng của ODR, nó đảm bảo cho việc ODR được thực hiện. Tuy nhiên, nền tảng cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông ở nước ta vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để CNTT và truyền thông trở thành yếu tố đảm bảo quan trọng cho việc phát triển ODR.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới lĩnh vực này, nhiều chính sách pháp luật liên quan đến ODR được ban hành tạo khung pháp lý quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xem xét phiển triển ODR. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắng những quy định trực tiếp về phương thức này có thể tạo rào cản trong quá trình GQTC.
3.2. Một số giải pháp hồn thiện khung pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triểncủa hòa giải, trọng tài trực tuyến tại Việt Nam của hòa giải, trọng tài trực tuyến tại Việt Nam
Pháp luật hiện hành cần hồn thiện khung pháp lý về hịa giải, trọng tài trực tuyến để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp cũng như các trung tâm hòa giải, trọng tài lựa chọn, phát triển phương thức GQTC này. Có thể thấy rằng, việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực tuyến tại Việt Nam đang là vấn đề cấp