Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến
2.3. Một số kinh nghiệm quốc tế xây dựng khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực
2.3.6. Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến của Ủy ban pháp luật thương
thương mại quốc tế của Liên Hợp quốc (UNCITRAL)
Tại kỳ họp lần thứ 43 vào năm 2010, UNCITRAL quyết định thành lập nhóm làm việc tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan tới giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến. Mục tiêu mà UNCITRAL đề ra cho nhóm cơng tác là xây dựng được một quy trình giải quyết tranh chấp thương mại khơng tốn phí, khơng chậm trễ và khơng tạo ra gánh nặng không tương ứng với các lợi ích kinh tế của các bên liên quan. Đây là bước đi đầu tiên cho việc hình thành nên Ghi chú kỹ thuật về giải quyết tranh chấp trực tuyến (Technical Notes on Online Dispute Resolution - Ghi chú kỹ thuật).39
Tại kỳ họp lần thứ 49, UNCITRAL đã ban hành Ghi chú kỹ thuật với 12 phần. Theo đó, tại phần IV của Quy chế này có quy định: Giải quyết tranh chấp trực tuyến sẽ cực kì hữu dụng khi tranh chấp xảy ra là tranh chấp xuyên biên giới hoặc là các giao dịch điện tử có giá trị nhỏ. Phương thức này cũng có thể áp dụng cho các tranh chấp mà cả hai bên là doanh nhân hoặc giữa bên kinh doanh với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ hoặc hàng hoá. Điều này là phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, Ghi chú này khơng có giá trị pháp lý bắt buộc nên việc áp dụng nó có thể linh hoạt cho cả giải quyết tranh chấp trong nước hoặc có giá trị lớn, điều đó hồn tồn phụ thuộc vào quyết định của các bên.
Một thủ tục giải quyết hoàn thiện bao gồm các bước sau đây: Thương lượng (negotiation), trung gian (facilitated settlement) và giai đoạn cuối cùng (final stage). Theo đó, thương lượng là việc người bị khiếu nại sẽ đàm phán trực tiếp với người khiếu nại thông qua nền tảng ODR. Khi người khiếu nại thông báo về việc khiếu nại qua nền tảng ODR, quản trị viên ODR sẽ thơng báo cho phía bên kia để biết về khiếu nại này. Tiếp theo, nếu việc thương lượng khơng thành cơng quy trình sẽ được chuyển tiếp sang bước thứ hai là hồ giải và thương lượng thơng qua một người trung gian ở
39 https://uncitral.un.org/sites/uncitral.un.org/files/media-
giai đoạn này, quản trị viên ODR sẽ chỉ định một người trung gian trung lập để trao đổi với cả hai bên nhằm đạt được một thoả thuận. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào cách thức này cũng có hiệu quả, khi đó bước cuối cùng sẽ được thực thi.
Văn bản này tuy khơng có giá trị ràng buộc các bên nhưng được coi là tài liệu tham khảo có giá trị vì phản ánh đầy đủ nội dung của một quá trình giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến.
Nhìn chung, Ghi chú kỹ thuật này còn khá đơn giản, chỉ dừng lại ở mức quy định chung và khái quát các vấn đề cơ bản nhất. Tuy nhiên, thành công của văn bản này là đã quy định một quy trình giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến thống nhất với các bước cụ thể cùng các lưu ý và phạm vi điều chỉnh. Đây sẽ trở thành căn cứ quan trọng cho việc giải quyết trên thực tế và là cơ sở để các quốc gia có thể học hỏi trong q trình xây dựng pháp luật của mình.
Như vậy, đối với kinh nghiệm xây dựng khung pháp lý về hòa giải và trọng tài trực tuyến của các quốc gia vừa nêu ở trên. Nếu EU và Trung Quốc đã có những mơ hình ODR riêng của mình thì Ấn Độ mới đang thực hiện những bước đi đầu tiên. Bên cạnh đó, có thể thấy, các quốc gia rộng lớn như Trung Quốc và Ấn Độ chưa có cơ sở hạ tầng đồng bộ để xây dựng một nền tảng ODR chung, duy nhất để giải quyết toàn bộ các tranh chấp thương mại trực tuyến. Do đó, phương án để khối tư nhân tham gia vào cùng nhà nước xây dựng các nền tảng ODR khác nhau cho các bên lựa chọn là phù hợp. Ngược lại, đối với EU đại diện cho những quốc gia có cơ sở hạ tầng đồng bộ cũng như nền pháp lý hiện đại lại xây dựng mơ hình ODR chung, duy nhất để giải quyết toàn bộ các tranh chấp thương mại trực tuyến.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Có thể nói, các quy định của pháp luật hiện hành về hòa giải và trọng tài trực tuyến ngày càng được hoàn thiện. Những quy định này góp phần quan trọng đảm bảo cho việc GQTC thương mại bằng hòa giải, trọng tài trực tuyến,... Tuy nhiên, những quy định này mới chỉ phần nào xây dựng khung pháp lý về hòa giải trọng tài trực tuyến, bởi các quy định về hòa giải, trọng tài trực tuyến nằm tản mạn trong một số văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế hồn chỉnh về hịa giải, trọng tài trực tuyến chưa
được ban hành, một số trường hợp pháp sinh liên quan đến tranh chấp trực tuyến có yếu tố nước ngồi chưa được quy định..., do đó gây ra khơng ít khó khăn cho các bên khi tham gia hịa giải, trọng tài trực tuyến.
Việc các Trung tâm trọng tài và hòa giải tại Việt Nam vừa qua áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến cho thấy một xu hướng mới về GQTC sẽ được hình thành ở các trung tâm trọng tài, đó là trực tuyến. Pháp luật hiện hành cần phải có những quy định mới để hoàn thiện cơ chế giải quyết các tranh chấp trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp cũng như cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết các tranh chấp trực tuyến. Cụ thể hơn, cần có giải pháp ODR để hạn chế đến mức tối đa những tổn thất về thời gian cũng như tiền bạc của các bên tranh chấp. Có như vậy thì những quy định pháp luật về ODR mới có thể đi vào cuộc sống, đảm bảo cho việc ODR được thực hiện một cách có hiệu quả.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HÒA GIẢI, TRỌNG TÀI TRỰC