Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến
2.2. Khung pháp lý về trọng tài trực tuyến tại Việt Nam
2.2.7. Về phán quyết trọng tài trực tuyến
Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Phán quyết của trọng tài là cơ sở để bảo vệ quyền lợi cũng như yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của các bên, vì vậy có nhiều quy định liên quan đến phán quyết của trọng tài như địa điểm ra phán quyết, hiệu lực của phán quyết, nội dung và hình thức của phán quyết.
28 Điều 11 của Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP-BTP ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Cơng an - Bộ Quốc phịng - Bộ Tư pháp.
Điều 61 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định về nội dung, hình thức và hiệu lực của phán quyết trọng tài, theo đó có các nội dung liên quan đến phán quyết trọng tài trực tuyến như địa điểm ra phán quyết, hình thức phán quyết, chữ ký của Trọng tài viên.
- Địa điểm phán quyết trọng tài trực tuyến: Theo yêu cầu về nội dung của một phán quyết trọng tài phải có ghi địa điểm ra phán quyết, điều này cũng đóng vai trị quan trọng trong q trình xác định quốc tịch của phán quyết trọng tài cũng như ảnh hưởng đến việc công nhận và cho thi hành phán quyết sau này. Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010: Nếu địa điểm GQTC được tiến hành trên
lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết phải được coi là tuyên tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp để ra phán quyết đó. Vì vậy, trong
trường hợp Hội đồng trọng tài trực tuyến có địa điểm GQTC ở Việt Nam thì địa điểm ra phán quyết dễ dàng được xác định, tuy nhiên sẽ khó khăn hơn nếu địa điểm GQTC không phải ở Việt Nam, vấn đề này thì pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ sẽ giải quyết như thế nào.
- Hình thức phán quyết trọng tài trực tuyến: Yêu cầu phán quyết phải được lập bằng văn bản và có chữ ký của trọng tài. Vấn đề này đối với trọng tài trực tuyến có thể được giải quyết bằng hai cách. Thứ nhất, một phán quyết online vẫn có thể đáp ứng yêu cầu trên nếu giữ được tính tồn vẹn và có chữ ký điện tử của Trọng tài viên, với nền tảng pháp lý là sự công nhận của một số luật Việt Nam đối với thơng điệp dữ liệu, một trong số đó là Luật Thương mại. Luật Thương mại năm 2005 cho rằng, trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý tương đương văn bản. Hay Luật GDĐT năm 2005 là một ví dụ khác, khi khẳng định rằng một thơng điệp dữ liệu không thể bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì đó là một dữ liệu điện tử. Thứ hai, nếu những cơ sở và lý lẽ trên vẫn khơng đủ thuyết phục Tịa án cho công nhận và thi hành một phán quyết trọng tài, thì các bên chỉ có thể in phán quyết ra, xin chữ ký và xác nhận của Trọng tài viên, mặc dù phương pháp này làm phương hại đến tính tiện lợi của trọng tài trực tuyến. Tuy nhiên, có thể nói đây vẫn là vấn đề cần phải làm rõ tại Việt Nam. (Hà Công Anh Bảo 2020, tr.318)
Như vậy, trong trường hợp GQTC bằng trọng tài trực tuyến, Trọng tài viên có thể sử dụng chữ ký điện tử hoặc ký vào văn bản giấy, phán quyết đó có thể in ra hoặc chỉ cần gửi cho các bên qua các phương thức điện tử,… Trọng tài trực tuyến là một trong các phương thức GQTC trực tuyến được thiết kế là phương thức GQTC của kỷ nguyên công nghệ số.
Đối với việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài, hiện tại phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Bên cạnh đó, Việt Nam cịn là thành viên của Cơng ước New York 1958 từ năm 1995, phán quyết của trọng tài nước ngồi có thể được Tịa án Việt Nam cơng nhận và thi hành theo quy định tại Công ước New York 1958. Điều này vừa hòa hợp với pháp luật quốc tế cũng như pháp luật trong nước, mặc dù Cơng ước này cũng khơng có các quy định rõ ràng đối với trọng tài trực tuyến. Nếu là phán quyết trọng tài nước ngồi thì sẽ được cơng nhận và cho thi hành theo nguyên tắc áp dụng tư pháp của Việt Nam, cụ thể là theo quy định tại Điều 424, Điều 425 và Điều 427 của BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên, sẽ có một số khó khăn trong việc xác định các vấn đề pháp lý liên quan đến quốc tịch của phán quyết của hội đồng trọng tài trực tuyến nước ngoài hoặc giá trị của chữ ký điện tử của hội đồng trọng tài trực tuyến nước ngoài mà pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ. Công ước New York 1958 cũng khơng có quy định nào tạo ra rào cản cho vấn đề áp dụng trọng tài trực tuyến. Tuy nhiên, cũng tương tự như vấn đề trong nước đã đề cập ở trên, khi mà khơng có một quy định trực tiếp, sẽ gây khó khăn trong việc giải thích luật. Đó là vấn đề pháp lý có thể gặp phải, từ đó hạn chế sự phát triển trên phạm vi quốc tế của phương thức này.
Vấn đề pháp lý nữa đối với việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài trực tuyến là pháp luật thi hành án dân sự hiện nay quy định khi yêu cầu thi hành án, người yêu cầu phải nộp bản cứng của phán quyết trọng tài.29 Do đó, phán quyết của trọng tài trực tuyến ở dạng điện tử gặp khó khăn trong việc xác định tính hợp pháp để cơng nhận và thi hành phán quyết này.
Tham khảo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) và Trung tâm trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC) cũng không quy định các nội dung liên quan đến địa điểm ra phán quyết, hiệu lực của phán quyết, nội dung và hình thức của phán quyết trong trường hợp tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp trực tuyến.30
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù chưa có các quy định trực tiếp liên quan đến