Những khoảng trống trong các nghiên cứu trƣớc và định hƣớng nghiên cứu của

Một phần của tài liệu Luận án NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CUNG ỨNG DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 45 - 47)

PHẦN I MỞ ĐẦU

3. Những khoảng trống trong các nghiên cứu trƣớc và định hƣớng nghiên cứu của

của luận án

Nhìn chung, qua các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về DVHCC trong thời gian gần đây, có thể thấy rằng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lƣợng cung ứng DVHCC là hết sức bức thiết. Các nghiên cứu đều có một cách nhìn rằng DVHCC không phải là hoạt động thuộc chức năng quản lý của Nhà nƣớc mà thuộc chức năng phục vụ xã hội của Nhà nƣớc. Do đó, Nhà nƣớc đóng vai trị là ngƣời phục vụ cịn DN và ngƣời dân là ngƣời đƣợc phục vụ. Xét trên góc độ dịch vụ, thì DN và ngƣời dân là khách hàng, vì vậy các cơ quan cơng quyền cần có trách nhiệm lắng nghe tiếng nói của khách hàng, tiếp thu, xử lý và phản hồi kịp thời, đầy đủ các kiến nghị đó đồng thời điều chỉnh hoạt động cung ứng DVHCC của mình.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trƣớc đây vẫn còn một số điểm hạn chế nhƣ: (1) Cách tiếp cận nghiên cứu tập trung vào một nhóm đối tƣợng là ngƣời dân – ngƣời sử dụng dịch vụ. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng thông qua khảo sát ngƣời dân bằng các bảng câu hỏi, sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy là chủ yếu nên kết quả phân tích sẽ bị thiên lệch do những hạn chế về quy mô mẫu, thang đo [36, 88]. (2) Các nghiên cứu nhìn chung mới chỉ đƣa ra các đánh giá chất lƣợng cung ứng DVHCC dựa trên số liệu điều tra DN và ngƣời dân mà chƣa xem xét những đánh giá này trong mối quan hệ với hệ thống chỉ số đánh giá chính thức do các tổ chức nhà nƣớc và các tổ chức độc lập, phi chính phủ thực hiện [33, 92]. Điều này đã dẫn đến hạn chế là chất lƣợng cung ứng DVHCC chƣa đƣợc phản ánh đầy đủ từ quan điểm của các cơ quan, đơn vị cung ứng dịch vụ.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, đã có nhiều Bộ chỉ số đƣợc triển khai nhằm đánh giá chất lƣợng cung ứng DVC nói chung và DVHCC nói riêng của một địa phƣơng (nhƣ PCI, PAPI, PAR-Index, SIPAS...). Kết quả đánh giá của các bộ chỉ số này đã phản ảnh khá khách quan thực trạng cung ứng DVHCC tại các địa phƣơng vì đây là những cuộc khảo sát mang tính thƣờng xuyên, định kỳ; khảo sát những vấn đề cấp thiết mà DN và ngƣời dân quan tâm trong một thời điểm nhất định; đƣợc thực hiện bởi các tổ chức độc lập tiến hành kiểm soát các chủ thể quản lý HCC [87]. Tuy nhiên, ngoài những ƣu điểm, trên thực tế vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Ở một số ngành, địa phƣơng, việc tiến hành khảo sát, trƣng cầu dân ý còn mang nặng tính hình thức, một số ngƣời dân khơng nhiệt tình tham gia hoặc khơng nói thật. Bên cạnh đó, căn bệnh thành tích của các cơ quan thực thi cơng vụ vẫn cịn phổ biến nên kết quả khảo sát có thể mang ý chí chủ quan từ quan điểm của nhà quản lý và chƣa phải là sự đánh giá chân thực chất lƣợng cung ứng DVHCC từ phía ngƣời dân và các tổ chức trong xã hội [27]. Do vậy, kết quả khảo sát có thể chƣa phản ánh đƣợc thực chất chất lƣợng cung ứng DVHCC từ phía ngƣời sử dụng dịch vụ.

Để giải quyết các khoảng trống nêu trên, luận án sẽ lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu kết hợp giữa định tính (phỏng vấn sâu các chuyên gia, DN và ngƣời dân) và định lƣợng (điều tra, khảo sát…) nhằm cung cấp các thông tin sâu hơn về đánh giá của DN và ngƣời dân đối với chất lƣợng cung ứng DVHCC tại Quảng Bình. Ngồi ra, tác giả sẽ sử dụng kết hợp giữa dữ liệu từ các cuộc nghiên cứu của các cơ quan QLNN (các chỉ số PCI, PAPI, PAR-Index, SIPAS) để so sánh với kết quả khảo sát, điều tra. Cuối cùng, phƣơng pháp phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính riêng phần (PLS-SEM) sẽ đƣợc sử dụng để khắc phục những hạn chế của các phƣơng pháp truyền thống (phân tích nhân tố, hồi quy tƣơng quan).

Một phần của tài liệu Luận án NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CUNG ỨNG DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)