Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng cung ứng DVHCC tại một số địa phƣơng ở

Một phần của tài liệu Luận án NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CUNG ỨNG DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 52 - 55)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN III NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng cung ứng DVHCC tại một số địa phƣơng ở

Việt Nam

1.2.1. Thành phố Đà Nẵng

Từ năm 2005 đến 2019, Đà Nẵng ln thuộc nhóm các địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về Chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI); dẫn đầu 7 năm liền về Chỉ số mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT (ICT-Index, từ năm 2009 đến 2015); 2 năm liền xếp thứ hai về Chỉ số quản trị HCC cấp tỉnh (PAPI, năm 2012 và 2013); dẫn đầu 3 năm liền về Chỉ số CCHC (PAR-Index, năm 2012, 2013 và 2014) Để đạt đƣợc những thành cơng trên, chính quyền Đà Nẵng đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhƣ:

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức: Cán bộ công chức cần đƣợc đào tạo nhiều mặt nhƣ thái độ khi tiếp dân, nâng cao năng lực chuyên môn. UBND thành phố thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ hành chính hay kỹ năng giao tiếp với cơng dân.

Thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực chất lƣợng cao: UBND thành phố Đà Nẵng xây dựng đề án phát triển nhân lực chất lƣợng cao (Đề án 1901) với mục tiêu thu hút và duy trì nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho thành phố thông qua việc gửi các cán bộ trẻ đi học tập ở nƣớc ngoài. Các cá nhân tài năng đến công tác tại Đà Nẵng đƣợc hƣởng phụ cấp thu hút bằng 50% mức lƣơng khởi điểm theo ngạch bậc nhà nƣớc quy định trong thời gian 05 năm kể từ ngày đƣợc tiếp nhận và bố trí cơng tác.

Từ năm 2007, chính quyền thành phố Đà nẵng đã ban hành nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng cung ứng DVHCC trên địa bàn thành phố và một trong số những biện pháp quan trọng là thƣờng xuyên tổ chức trƣng cầu ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, công dân đối với việc cung ứng DVHCC của các CQNN thuộc thành phố theo Quyết định số 31/2007/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chủ tịch UBND thành phố. Việc điều tra trực tiếp từ ngƣời dân do phòng Nội vụ thuộc UBND các quận, huyện thực hiện và báo cáo kết quả về Sở Nội vụ.

Xác định yếu tố CNTT đóng vai trị quan trọng trong thúc đẩy CCHC, UBND thành phố Đà Nẵng đã tăng cƣờng đầu tƣ thiết bị, máy móc và các phần mềm hỗ trợ để đảm bảo các TTHC diễn ra đồng bộ và dễ quản lý.

1.2.2. Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phƣơng có dân số đơng nhất cả nƣớc và cũng là địa phƣơng đứng đầu về số lƣợng các TTHC. Để cải thiện chất lƣợng cung ứng DVHCC, thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều biện pháp. Thứ nhất, UBND thành phố đã thực hiện rà soát, kiểm soát TTHC nhằm xác định và cắt giảm các thủ tục không cần thiết. Thứ hai, UBND thành phố đã triển khai đồng bộ cơ chế một cửa tại các quận huyện và phƣờng xã trong đó chú trọng nâng cao chất lƣợng thực hiện để giải quyết tốt công việc của tổ chức và công dân. Thứ ba, CSVC đƣợc đầu tƣ, nâng cấp và sửa chữa mới nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết số lƣợng các hồ sơ của DN và ngƣời dân. Thứ tƣ, mở rộng sự giám sát, trực tiếp đánh giá của DN và ngƣời dân đối với CBCC thông qua khảo sát ý kiến của ngƣời dân và xây dựng hệ thống phản hội ý kiến của ngƣời dân đối với chất lƣợng DVHCC. Cuối cùng, UBND thành phố đã đầu tƣ tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nƣớc. Trang thông tin điện tử thành phố HCM Cityweb đƣợc Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá là một trong những trang web đứng đầu về mức độ truy cập và cung ứng DVHCC trực tuyến trong số các trang thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phƣơng.

1.2.3. Tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một trong 3 địa phƣơng nằm trong tam giác tăng trƣởng kinh tế ở khu vực Bắc Bộ cùng với Hà Nội và Hải Phòng. Năm 2018, Quảng Ninh đứng đầu bảng xếp hạng trong số 63 tỉnh thành của cả nƣớc về chỉ số PAR INDEX, với 89,45 điểm và đứng đầu về chỉ số PCI (với 70,69 điểm). Để đạt đƣợc những thành tựu này, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp cụ thể. Trƣớc hết, UBND tỉnh đã đẩy mạnh việc đơn giản hóa đối với các TTHC thuộc thẩm quyền ban hành của tỉnh, cắt giảm các thủ tục không cần thiết. UBND tỉnh cũng đã triển khai cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng từ cấp xã đến cấp tỉnh. Bên cạnh đó đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng CNTT điện tử hiện đại và thực hiện chặt chẽ công tác quản lý, sử dụng, tuyển CBCC, hợp đồng lao động trong thực hiện các dịch vụ HCC các cấp trên địa bàn tỉnh.

1.2.4 Những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cung ứng DVHCC của các địa phương

Những nghiên cứu về thực tiễn của một số địa phƣơng về nâng cao chất lƣợng cung ứng DVHCC có thể đƣa đến một số bài học chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, sự quan tâm và chỉ đạo thực hiện quyết liệt của CQĐP. Có thể nói, sự quyết tâm của lãnh đạo các địa phƣơng đối với cung ứng DVHCC cũng nhƣ sự triển khai đồng bộ công tác CCHC của tất cả khối cơ quan trên địa bàn (nhƣ Đà Nẵng, Quảng Ninh) có ảnh hƣởng tích cực đến sự hài lòng của ngƣời dân. Đồng thời, cơng tác hồn thiện bộ máy chính quyền cần bám sát các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc để cụ thể hố sát với tình hình hoạt động chun mơn; tùy vào điều kiện thực tế của tỉnh nhằm xây dựng tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị các cấp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thứ hai, việc cải cách, nâng cao chất lƣợng cung ứng DVHCC có ý nghĩa quan trọng đối với DN và ngƣời dân, do đó cần lắng nghe ý kiến của họ và tổ chức tốt hoạt động này bằng tăng cƣờng sự tham gia và giám sát của DN và ngƣời dân trong việc cung ứng DVHCC của CBCC. Tuy vậy, nhu cầu và mong muốn cũng nhƣ điều kiện thực tế của họ không giống nhau nên cần phải hiểu rõ tình hình. Xây dựng bộ chỉ số theo dõi đánh giá xếp hạng CCHC có tính khoa học, khách quan là điều kiện cần thiết cho việc đánh giá và đo lƣờng chất lƣợng cung ứng DVHCC.

Thứ ba, đảm bảo những điều kiện liên quan đến cung ứng DVHCC:

- Cần phân định rõ DVHCC nào nhất thiết phải do các cơ quan, tổ chức Nhà nƣớc cung ứng và DVHCC nào có thể chuyển giao cho các tổ chức ngoài nhà nƣớc cung ứng; từ đó xã hội hóa một số DVHCC đủ điều kiện (nhƣ cơng chứng…) nhằm khai thác tối đa nguồn lực của xã hội cũng nhƣ sự tham gia của các chủ thể trong tỉnh nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng cung ứng DVHCC;

- Ban hành cơ chế, chính sách, quy định và tiêu chuẩn, định mức, chất lƣợng, giá, phí ... của các DVHCC và công khai các tiêu chuẩn này trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đồng thời tổ chức tốt các khâu thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong cung ứng DVHCC;

- Đổi mới nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, lấy hiệu quả công tác, năng lực thực tiễn, đánh giá nội bộ và bên ngoài (từ DN và ngƣời dân) làm thƣớc đo chủ yếu; phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, phân công nhiệm vụ rõ ràng; thực hiện phân cấp quản lý góp phần cải thiện chất lƣợng cung ứng DVHCC.

Thứ tư, áp dụng CNTT, xây dựng “chính quyền điện tử” trong cung ứng

DVHCC, đổi mới hình ảnh các đơn vị cung ứng DVHCC. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, việc cung ứng các DVHCC sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu chính quyền có thể sử dụng các phần mềm, ứng dụng máy tính trong quá trình giao dịch. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và sự an toàn trong cung ứng DVHCC.

Một phần của tài liệu Luận án NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CUNG ỨNG DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)