Tỷ lệ sản lượng tươi sống bán ra theo kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp marketing cho các sản phẩm tươi sống của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên việt nam kỹ nghệ súc sản (Trang 47 - 112)

Nguồn: Phịng thị trường Cơng ty Vissan cung cấp số liệu 6 tháng 2014

Ta thấy kênh cấp I bán ra tại các siêu thị chiếm tỷ trọng cao nhất (40%) trong tổng số kênh phân phối đối với sản phẩm tươi sống.

Bảng 2.8: Sản lượng và doanh thu SPTS theo kênh phân phối

Kênh phân phối

Sản lượng (tấn) Doanh thu (triệu đồng)

2011 2012 2013 6 tháng 2014 2011 2012 2013 6 tháng 2014 Kênh cấp 0 7,304 6,153 5,724 2,824 409,651 355,432 340,091 168,268 Kênh cấp I 6,966 6,311 5,569 3,227 390,676 364,546 330,900 192,307 Kênh cấp II 5,633 5,067 4,177 2,017 315,889 292,649 248,175 120,192 Tổng cộng 19,903 17,531 15,470 8,069 1,116,216 1,012,627 919,166 480,767

Nguồn: Phịng Kinh doanh Cơng ty Vissan

Ta thấy kênh cấp I có sản lượng và doanh thu cao nhất. 35%

40% 25%

Tỷ lệ sản lượng sản phẩm tươi sống bán ra theo kênh phân phối

Kênh cấp 0 Kênh cấp I Kênh cấp II

Sau đây là ý kiến khảo sát người tiêu dùng về thành phần phân phối:

Bảng 2.9: Giá trị trung bình ý kiến đánh giá của người tiêu dùng về thành phần phân phối của SPTS Cơng ty Vissan

Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn

Quầy SPTS VISSAN trong siêu thị dễ thấy 274 3.64 .763 Cửa hàng tiện lợi VISSAN ở khắp nơi 274 3.14 .939 Quầy SPTS VISSAN trong chợ truyền thống dễ thấy 274 2.86 .852

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, T7-8/2014

Kết quả của One sample T-test cho thấy: Người tiêu dùng không đồng ý với các phát biểu về thành phần phân phối nêu trêu.

Bảng 2.10: Giá trị trung bình mức độ ảnh hưởng của các thành phần phân phối đến quyết định mua SPTS của người tiêu dùng

Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn

Địa điểm mua sản phẩm thuận tiện 274 4.00 .746

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, T7-8/2014

Kết quả của One sample T-test cho thấy: Người tiêu dùng cũng khá chú trọng đến địa điểm mua sắm của mình phải thuận tiện.

2.2.4.4. Yếu tố xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing sản phẩm tươi sống của Công ty Vissan sống của Công ty Vissan

 Quảng cáo: Công ty chưa thật sự dành ngân sách cho chiến lược

quảng cáo và tiếp thị. Mặc dù, từ năm 2010 đến nay, Công ty cũng cố gắng giới thiệu SPTS thông qua giới thiệu về thương hiệu Vissan trên TV và qua các bài báo nhưng đó chỉ là những thông tin chung về thị trường thịt tươi sống chứ không phải giới thiệu sản phẩm của Công ty. Công ty chỉ quảng cáo sản phẩm trên Website của mình (Vissan.com.vn) mà cũng chưa liên kết với các trang mạng khác.

 Tun truyền và quan hệ cơng chúng: Đây là hình thức chiêu thị được

cơng ty sử dụng một cách thường xuyên và đã tạo một hiệu rất tốt để khắc sâu hình ảnh thương hiệu của Vissan gắn liền với sản phẩm sạch, an tồn, hình ảnh của một cơng ty có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Ví dụ, tham gia các chương trình từ thiện được quảng cáo trên TV, ban lãnh đạo công ty tham gia phát biểu trong

chương trình “kiến thức tiêu dùng” do các đài truyền hình phát sóng, phát biểu những thông tin về thực phẩm trong các cuộc phỏng vấn trên các mặt báo, tài trợ và làm ban giám khảo cho Giải thưởng tài năng Lương Văn Can… Hàng năm công ty chi trên 7.5 tỷ đồng cho các hoạt động này.

 Khuyến mãi: Việc thực hiện các chính sách nhằm kích thích tiêu thụ

chỉ được áp dụng nhân những ngày lễ của đất nước như tết nguyên đán, trung thu… hình thức kích thích là giảm giá trực tiếp trên từng kg sản lượng bán ra, số lượng tiêu thụ trong những ngày này tăng lên một cách đáng kể.

 Bán hàng cá nhân: SPTS đã quá quen thuộc với người tiêu dùng nên

Cơng ty khơng dùng các hình thức bán hàng trực tiếp để giới thiệu về sản phẩm của mình.

 Marketing trực tiếp: Đối với khách hàng là tổ chức, công ty thường

thơng báo các chính sách chiết khấu thơng qua thư chào hàng và điện thoại để giải thích rõ hơn về các chính sách của mình. Điều này thường áp dụng đối với các bạn hàng lâu năm. Tuy nhiên, đối với khách hàng cá nhân, công ty chỉ thông báo đến họ thông qua các bảng giá được treo tại hệ thống phân phối của cơng ty.

Bảng 2.11: Chi phí thực hiện của các cơng cụ xúc tiến hỗn hợp và doanh thu SPTS mang lại tương ứng

Đơn vị tính: triệu đồng

Cơng cụ xúc tiến hỗn hợp

Chi phí thực hiện Doanh thu

2011 2012 2013 6 tháng 2014 2011 2012 2013 6 tháng 2014 Quảng cáo 1,200 1,450 1,560 830 50,737 53,588 50,136 22,933 Tuyên truyền và quan hệ công chúng 5,650 6,340 7,458 3,578 238,887 234,308 239,690 98,861 Khuyến mãi 19,512 19,570 19,545 12,972 824,985 723,252 628,150 358,420 Bán hàng cá nhân Marketing trực tiếp 38 40 37 20 1,607 1,478 1,189 553 Tổng cộng 26,400 27,400 28,600 17,400 1,116,216 1,012,627 919,166 480,767

Công ty chi khá nhiều tiền cho khuyến mãi và tiếp đến là tuyên truyền và quan hệ công chúng đã mang lại hiệu quả về mặt doanh thu.

Sau đây là ý kiến khảo sát người tiêu dùng về thành phần xúc tiến hỗn hợp:

Bảng 2.12: Giá trị trung bình ý kiến đánh giá của người tiêu dùng về thành phần xúc tiến hỗn hợp của SPTS Công ty Vissan

Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn

Khi muốn mua SPTS, bạn nghĩ ngay đến VISSAN 274 3.36 .944 Cửa hàng tiện lợi VISSAN trưng bày bắt mắt 274 3.14 .774 VISSAN có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn 274 2.93 .802

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, T7-8/2014

Kết quả của One sample T-test cho thấy: Người tiêu dùng không đồng ý với các ý kiến về thành phần xúc tiến hỗn hợp của Công ty Vissan.

Bảng 2.13: Giá trị trung bình mức độ ảnh hưởng của các thành phần xúc tiến hỗn hợp đến quyết định mua SPTS của người tiêu dùng

Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn

Thương hiệu của sản phẩm nổi tiếng/uy tín 274 3.95 .806

Có nhiều chương trình khuyến mãi 274 3.56 .892

Quảng cáo hấp dẫn 274 3.23 .927

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, T7-8/2014

Kết quả của One sample T-test cho thấy: Người tiêu dùng sẽ mua SPTS vì thương hiệu nổi tiếng, đây là lợi thế rất lớn đối với cơng ty Vissan, cịn chương trình khuyến mãi và quảng cáo hấp dẫn khơng kích thích họ.

2.2.4.5. So sánh sự khác biệt về giá trị trung bình:

Trong phần khảo sát, để so sánh sự khác biệt giữa giá trị trung bình về các thành phần Marketing - mix của Cơng ty Vissan theo giới tính, độ tuổi, thu nhập và nghề nghiệp, tác giả dùng kiểm định t-test và phân tích ANOVA một nhân tố

 Về giới tính: Với kết quả kiểm định t-test ở độ tin cậy 95%, tất cả các

giá trị p-value đều lớn hơn 0.05. Ta kết luận rằng khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ về các ý kiến đánh giá của người tiêu dùng đối với các thành phần Marketing - mix của Công ty Vissan.

 Về độ tuổi: Với kết quả của bảng phân tích ANOVA ở độ tin cậy

95%, tất cả các giá trị p-value đều lớn hơn 0.05. Ta kết luận rằng khơng có sự khác biệt về độ tuổi trong các ý kiến đánh giá của người tiêu dùng đối với các thành phần Marketing - mix của Công ty Vissan.

 Về thu nhập: với kết quả của bảng phân tích ANOVA ở độ tin cậy

95%, hầu hết các giá trị p-value đều lớn hơn 0.05. Ta kết luận rằng hầu hết khơng có sự khác biệt về thu nhập trong các ý kiến đánh giá của người tiêu dùng đối với các thành phần Marketing - mix của Công ty Vissan. Ngoại trừ “Thái độ phục vụ của nhân viên Vissan vui vẻ, ân cần”, giá trị p-value = 0.044< 0,05. Tuy nhiên khi chạy kiểm định Post Hoc Tests, giá trị p-value đều lớn hơn 0.05, như vậy sự khác biệt trên không rõ rệt.

 Về nghề nghiệp: với kết quả của bảng phân tích ANOVA ở độ tin cậy

95%, hầu hết các giá trị p-value đều lớn hơn 0.05. Ta kết luận rằng hầu hết khơng có sự khác biệt về nghề nghiệp trong các ý kiến đánh giá của người tiêu dùng đối với các thành phần Marketing - mix của Cơng ty Vissan. Tuy nhiên, kết quả vẫn cịn tồn tại các đánh giá có giá trị p-value nhỏ hơn 0,05 bao gồm:

 SPTS VISSAN tươi, ngon

 Quầy SPTS VISSAN trong chợ truyền thống dễ thấy  Nơi bán SPTS VISSAN sạch sẽ

Vì vậy ta kiểm định Post Hoc Tests cho các thành phần này:

Kết quả chỉ ra rằng khơng có sự khác biệt đáng kể với độ tin cậy 95% giữa những ngành nghề khác nhau đối với đánh giá “SPTS VISSAN tươi, ngon”, những người nhân viên văn phòng đánh giá thấp hơn so với những lao động ở những nghề “khác” đối với phát biểu “Quầy SPTS VISSAN trong chợ truyền thống dễ thấy” và phát biểu “Nơi bán SPTS VISSAN sạch sẽ”.

Tóm lại, đối với các thành phần Marketing - mix SPTS của Công ty Vissan thì đa phần khơng có sự khác biệt về ý kiến đánh giá của những người tiêu dùng có giới tính, độ tuổi, thu nhập và nghề nghiệp khác nhau do SPTS là những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống, mọi người đều sử dụng nên có mức độ đánh giá gần như

nhau. Riêng đối với khác biệt ở một số đánh giá như kết quả kiểm định ở phần trên, tác giả sẽ có ý kiến cụ thể trong phần giải pháp.

Tương tự, tiếp theo tác giả so sánh sự khác biệt giữa giá trị trung bình về các thành phần Marketing - mix nói chung theo giới tính, độ tuổi, thu nhập và nghề nghiệp bằng kiểm định t-test và phân tích ANOVA một nhân tố.

 Về giới tính: Qua kiểm định t-test, ta phát hiện: Đối với “Sản phẩm

tươi, ngon” và “Nơi bán sản phẩm sạch sẽ”: Nam bị ảnh hưởng ít hơn nữ, cịn các thành phần khác khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ.

 Về độ tuổi: Với độ tin cậy 95%, kết quả phân tích ANOVA chỉ ra

những người có độ tuổi khác nhau bị ảnh hưởng khác nhau đối với “Quảng cáo hấp dẫn”, còn các thành phần khác khơng có sự khác biệt về độ tuổi. Qua kiểm định Post Hoc Tests, ta thấy những người có độ tuổi từ 20 đến 35 bị ảnh hưởng bởi “quảng cáo hấp dẫn” nhiều hơn những người trên 45 tuổi.

 Về thu nhập: Kết quả phân tích ANOVA cho thấy khơng có sự khác

biệt giữa những người có mức thu nhập khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các thành phần Marketing - mix đối với người tiêu dùng.

Về nghề nghiệp: Tương tự khơng có sự khác biệt giữa những người có nghề nghiệp về mức độ ảnh hưởng của các thành phần Marketing - mix đối với người tiêu dùng.

Trên đây là mô tả chi tiết về các hoạt động Marketing mà cơng ty đang áp dụng, ta thấy vẫn cịn những tồn tại buộc công ty phải giải quyết để hồn thiện cơng tác Marketing của mình. Phần tiếp theo sẽ nói đến ảnh hưởng của các hoạt động đó đến sự nhận biết của người tiêu dùng hiện nay như thế nào.

2.3. Thực trạng các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động Marketing sản phẩm tươi sống của Công ty Vissan sản phẩm tươi sống của Công ty Vissan

2.3.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động Marketing sản phẩm tươi sống của Công ty Vissan tươi sống của Công ty Vissan

2.3.1.1. Yếu tố dân số

Nhu cầu đối với các SPTS như thịt gia súc, gia cầm, thủy cầm và rau, củ, quả là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho người dân vẫn tăng lên gắng liền mức tăng dân số. Hiện dân số Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới với 90 triệu dân (năm 2013), và tại TP.HCM là là 7.9 triệu. GDP bình quân đầu người khoảng 1960 USD vào năm 2013. Bên cạnh đó, đời sống vật chất, trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao nên mức cầu về thực phẩm này cũng tăng theo, đa dạng sẽ tạo động lực kích thích phát triển ngành cơng nghiệp thực phẩm.

2.3.1.2. Yếu tố kinh tế

Với sức mua thị trường thấp trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu. Ngồi ra, việc chính phủ kiểm sốt chặt chẽ hơn vấn đề nợ xấu của các ngân hàng làm cho các ngân hàng càng dè dặt hơn trong khâu cho vay, dẫn tới gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng dẫn đến việc tiết kiệm chi tiêu. Đó là một vịng luẩn quẩn mà nền kinh tế nước đã phải đối mặt. Tuy nhiên, theo dự báo của các chuyên gia kinh tế tình hình sức mua sẽ có tiến triển tích cực từ đầu năm sau.

2.3.1.3. Yếu tố tự nhiên

Môi trường tự nhiên ở Việt Nam từ trước đến nay rất thích hợp để trồng trọt và chăn ni. Việc khơng phải nhập khẩu các ngun liệu đầu vào có chi phí cao như heo hơi mà trong nước có thể đáp ứng là một điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp thực phẩm.

2.3.1.4. Yếu tố công nghệ

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy cầm cộng với sự phát triển công nghệ giết mổ đã góp phần tích cực tăng sản lượng và chất lượng thực phẩm cung cấp cho thị trường. Do đó, với mơi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, lợi thế cạnh tranh đang thuộc về các doanh nghiệp biết ứng dụng công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng.

2.3.1.5. Yếu tố chính trị và luật pháp

Tình hình chính trị của Việt Nam ổn định mặc dù có những biến động ở Biển Đơng nhưng chính phủ Việt Nam ln có những giải pháp đối phó, xử lý kịp thời và hợp lý, vận động tuyên truyền nhân dân cả nước chung tay góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước. Mặt khác vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật còn thiếu các quy định hướng dẫn cụ thể, chưa khả thi, thiếu tính thực tế. Thủ tục hành chính rườm rà, quy định chồng chéo giữa các văn bản, phân công trách nhiệm quản lý không rõ ràng, thường xuyên thay đổi những qui định đã làm cản trở đến hoạt động của doanh nghiệp.

Ý thức thi hành pháp luật chưa tốt, đặc biệt tình trạng sử dụng hóa chất bừa bãi trong SPTS và chế biến, tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm bệnh để cung cấp cho thị trường.

2.3.1.6. Yếu tố văn hóa

Trong xu thế cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đời sống xã hội đang từng bước hình thành lối sống cơng nghiệp. Người tiêu dùng quan tâm hơn về thực phẩm chất lượng cao và an toàn vệ sinh.

Một điều cần lưu ý, đối với các SPTS người Việt Nam thường có thói quen cầm nắm, quan sát, lựa chọn các sản phẩm trực tiếp tại các quầy, sạp hoặc cửa hàng. 2.3.2. Các yếu tố môi trường vi mô ảnh hưởng đến hoạt động Marketing sản phẩm

tươi sống của Công ty Vissan

2.3.2.1. Môi trường bên trong cơng ty

Khi Phịng thị trường xây dựng các kế hoạch Marketing phải luôn tham khảo ý kiến của các Phịng ban khác để phối hợp thực hiện, trong đó 3 phịng ảnh hưởng nhiều nhất là Phịng Tài chính – Kế tốn để duyệt ngân sách, tìm kiếm nguồn tài trợ và 2 phòng kinh doanh thực phẩm chế biến và tươi sống để đưa ra các chính sách phù hợp với thị trường. Tuy nhiên, hiện nay sự phối hợp giữa các phòng ban chưa tốt dẫn đến những kế hoạch chưa mang tính khả thi.

2.3.2.2. Nhà cung ứng

Để ổn định về chất lượng và số lượng, Cơng ty triển khai hình thức hợp đồng mua sản phẩm gia súc, rau củ quả trực tiếp với người sản xuất, không mua qua thương lái nguồn gốc không rõ ràng. Cơng ty ký hợp đồng liên kết đầu tư có chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp marketing cho các sản phẩm tươi sống của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên việt nam kỹ nghệ súc sản (Trang 47 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)