Ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp marketing cho các sản phẩm tươi sống của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên việt nam kỹ nghệ súc sản (Trang 31 - 37)

2.1. Giới thiệu Công ty Vissan và ngành hàng sản phẩm tươi sống

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh

Hoạt động của Công ty chuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm thịt heo, trâu, bị, thịt gia cầm tươi sống và đơng lạnh, hải sản, sản phẩm thịt nguội cao cấp theo công nghệ của Pháp, sản phẩm Xúc xích thanh trùng theo cơng nghệ của Nhật Bản, SPCB theo truyền thống Việt Nam, sản phẩm đóng hộp, trứng gà, vịt; kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm và tiêu dùng khác; sản xuất kinh doanh heo giống, heo thịt, bò giống, bò thịt; sản xuất, kinh doanh thức ăn gia súc; dịch vụ kỹ thuật về chăn ni heo, bị; kinh doanh ăn uống; kinh doanh nước trái cây, lương thực chế biến; sản xuất kinh doanh rau củ quả các loại, rau quả chế biến, các loại gia vị và hàng nông sản. Sản phẩm của VISSAN hiện nay đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, với doanh thu và thị phần tương đối lớn.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Công ty Vissan cơ cấu tổ chức theo hàng dọc, tất cả các bộ phận, phòng ban đều trực thuộc Ban Tổng Giám Đốc, mỗi phịng ban có từng chức năng, nhiệm vụ riêng phối hợp với nhau để tác nghiệp, tuy nhiên đối với các đơn vị trực thuộc như các chi nhánh, xí nghiệp, mỗi phịng ban sẽ quản lý theo lĩnh vực chức năng của mình, ví dụ mảng kinh doanh của đơn vị trực thuộc sẽ do hai phịng kinh doanh quản lý, mảng tài chính – kế tốn của đơn vị trực thuộc sẽ do phịng tài chính – kế tốn quản lý…

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Vissan

Nguồn: Phịng Hành chính Cơng ty Vissan

2.1.4. Các sản phẩm của Công ty

Công ty Vissan hiện tại đang kinh doanh hai ngành hàng chính là SPTS và SPCB.

2.1.4.1. Sản phẩm tươi sống:

 Sản phẩm thịt heo: Thịt đùi, nạc tinh, ba rọi, nạc dăm, thăn nội, thăn

ngoại, Sườn non, Giò rút xương, thịt xay, Sườn già…

 Sản phẩm thịt bò (bò ta, bò úc): Fillot bò, thân ngoại, nạc đùi, nạc

vai, gầu, nạm, bắp, đuôi, nạc xây…

Các SPTS trên tiêu thụ chủ yếu ở TP.HCM do nó mang tính tươi sống, khó khăn trong vận chuyển và bảo quản.

Ngồi ra, Cơng ty còn mua thịt gà, thịt vịt, cá từ một số nhà cung cấp, sau đó sơ chế đóng gói bao bì và bán lại.

2.1.4.2. Sản phẩm chế biến:

Đa dạng về chủng loại, bao bì, mẫu mã. Cơng ty kinh doanh các mặt hàng chế biến từ heo, bò, gà như đồ hộp, lạp xưởng, giị các loại, thịt nguội,…trong đó, mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận cao nhất là xúc xích tiệt trùng các loại.

Ngoài hai ngành hàng trên, Cơng ty cịn kinh doanh rau, củ quả các loại và mua bán một số mặt hàng công nghệ phẩm từ các đối tác bên ngoài.

Bảng 2.1: Sản lượng và doanh thu theo nhóm hàng của Cơng ty Vissan

Mặt hàng

Sản lượng (tấn) Doanh thu (triệu đồng)

2011 2012 2013 6 tháng 2014 2011 2012 2013 6 tháng 2014 Sản phẩm tươi sống 19,903 17,531 15,470 8,069 1,116,216 1,012,627 919,166 480,767 Thịt heo 15,400 13,595 12,274 6,367 839,505 717,937 629,896 326,759 Thịt bò ta 2,491 3,184 1,310 673 163,946 248,270 117,958 60,560 Thịt bò Úc 29 32 1,201 655 5,036 4,935 131,010 71,464 Thịt Trâu 581 42 2 1 47,305 3,773 210 115 Thịt Gà 1,354 677 679 370 59,414 37,685 39,815 21,719 Thịt Vịt 4 2 277 151 Khác 48 1 1,010 27 Sản phẩm chế biến 35,462 31,959 34,572 18,992 2,760,023 2,653,471 2,889,565 1,587,205 Lạp xưởng 1,432 947 1,161 640 183,323 133,592 167,788 92,424 Đồ hộp 4,143 3,924 3,929 2,143 248,589 248,129 244,640 133,449 Xúc xích tiệt trùng 23,824 21,344 23,731 13,072 1,810,269 1,708,208 1,885,080 1,038,372 Khác 6,062 5,742 5,750 3,136 517,842 563,541 592,057 322,961 Tổng cộng 55,365 49,490 50,042 27,060 3,876,239 3,666,097 3,808,730 2,067,972

Nguồn: Phịng Tài chính – kế tốn Cơng ty Vissan

Sản lượng SPTS giảm chủ yếu là do nguyên nhân sức mua giảm trong những năm trở lại đây và sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ. Doanh thu SPTS giảm tương ứng với sản lượng giảm. Riêng đối với thịt bò ta, từ năm 2013 sản lượng và doanh thu giảm nhưng Công ty cũng đã tăng cường bán thịt bò Úc để bù lại, vừa đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, vừa đa dạng hóa các SPTS của Công ty. Doanh thu của Công ty vẫn tăng là do doanh thu các SPCB tăng, điển hình là mặt hàng xúc xích tiệt trùng.

2.1.5. Nguồn nhân lực

Công ty đang tạo điều kiện xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, mọi người lao động được đối xử một cách tơn trọng và bình đẳng. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo của Cơng ty ln cơng tâm, đối xử bình đẳng với người lao động, khơng áp đặt, ln khuyến khích tất cả người lao động đóng góp ý, phản hồi thông tin lên cấp điều hành và Ban Giám đốc Công ty hoặc thơng qua tổ chức Cơng đồn. Qua đó Ban Giám đốc sẽ xem xét và đưa ra hướng giải quyết thích hợp.

Hình 2.2: Biểu đồ mơ tả nguồn nhân lực Công ty Vissan

Nguồn: Phịng Tổ chức nhân sự Cơng ty Vissan, thời điểm 30/06/2014

Theo số liệu trên, nguồn nhân lực có tỷ lệ nam nữ tương đối đồng đều, có trình độ tốt và số lao động trẻ cao, tỷ lệ dưới 20 tuổi chiếm đến 36.85% là lao động phổ thông thời vụ làm việc tại các xưởng sản xuất.

2.1.6. Năng lực tài chính

Trong những năm vừa qua, Công ty luôn tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh được tài trợ rất lớn từ nguồn vốn

45.305 % 54.695 % Nam Nữ

GIỚI TÍNH NGUỒN NHÂN LỰC

.869% 20.634% 32.347% 23.474% 22.676% Trên Đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Dưới Trung cấp TRÌNH ĐỘ NGUỒN NHÂN LỰC 8.122% 18.028% 8.028% 28.967% 36.854% Trên 50 tuổi Từ 40 -> 49 tuổi Từ 30 -> 39 tuổi Từ 20 -> 30 tuổi Dưới 20 tuổi

đầu tư của chủ sở hữu là Satra và lợi nhuận sau thuế của Cơng ty. Ngồi ra, với uy tín của một thương hiệu lâu năm, Cơng ty luôn được các ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi. Điều này đã tạo động lực rất lớn cho Cơng ty trong q trình hoạt động.

Đơn vị tính: Triệu Đồng

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện doanh thu Cơng ty Vissan

Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty Vissan

Doanh thu của Công ty vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định qua các năm, đạt mức cao nhất là năm 2011 với 3,876 tỷ đồng, sang năm 2012 và năm 2013, doanh thu có giảm so với năm 2011 nguyên nhân là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người lao động giảm, sức mua giảm đáng kể, việc tiếp cận nguồn vốn đối với các doanh gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, do kinh doanh thực phẩm là mặt hàng thiết yếu nên doanh thu của Cơng ty vẫn có thể tăng trưởng từ năm 2012 sang năm 2013.

Đơn vị tính: Triệu Đồng

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận sau thuế Công ty Vissan

Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty Vissan

- 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng Năm 2014 3,876,239 3,666,097 3,808,730 2,067,972 Doanh thu - 50,000 100,000 150,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng Năm 2014

93,935 100,356 103,648

57,372

Lợi nhuận Công ty vẫn tăng trưởng hàng năm mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Đơn vị tính: %

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện chỉ số Nợ/Tổng Nguồn vốn của Công ty Vissan Vissan

Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty Vissan

Cơ cấu nợ của Công ty luôn được chủ động điều chỉnh một cách có hiệu quả. Năm 2011, nền kinh tế tăng trưởng mạnh, sức mua tăng cao, Công ty chủ động sử dụng địn bẩy tài chính để gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Sang năm 2012 và 2013, kinh tế khó khăn, Cơng ty giảm việc vay vốn ngân hàng để tránh rủi ro tài chính, tận dụng lại nguồn vốn của chủ sở hữu.

Đơn vị tính: lần

Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện chỉ số khả năng thanh tốn của Cơng ty Vissan Vissan

Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty Vissan

69.381% 61.598% 54.076% 48.737% .000% 20.000% 40.000% 60.000% 80.000%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng Năm 2014

Nợ/Tổng Nguồn vốn 1.141 1.211 1.423 1.602 .397 .455 .568 .882 .000 .500 1.000 1.500 2.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng Năm 2014

Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh tốn hiện hành của Cơng ty lớn hơn 1 chứng tỏ Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh. Có một sự chênh lệch lớn giữa khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành là do hàng tồn kho. Do kinh doanh sản xuất thực nên lượng hàng tồn kho của Công ty rất lớn, nhất là khi trên báo cáo tài chính lượng hàng tồn kho được thể hiện vào ngày 31 tháng 12 hàng năm là lúc Công ty dự trữ cao điểm tết. Lượng hàng tồn kho ln được kiểm sốt và duy trì có kế hoạch.

Đơn vị tính: %

Hình 2.7: Biểu đồ thể hiện chỉ số khả năng sinh lợi của Cơng ty Vissan

Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty Vissan

Chỉ số ROA duy trì hàng năm, ROE giảm mạnh vào năm 2013 là do Công ty tăng vốn điều lệ từ 158 tỷ đồng lên 342 tỷ đồng, mặc dù lợi nhuận của Cơng ty vẫn tăng.

Tóm lại, qua những phân tích trên, ta thấy sức khỏe tài chính của Cơng ty rất tốt, nguồn lực tài chính dồi dào có thể tận dụng để phát trển kinh doanh, tạo lợi thế so với các đối thủ, giành lại thị phần đối với các SPTS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp marketing cho các sản phẩm tươi sống của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên việt nam kỹ nghệ súc sản (Trang 31 - 37)