Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp marketing cho các sản phẩm tươi sống của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên việt nam kỹ nghệ súc sản (Trang 56 - 58)

2.3. Thực trạng các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động Marketing sản

2.3.2.5. Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, Công ty Vissan đang đứng trước môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Mỗi mặt hàng kinh doanh của Cơng ty có những đối thủ cạnh tranh khác nhau, riêng đối với SPTS, Cơng ty có các đối thủ cạnh tranh chính sau: nhóm tư thương (hệ thống thương lái), Công ty TNHH Chăn Nuôi Charoen Porphand Việt Nam (Cơng ty CP).

 Nhóm tư thương (hệ thống các thương lái): kinh doanh thịt heo tươi

sống:

Đây là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty Vissan, họ giết mổ heo tại các lị mổ thủ cơng (có phép hoặc khơng có phép) ở thành phố và ở các tỉnh lân cận

giáp ranh thành phố(Long An, Đồng Nai, Bình Dương). So với Cơng ty Vissan, hệ thống các thương lái tư nhân có một số điểm mạnh và điểm yếu sau:

 Điểm mạnh:

Sự tồn tại của các lị giết mổ thủ cơng trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận đã tạo điều kiện cho hệ thống thương lái kinh doanh thịt heo bên vì giá gia cơng giết mổ tại các lị mổ thủ cơng thấp hơn so với giá gia công tại VISSAN.

Hệ thống thu mua của các thương lái sẵn sàng đi vào những vùng sâu, vùng xa của người chăn nuôi để mua heo hơi kể cả heo bệnh.

Phương thức mua của họ rất linh hoạt, họ sẵn sàng ứng tiền trước, đặt cọc cho người chăn nuôi khi cần.

Giá bán của họ rất linh động, được quyết định rất nhanh, đặc biệt là những lúc dội chợ.

 Điểm yếu:

Sản phẩm thịt heo bên của họ chưa đảm bảo yêu cầu về vệ sinh thực phẩm. Hiện nay Nhà nước cũng đã tiến hành nhiều biện pháp để hạn chế các thực phẩm kém vệ sinh đã tạo áp lực không nhỏ cho các tư thương.

Khơng có khả năng đáp ứng nhanh một số lượng lớn thịt heo bên cho nhu cầu thị trường vào những thời điểm cần thiết (các Lễ, Tết).

Khách hàng của họ thường không thỏa mãn do bị ép giá, cân gian lận, v.v…

 Công ty TNHH Chăn Nuôi Charoen Pokphand Việt Nam (Công ty

CP):

Công ty TNHH Chăn Nuôi Charoen Pokphand Việt Nam là một thành viên của Tập đoàn CP Group của Thái Lan. Lĩnh vực hoạt động của CP là thức ăn chăn nuôi và thủy sản, chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi gia công heo, kinh doanh SPCB, SPTS và giết mổ gia cầm. Thị phần của CP chủ yếu ở TP.HCM và các tỉnh như Đồng Nai, Cần Thơ, Nha Trang, v.v….

 Điểm mạnh:

Khả năng cạnh tranh về giá: giá rẻ hơn so với VISSAN do có lợi thế về chăn ni, chi phí giết mổ thấp.

Nguồn nguyên liệu: thực hiện chính sách chuồng trại an tồn, chăn ni khép kín nên nguồn nguyên liệu được ổn định, chất lượng cao.

Được sự hỗ trợ của từ Tập Đoàn CP Group Thái Lan nên ổn định về tài chính.

Kênh phân phối thị trường nội địa: hệ thống phân phối sản phẩm tập trung ở TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Cần Thơ, Nha Trang, Bình Thuận, v.v… Từ năm 2006 đến nay, CP mở các cửa hàng CP Fresh Mart và sẽ được nhân rộng ra khắp các hệ thống CP theo phương châm “Tủ lạnh của gia đình bạn”.

 Điểm yếu:

Thương hiệu: mức độ nhận biết thương hiệu hiện tại chưa cao.

Hoạt động Marketing: CP hoạt động Marketing chưa thật sử hiệu quả.

 Đối thủ tìm ẩn mới

Khả năng xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới, có tiềm lực mạnh là rất lớn. Do ngành kinh doanh thực phẩm là ngành nghề phổ biến, nhu cầu thị trường đang còn mở rộng, sản xuất trong nước hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Mặt khác, với chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngồi của Nhà nước ngày càng thơng thống sẽ thu hút thêm các Cơng ty nước ngồi đầu tư vào thị trường đầy tiềm năng này. Vì vậy mối đe dọa của Vissan khơng chỉ là các Cơng ty trong nước mà cịn các Cơng ty nước ngồi, các tập đoàn thực phẩm sẽ gia nhập vào ngành này càng nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp marketing cho các sản phẩm tươi sống của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên việt nam kỹ nghệ súc sản (Trang 56 - 58)