6. PHÕNG BỆNH Tránh nắng
VIÊM BÌ CƠ
(Dermatomyositis)
1. ĐẠI CƢƠNG
- Là một bệnh tự miễn, thƣơng tổn chủ yếu là viêm da và cơ. - Bệnh ít gặp, tỉ lệ là 1/100.000 dân, nữ hay gặp hơn nam. 2. NGUYÊN NHÂN
Căn ngun khơng rõ. Có một vài yếu tố liên quan đến sự xuất hiện bệnh: - Di truyền: liên quan đến HLADR3-B8, HLA-DQA1 và HLA-DQA1.
- Nhiễm khuẩn: Coxsackie B, Echovirus, Streptococcus pyogenes, nhiễm
khuẩn đƣờng hơ hấp và đƣờng tiêu hóa và hoặc sử dụng kháng sinh.
- Bệnh ác tính: viêm bì cơ khởi phát ở ngƣời lớn tuổi, thƣờng là khối u rắn hoặc khối u ác tính huyết học.
3. CHẨN ĐỐN
a) Chẩn đoán xác định
Sử dụng tiêu chuẩn mới của Hội thần kinh cơ châu Âu (2003) trong chẩn đốn viêm bì cơ.
- Tiêu chuẩn lâm sàng + Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh khởi phát sau 18 tuổi. Viêm bì cơ và viêm cơ khơng đặc hiệu có thể khởi phát sớm hơn.
Giảm vận động do đau, yếu cơ: đối xứng hai bên gốc chi, ngọn chi, gấp cổ, duỗi cổ rất đau.
Thƣơng tổn da: dát đỏ phù nề quanh mí mắt trên, giãn mạch quanh móng, dát đỏ bong vảy mặt duỗi ngón, khuỷu tay, đầu gối (sẩn, dấu hiệu Gottron), dát đỏ vùng tiếp xúc ánh sáng.
+ Tiêu chuẩn loại trừ
Giảm vận động do viêm cơ chọn lọc, không đối xứng, ảnh hƣởng nhiều vùng cẳng tay, mặt trƣớc và mặt gấp ngón tay, cơ tứ đầu đùi và phía trƣớc xƣơng chày.
Giảm vận động cơ vận nhãn, cơ duỗi cổ yếu hơn cơ gấp cổ.
Nhiễm độc cơ, bệnh nội tiết (suy hoặc cƣờng giáp trạng, cƣờng cận giáp), tiền sử gia đình có loạn dƣỡng cơ hoặc đau thần kinh vận động gần.