VIÊM DA TIẾP XÚC DỊ ỨNG

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu thường gặp: Phần 1 (Trang 119 - 123)

2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH Yếu tố mơi trƣờng đóng vai trị động lực:

VIÊM DA TIẾP XÚC DỊ ỨNG

(Allergic Contact Dermatitis)

1. ĐẠI CƢƠNG

- Viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm cấp hoặc mạn tính của da với một số yếu tố trong môi trƣờng khi tiếp xúc với da.

- Là bệnh thƣờng gặp, chiếm 1,5 - 5,4% dân số thế giới. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới và mọi nghề khác nhau.

- Tổn thƣơng là dát đỏ, mụn nƣớc, có khi loét trợt hoại tử, ngứa. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát nếu không phát hiện và loại trừ đƣợc dị nguyên.

- Viêm da tiếp xúc dị ứng là phản ứng tăng nhạy cảm của da đối với các dị nguyên, thuộc loại phản ứng quá mẫn chậm. Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể xảy ra cấp tính gây đỏ da, phù nề và mụn nƣớc với các mức độ khác nhau hoặc tiến triển mạn tính. Nguyên nhân là do da bị phơi nhiễm với các tác nhân hóa học, lý học. Có tới trên 3700 dị nguyên đã đƣợc xác định gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở ngƣời. 2. NGUYÊN NHÂN

a) Cơ chế sinh bệnh

- Viêm da tiếp xúc dị ứng là phản ứng quá mẫn chậm. b) Một số dị ứng nguyên chính

- Họ kim loại: nickel, cobalt, chromates đồng - Họ thuốc bôi: chất màu, dung dịch dầu - Một số băng dính, chất dẻo, cao su - Thực vật

- Ánh sáng 3. CHẨN ĐỐN

a) Chẩn đốn xác định - Lâm sàng

+ Thƣơng tổn cơ bản: phụ thuộc vào mức độ nặng, vị trí và thời gian bị bệnh, viêm da tiếp xúc dị ứng có thể cấp hoặc mạn tính.

Viêm da tiếp xúc dị ứng cấp tính là dát đỏ, ranh giới rõ, phù nề, trên mặt có mụn nƣớc, sẩn, trƣờng hợp phản ứng mạnh có bọng nƣớc kết hợp lại với nhau thành mảng. Bọng nƣớc vỡ để lại vết trợt tiết dịch và đóng vảy tiết. Cơ năng có ngứa.

120

Viêm da tiếp xúc dị ứng bán cấp là những mảng dát đỏ nhẹ, kích thƣớc nhỏ, trên có vảy da khơ, đơi khi kèm theo những đốm màu đỏ nhỏ hoặc những sẩn chắc, hình trịn.

Khi tiến triển mạn tính thƣờng có lichen hóa, da dày, nếp da sâu thành những đƣờng kẻ song song hoặc hình thoi, bong vảy da cùng các sẩn vệ tinh, nhỏ, chắc, hình trịn, phẳng, những vết trầy xƣớc, dát đỏ và nhiễm sắc tố.

Bệnh thƣờng gặp ở ngƣời đã mẫn cảm với dị nguyên gây viêm da tiếp xúc. Khởi đầu, tại vị trí da tiếp xúc lại với dị nguyên (48 giờ trở lên) xuất hiện thƣơng tổn. Về sau, mỗi khi tiếp xúc với dị nguyên thì thƣơng tổn xuất hiện nhanh hơn. Đa số trƣờng hợp thƣơng tổn vƣợt qua giới hạn vùng da tiếp tiếp xúc với dị nguyên, có thể rải rác ở những nơi khác.

Thƣơng tổn thứ phát: mảng sẩn ngứa, dát đỏ lan tỏa và hơi thâm nhiễm ở xa thƣơng tổn ban đầu, có tính đối xứng. Trên mặt các dát đỏ rải rác có các mụn nƣớc nhỏ, hiếm hơn là hồng ban đa dạng, thƣơng tổn hình huy hiệu. Trƣờng hợp nhạy cảm có thể lan tỏa tồn thân.

Nếu loại bỏ đƣợc nguyên nhân bệnh sẽ khỏi, khi tiếp xúc trở lại với dị nguyên cũ bệnh tái phát.

Cơ năng: ngứa nhiều, có thể có cảm giác nhức nhối và đau nếu bệnh nặng. - Thể lâm sàng đặc biệt theo vị trí

+ Viêm da tiếp xúc dị ứng ở da đầu: da đỏ bong vảy khô, đôi khi bong vảy phấn nhiều, rất ngứa. bệnh giảm dần sau khi ngừng tiếp xúc với dị nguyên.

+ Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt: thƣờng gặp, da đỏ nề, mụn nƣớc, tiết dịch. Có thể do bơi trực tiếp vào da mặt các thuốc, mỹ phẩm hoặc các dị nguyên trong môi trƣờng làm việc và sinh hoạt hoặc bị viêm da tiếp xúc do ánh nắng.

+ Ở mí mắt: thƣơng tổn thƣờng phù nề, kết hợp với viêm kết mạc, nguyên nhân thƣờng liên quan đến thuốc nhỏ mắt.

+ Dái tai: do tiếp xúc với kim loại hay gặp là nickel ở khuyên tai, biểu hiện khi thì giống chàm khơ, đỏ da bong vảy nhẹ, khi thì mụn nƣớc, tiết dịch, bội nhiễm.

+ Ở môi: viêm môi tiếp xúc dị ứng, thƣơng tổn đỏ da bong vảy khô, đôi khi nứt, tiết dịch, hiếm gặp phù nề, ngứa hoặc đau rát.

+ Viêm da tiếp xúc dị ứng ở tay: ở mu tay thƣờng gặp nhất, biểu hiện cấp tính là những mụn nƣớc và tiết dịch, nếu ở giai đoạn mạn tính thì khơ da và bong vảy da, có thể có thƣơng tổn móng kèm theo. Thƣơng tổn ở lịng bàn tay khó chẩn đốn vì thay đổi theo căn ngun. Viêm da tiếp xúc ở đầu ngón tay hay gặp ở đầu bếp, nha sĩ do tiếp xúc với thực phẩm, hóa chất.

121

+ Ở bàn chân: hay gặp ở mu bàn chân hơn so với lòng bàn chân. Trƣờng hợp mạn tính thƣơng tổn ở phần trƣớc bàn chân thƣờng kèm theo thƣơng tổn móng giống nhƣ ở bàn tay.

+ Ở bộ phận sinh dục: gây phù nề nhất là ở bìu, bao qui đầu đối với nam giới và ở môi lớn đối với nữ giới, rất ngứa, thƣơng tổn khi thì có mụn nƣớc và tiết dịch, khi thì khô.

- Viêm da tiếp xúc dị ứng với chất bay hơi

Thƣơng tổn có thể cấp tính hoặc mạn tính phụ thuộc vào hồn cảnh tiếp xúc, đậm độ của dị nguyên, tần xuất tiếp xúc, đa số các trƣờng hợp có tính chất đối xứng. Vị trí thƣơng tổn thƣờng ở phần hở, cần phân biệt với phản ứng dị ứng với ánh sáng.

Tiêu chuẩn Viêm da tiếp xúc do môi trường

Phản ứng dị ứng

với ánh sáng

Đặc điểm TT lâm sàng Chàm tiết dịch, khơ hoặc

lichen hóa

Chàm tiết dịch, khơ hoặc lichen hóa

Vị trí cùng bị bệnh Phần hở, bờ không rõ nét Da hở

Vùng mặt cổ, nơi ít tiếp xúc ánh nắng

Có Khơng

Test thƣợng bì (+) với dị nguyên gây bệnh (-)

Test ánh sáng (-) (+)

- Cận lâm sàng

+ Mô bệnh học: ở thể cấp tính có xốp bào rất mạnh, phù gian bào, thâm nhiễm các lympho bào và bạch cầu ái toan vào thƣợng bì, bạch cầu đơn nhân và mơ bào ở trung bì. Ở thể mạn tính, cùng với xốp bào là hiện tƣợng tăng gai làm mào liên nhú kéo dài xuống. Các nhú bì nhơ cao và mở rộng, có hiện tƣợng dày sừng và thâm nhiễm lympho bào.

+ Các test da: các thử nghiệm thƣờng dùng để phát hiện tác nhân gây bệnh nhƣ test lẩy da, test áp.

b) Chẩn đoán phân biệt - Viêm da tiếp xúc kích ứng - Viêm da cơ địa

- Viêm da dầu

122 4. ĐIỀU TRỊ 4. ĐIỀU TRỊ

a) Nguyên tắc chung

Tất cả các phƣơng pháp điều trị triệu chứng sẽ bị thất bại nếu nhƣ không loại bỏ đƣợc căn nguyên gây bệnh.

b) Điều trị cụ thể

- Viêm da dị ứng cấp tính, lan tỏa tồn thân có thể chỉ định corticoid tồn thân liều thấp 15-20mg/ngày x 3 ngày sau giảm liều xuống 5mg/ngày x 3 ngày rồi ngừng điều trị.

- Điều trị tại chỗ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, thƣờng sử dụng các chế phẩm có corticoid.

5. DỰ PHÕNG

Phòng bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng gồm nhiều biện pháp, đặc biệt đối với bệnh da nghề nghiệp. Các biện pháp dự phòng gồm: dự phòng tiên phát, thứ phát và dự phòng cơ địa. Hai điểm cần chú ý là:

- Mang găng tay phù hợp sẽ tránh hoặc giảm nhiều triệu chứng bệnh.

- Sử dụng kem bảo vệ có tác dụng tƣơng đối tùy theo hồn cảnh bị bệnh, có hiệu quả hơn đối với viêm da tiếp xúc kích ứng.

123

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu thường gặp: Phần 1 (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)