1.2 Nội dung của pháp luật về thực hiện dự án hỗ trợ phát triển chính thức
1.2.1 Quy định về quy trình thực hiện dự án giao thông vận tải
Quy trình thực hiện dự án sử dụng vốn vay ODA trong lĩnh vực giao thông vận tải trước hết sẽ tuân thủ quy định tại Nghị định 114/2021/NĐ-CP, sau đó là các quy định được dẫn chiếu đến Luật Đầu tư công 2019, Luật Xây dựng sửa đổi bổ sung 2020…
Căn cứ Điều 8, Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về Trình tự, thủ tục quản
lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, dự án giao thông vận tải sử dụng vốn ODA cơ bản bao
gồm bốn giai đoạn chính như sau:
(i) Xác định dự án, tiếp nhận khoản vay; (ii) Chuẩn bị và thẩm định, phê duyệt dự án;
(iii) Thực hiện dự án;
(iv) Hoàn thành và chuyển giao kết quả.
Giai đoạn 1: Xác định dự án, tiếp nhận khoản vay.
Giai đoạn xác định dự án bao gồm các hoạt động: Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA được hướng dẫn chi tiết tại Mục 1, Nghị định 114/2021/NĐ-CP. Theo đó, đối với chương trình dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư sẽ tùy thuộc vào nhóm dự án-dự án đầu tư được phân loại là dự án quan trọng quốc gia hay là dự án nhóm A, B hay C.
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA được quy định tại Điều 14, Nghị định 114/2021/NĐ-CP. Theo đó, tùy theo nhóm dự án, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư sẽ được dẫn chiếu đến quy định tại Luật Đầu tư công 2019.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị và thẩm định, phê duyệt dự án
Việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án được quy định tại Mục 2, Nghị định 114/2021/NĐ-CP. Theo quy định tại khoản 1, Điều 20 của Nghị định: “Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự
án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; chương trình đầu tư cơng đã được Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; và chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực quốc phịng, an ninh, tơn giáo và các chương trình, dự án khác theo quy định của Chính phủ”.
Người đứng đầu CQCQ sẽ quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi không quy định tại khoản 1 Điều 20 nêu trên và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư chương trình, dự án. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo Điều 21 Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Điều 41 Luật đầu tư công 2019.
* Giai đoạn 3: Thực hiện dự án
Giai đoạn 1 và 2 có thể gọi chung là giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án, đây là giai đoạn chuẩn bị các thủ tục và hoàn thiện hồ sơ pháp lý dự án làm cơ sở để triển khai
thực hiện các bước tiếp theo ở giai đoạn 3. Khi đã đi vào thực hiện chi tiết, Nghị định 114/2021/NĐ-CP khơng có quy định chi tiết mà tùy theo lĩnh vực, ngành nghề của dự án đầu tư mà cơ quan, đơn vị được giao thực hiện dự án sẽ tuân theo trình tự được quy định tại các Luật chuyên ngành.
* Giai đoạn 4: Hoàn thành dự án
Giai đoạn này sẽ hoàn tất các hoạt động liên quan đến tài chính, đảm bảo an tồn mơi trường và xã hội, theo dõi giám sát và thực hiện các Thoả thuận nêu trong Hiệp định khoản vay và quy định về cơng tác nghiệm thu, hồn thành cơng trình của Việt Nam. Kết thúc dự án và đóng khoản vay, chuẩn bị Báo cáo hồn thành dự án (PCR) và bàn giao đi vào sử dụng cơng trình.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ thực trạng khó khăn vướng mắc trong việc triển khai dự án GTVT sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi hiện nay và hạn chế về mặt thời gian, luận văn sẽ tập trung phân tích, đánh giá nhiệm vụ (ii) Thực hiện các hoạt động liên quan đến đấu thầu, quản lý hợp đồng và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc giai đoạn 3- Thực hiện dự án.