Bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải (Trang 47 - 51)

1.4 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc hoàn thiện pháp luật

1.4.6 Bài học rút ra cho Việt Nam

Thông qua kinh nghiệm của một số quốc gia đã chọn lọc và phân tích nêu trên, một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam nên quan tâm để nghiên cứu, học hỏi làm cơ sở định hướng điều chỉnh pháp luật cho phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án ODA ở Việt Nam như sau:

Tăng cường hồn thiện chính sách pháp luật:

Trong bối cảnh các chương trình dự án sử dụng vốn ODA sẽ phải tuân thủ các quy định của Bên tài trợ, trong khi những quy định này thường có sự khác biệt rõ rệt và yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt thì việc tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về thực hiện dự án ODA hài hoà với quy định của Nhà tài trợ và giảm thiểu độ vênh giữa quy định hai phía là rất cần thiết để tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư thực hiện dự án ODA; đồng thời tăng cường cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn để tránh được rủi ro về lãng phí, thất thốt và cơ hội cho nạn tham nhũng phát sinh.

Khuyến khích và đề nghị Nhà tài trợ dành một phần vốn ODA theo hình thức viện trợ khơng hồn lại để sử dụng cho mục đích nghiên cứu chính sách, pháp luật và cải thiện, nâng cao năng lực thể chế quốc gia, là cơ sở để điều chỉnh, bổ dung hoàn thiện quy định pháp luật về thực hiện dự án ODA theo hướng hài hoà với quy định, quy trình của Nhà Tài trợ.

Học hỏi từ kinh nghiệm phân cấp uỷ quyền rõ rệt của Trung Quốc, bên cạnh sự phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý chuyên ngành, Việt Nam cũng nên có chủ trương quan điểm là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các BQLDA để thực hiện các dự án đúng tiến độ, áp dụng các thủ tục trình duyệt nhanh gọn nhằm giảm bớt phí cam kết.

Cần chú trọng triển khai phân cấp, phân quyền triệt để trong công tác quản lý và thực hiện dự án ODA cho các địa phương thực hiện và sử dụng vốn để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả đầu tư. Sự phân cấp này trong quá trình thực hiện dự án sẽ giúp cho tiến độ dự án khơng bị ngưng trệ vì quy trình trình duyệt và thời gian chờ xin ý kiến để phê duyệt. Các đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ dự án khi có bất cứ sai sót nào xảy ra trong q trình thanh tra. Phân chia quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng như vậy không những nâng cao hiệu quả của đồng vốn ODA, mà cịn giúp nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ ở cấp địa phương.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Con người là chủ thể thực thi pháp luật, dù có xây dựng một hệ thống pháp luật tồn diện, minh bạch tới đâu mà nhân lực thực hiện chất lượng thấp, không hiểu được bản chất của nguồn vốn ODA hiện nay, không nắm được quy định mới của quốc gia và Nhà tài trợ để tự điều chỉnh phương pháp thực hiện và tư duy làm việc thì việc xây dựng năng lực thể chế ở trên chỉ là “nói sng trên giấy”. Về chủ trương nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kinh nghiệm từ Ba Lan và Malaysia nêu trên đã cho thấy đầu tư vào con người là một sự đầu tư dài hạn và có cơ sở.

Nhân tố con người là nòng cốt trong việc quản lý thực hiện dự án ODA và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dù ở lĩnh vực nào cũng là một chiến lược đầu tư dài hạn không bao giờ bị lãng phí nếu được chú trọng phát triển.

Phối hợp chặt chẽ với Nhà tài trợ:

Chúng ta nên thay đổi tư duy, các Nhà tài trợ là đối tác, là nguồn nhân lực hỗ trợ quốc gia bên vay trong quá trình thực hiện dự án ODA. Mặt tích cực của việc giám sát chặt chẽ của Nhà tài trợ đó là tăng cấp độ kiểm tra chéo, ngăn chặn việc đầu tư thất thoát nguồn vốn và sự quản lý lỏng lẻo dẫn đến tham nhũng. Sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi ý kiến và quan điểm giữa các bên khơng chỉ nhanh chóng thúc đẩy q trình thực hiện dự án mà cịn là cơ hội để Việt Nam và nước ngoài thấu

hiểu tư duy, cách làm việc, định hướng giải quyết, xử lý vấn đề trên thế giới. Là cơ hội để các cán bộ thực hiện dự án ODA học hỏi kiến thức, kinh nghiệm thế giới thơng qua q trình thực hiện dự án. Kinh nghiệm của Ba Lan và Malaysia cho thấy, phối hợp chặt chẽ với Nhà tài trợ sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho q trình triển khai thực hiện dự án ODA, góp phần giám sát kiểm sốt các rủi ro có thể phát sinh và phối hợp đẩy nhanh tiến độ dự án.

Một số kinh nghiệm chọn lọc nêu trên đều là các yếu tố cơ bản làm tiền đề thúc đẩy tích cực q trình thực hiện dự án ODA dành cho các quốc gia đang và tiếp tục sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian tới không chỉ Việt Nam. Đối với Việt Nam, là một quốc gia đã tiếp nhận ODA trong một khoản thời gian không ngắn, bên cạnh những yếu tố cốt lõi đã nêu trên, để quản lý và thực hiện dự án ODA hiệu quả hơn thì trong thời gian tới, các cấp Bộ, ngành từ trung ương đến địa phương cần phải đồng lịng, nỗ lực, quyết tâm đạt mục tiêu “hồn tồn tốt nghiệp ODA” để từ đó có những điều chỉnh thích hợp, đồng bộ về hệ thống thể chế pháp luật ODA của quốc gia; tập trung tháo gỡ các vướng mắc nổi cộm hiện nay và rủi ro dự kiến trong tương lai; thận trọng hơn trong định hướng đầu tư, lựa chọn dự án ODA, tránh dàn trải, lãng phí.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I đã khép lại với một lượng kiến thức khá phong phú và có phần phức tạp để có thể hiểu một cách cặn kẽ do bản chất quy định pháp luật về ODA của Việt Nam không chỉ đơn thuần là quy định việc quản lý thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn này mà còn liên quan đến các luật chung khác về đầu tư công, quản lý ngân sách nhà nước và các luật chuyên ngành tuỳ theo lĩnh vực đầu tư, giai đoạn đầu tư…ngồi ra cịn một hệ thống rất nhiều các nghị định, thông tư liên quan hướng dẫn thực hiện của các luật chuyên ngành.

Tuy nhiên, để khái quát và đưa ra cơ sở lý thuyết cơ bản về việc thực hiện dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thơng vận tải, học viên đã cố gắng chọn lọc những quy định căn bản, trọng yếu của Chính phủ về thực hiện dự án giao thông vận tải sử dụng vốn ODA theo với các Luật chuyên ngành: Luật Đầu

tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất Đai để hệ thống và phân tích trong luận văn tại Chương I.

Về cơ bản, với thực trạng phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, nguồn vốn ODA vẫn tiếp tục là nguồn vốn cần thiết để đầu tư phát triển các mục tiêu dài hạn của quốc gia đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải. Quy định về ODA tại Việt Nam sẽ tiếp tục được cập nhật, điều chỉnh cho hoàn thiện, nhất quán và phù hợp với thực tiễn phát triển hơn, nhất là trong bối cảnh từ ngày 01/3/2022, những quy định trong quy trình thực hiện dự án ODA sẽ bị thay đổi khi “Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự (gọi tắt là Luật sửa đổi 9 luật) có hiệu lực thi hành.” (Bộ Kế hoạch & Đầu tư, 2022).

Để làm rõ hơn những khác biệt về quy định của hai phía đã trình bày ở Chương I và chỉ ra được các tồn tại khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án ODA, thực tiễn thực thi các quy định pháp luật về thực hiện dự án sử dụng nguồn vốn này sẽ được phân tích ở Chương II.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w