1.3 Các yếu tố tác động đến việc hoàn thiện pháp luật về thực hiện dự án hỗ
1.3.3 Quy định, chính sách của Nhà tài trợ (WB, ADB) về quy trình tái định cư
trong GPMB
Liên quan đến quy định về bồi thương, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án sử dụng vốn vay của WB, ADB có GPMB, hai nhà tài trợ này đã ban hành quy định riêng về khung chính sách BT, HT, TĐC áp dụng cho các dự án do ADB, WB tài trợ có GPMB. WB đã ban hành Khung chính sách Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cập nhật Tháng 4/2017 và ADB quy định về Tái định cư theo Chính sách An tồn (SPS) ban hành năm 2009.
Khung chính sách Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của WB:
Liên quan đến thu hồi đất và tái định cư, WB đã ban hành Khung chính sách Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Tháng 4/2017. Chính sách tái định cư (OP 4.12) của WB quy định về các chính sách an toàn để giải quyết và giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và môi trường do tái định cư không tự nguyện gây ra. Chính sách này yêu cầu Bên vay phải chuẩn bị Kế hoạch tái định cư (RPF) phù hợp với Chính sách Tái định cư của WB và đệ trình trước khi thẩm định dự án. Mục đích của RPF là để làm rõ nguyên tắc tái định cư, sắp xếp tổ chức và tiêu chuẩn thiết kế sẽ được áp dụng cho dự án.
Tái định cư không tự nguyện của WB được thực hiện theo nguyên tắc sau: -Tái định cư không tự nguyện cần được tránh hoặc được giảm đến mức tối thiểu,
giảm thiểu việc tái định cư bắt buộc bằng các giải pháp dự án và thiết kế;
-Trong trường hợp tái định cư không tự nguyện là không thể tránh khỏi, những người bị ảnh hưởng phải được tham vấn đầy đủ và được tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình tái định cư.
-Người bị ảnh hưởng của dự án cần được hỗ trợ để cải thiện sinh kế và mức sống, hoặc ít nhất là khôi phục lại được mức sống bằng với mức sống trước khi có dự án.
Đối với các dự án do WB tài trợ thì các quy định và nguyên tắc trong Khung chính sách tái định cư OP4.12 của WB sẽ được ưu tiên áp dụng bên cạnh các quy định hiện hành của Việt Nam dù vẫn tồn tại các khác biệt, Đối với các nội dung không
quy định ràng buộc trong OP4.12 hoặc có nêu nhưng chỉ rõ áp dụng pháp luật Bên Vay, CQTH sẽ áp dụng theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.
Về tổng thể, các kế hoạch tái định cư và bồi thường áp dụng cho các dự án do WB tài trợ phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của chính sách Tái định cư của WB do một trong các điều kiện cho vay theo quy định của WB đó là “các yêu cầu liên quan đến tái định cư, bồi thường và phục hồi cho tất cả các hộ bị ảnh hưởng theo định nghĩa trong Chính sách OP 4.12 phải được đảm bảo ".
Tuyên bố Chính sách an tồn (SPS), 2009 của ADB:
Tun bố Chính sách an tồn (SPS) hay Tuyên bố Chính sách Bảo trợ Xã hội (ở một số bản dịch) được Ban giám đốc ADB phê duyệt ban hành năm 2009 thay cho Chính sách Tái định cư bắt buộc (1995), trong đó Chính sách Tái định cư bắt buộc năm 1995 được xây dựng dựa trên chính sách về tái định cư bắt buộc của WB.
Các chính sách bảo trợ xã hội nhìn chung được hiểu là các chính sách hoạt động với mục đích ngăn ngừa, giảm thiểu hoặc giảm nhẹ tác động môi trường và xã hội tiêu cực, trong đó bao gồm việc bảo vệ quyền của những đối tượng có khả năng bị ảnh hưởng bởi q trình phát triển.
Tái định cư theo SPS 2009 của ADB được thực hiện theo nguyên tắc sau: (i) Không thực hiện tái định cư nếu có thể tránh được;
(ii) Hạn chế tái định cư ở những nơi mà việc người dân phải tiếp tục di chuyển sang vị trí khác;
(iii) Khi bắt buộc phải tái định cư, phải đảm bảo rằng người dân bị ảnh hưởng nhận được các trợ giúp cần thiết để họ có điều kiện sống ít nhất bằng điều kiện sống trước khi có dự án;
(iv)Nhìn chung, tính chất khơng hợp pháp đối với đất của người bị ảnh hưởng không phải là rào cản để ADB thực thi chính sách về quyền của người bị ảnh hưởng bởi dự án.
(v) ADB phân loại người bị ảnh hưởng thành 3 nhóm theo tiêu chí tính pháp lý về đất, cụ thể là:
- Nhóm có thể có quyền, là những người tại thời điểm dự án chưa có quyền (giấy tờ xác nhận quyền) hợp pháp về đất đai nhưng họ có đủ điều kiện theo pháp luật để địi hỏi xác nhận quyền sử dụng đất đó, và;
- Nhóm khơng có quyền, là những người hiện tại khơng được xác nhận quyền và khơng có đủ điều kiện để đòi xác nhận quyền sử dụng đất theo pháp luật.
(vi)Những người lấn chiếm đất hoặc những tài sản xây dựng sau “ngày xác định ranh giới” của dự án thì sẽ không được đền bù hoặc hỗ trợ.
Trên đây là một số những quy định, nguyên tắc cần tuân thủ của ADB và WB về đấu thầu và tái định cư, áp dụng cho các dự án do WB/ADB tài trợ. Nhìn chung, quy định của ADB và WB có sự kế thừa và thống nhất với nhau về mục tiêu, nguyên tắc thực hiện và yêu cầu tuân thủ đối với Bên vay trong mua sắm đấu thầu và tái định cư không tự nguyện trong khi các quốc gia DMC cũng có những quy định và những nguyên tắc riêng áp dụng cho quốc gia đó. Chính vì vậy, khi áp dụng quy định của Nhà tài trợ sẽ phát sinh những tình huống mà quy định hai bên khơng hoặc chưa được thống nhất theo cùng một hướng. Điều này khiến cho thực tế triển khai gặp nhiều vướng mắc và chậm trễ gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Thực tế áp dụng được phân tích ở chương II sẽ làm rõ hơn về nội dung này.