1.2 Nội dung của pháp luật về thực hiện dự án hỗ trợ phát triển chính thức
1.2.2 Quy định về thủ tục đấu thầu/lựa chọn nhà thầu
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013:“Đấu thầu là quá trình
lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”
Theo khoản 3, Điều 3, Luật Đấu thầu 2013: “Đối với việc lựa chọn nhà thầu,
nhà đầu tư thuộc dự án có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi phát sinh từ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với nhà tài trợ thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế đó”; và
theo khoản 3, Điều 1 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định “Trường hợp điều ước
quốc tế, thỏa thuận quốc tế có quy định việc áp dụng thủ tục lựa chọn nhà thầu thì thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 3 của Luật Đấu thầu. Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt thực hiện theo quy định của Nghị định này”.
Như vậy, nếu trong điều ước quốc tế đã ký kết giữa Việt Nam và Nhà tài trợ có quy định cụ thể về hình thức và phương thức đấu thầu áp dụng cho dự án đầu tư thì quy trình thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án sẽ tuân thủ quy trình thủ tục đấu thầu đó. Về pháp luật trong nước, pháp luật về đấu thầu hiện nay vẫn đang thực hiện theo Luật đấu thầu 2013, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu và các thơng tư có liên quan của Bộ KHĐT.
Theo quy định tại các điều từ Điều 20 đến Điều 27 Luật Đấu thầu 2013, có 08 hình thức đấu thầu trong nước bao gồm: “Đấu thầu rộng rãi, Đấu thầu hạn chế,
Chỉ định thầu, Mua sắm trực tiếp, Chào hàng cạnh tranh, Tự thực hiện, Lựa chọn nhà thầu nhà đầu tư để thực hiện và Tham gia thực hiện của cộng đồng.” Tùy theo
hình thức đấu thầu và phương thức đấu thầu được quy định trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, cơ bản một quy trình lựa chọn nhà thầu sẽ bao gồm tổng thể các bước sau (có thể rút ngắn hoặc gộp các bước tùy theo loại gói thầu, hình thức, phương thức đấu thầu và tiến độ thực tế của dự án):
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm: - Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết):
- Lập hồ sơ mời thầu;
- Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
Bước 2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
- Mời thầu - Phát hành HSMT
- Sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu (nếu có);
- Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu; - Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
Bước 3. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; - Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
- Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
- Mở hồ sơ đề xuất tài chính của các nhà thầu trong danh sách đáp ứng KT được duyệt;
- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính; - Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;
- Xếp hạng tổng thể nhà thầu.
Bước 5. Thương thảo hợp đồng.
Bước 6. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. Bước 7. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng
Bên cạnh đó, các cơ quan thực hiện dự án cần phải lưu ý tuân thủ lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng được quy định tại Điều 29 Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT để xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án cho phù hợp đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật đặc biệt là đối với các gói thầu sử dụng vốn đối ứng trong các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.