3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dự án hỗ trợ phát
3.2.5 Cải thiện quy trình thực hiện dự án
Qua phân tích đánh giá thực trạng thực hiện dự án ODA ở Chương II, chúng ta đã phần nào thấy được những khó khăn vướng mắc do phải triển khai thực hiện dự án theo “quy trình kép”-vừa phải tn thủ quy định của phía Nhà tài trợ theo Hiệp định vay đã ký kết, vừa phải lồng ghép và đảm bảo đúng quy định về thực hiện dự án theo Luật Đầu tư công và Luật quản lý chuyên ngành.
Để cải thiện quy trình thực hiện dự án trong bối cảnh nguồn vốn ODA ở Việt Nam đã có sự dịch chuyển thay đổi về tính chất, các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương trước hết phải nhận thức đúng đắn và nghiêm túc để quán triệt xây dựng mục tiêu, kế hoạch thực hiện tổng thể cho thích ứng và phù hợp; BQLDA ban hành quy trình QLDA cho riêng dự án ODA để làm cơ sở triển khai thực hiện đồng bộ, nhất quán; xây dựng kế hoạch và quy trình đấu thầu/lựa chọn nhà thầu, trao thầu giải ngân chi tiết, khả thi lồng ghép quy trình xem xét thẩm định của phía Nhà tài trợ đồng thời tăng cường phối hợp chặt chẽ và trao đổi trước với Nhóm dự án của Nhà tài trợ để có cơng tác chuẩn bị trước nhằm đẩy nhanh quy trình đấu thầu cũng như tăng cường năng lực phối kết hợp trong nội bộ các phòng ban của CQTH và với phía Nhà tài trợ. Ngồi ra, quy trình điều chỉnh Hiệp định vay hiện nay cũng nên có sự thống nhất trước với Nhà tài trợ về các nội dung dự kiến sửa đổi để tránh sau khi Bộ Tài chính trình Chính phủ báo cáo Chủ tịch nước phê chuẩn chiều chỉnh Hiệp định
vay nhưng khi đề nghị Nhà tài trợ sửa đổi thì lại có ý kiến thêm và chưa thống nhất dẫn đến phải xử lý thêm một vòng xem xét điều chỉnh.
Với giải pháp đề xuất này, các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương đều tham gia phối hợp thực hiện trong đó, CQTH dự án ví dụ các BQLDA sẽ đóng vai trị chủ chốt. Đây là cơ quan trực tiếp thực hiện dự án, do vậy việc xây dựng quy trình thực hiện như thế nào, phối hợp với cơ quan đơn vị nào ở những khâu gì sẽ do các CQTH chủ động xây dựng và triển khai áp dụng. Đối với quy trình điều chỉnh Hiệp định vay, để triển khai giải pháp tạo thuận lợi xuyên suốt và giảm thiểu rủi ro phát sinh quy trình thủ tục, CQTH có thể đề xuất họp ba bên bao gồm Bộ tài chính và Nhà tài trợ để xem xét, thống nhất dự thảo điều chỉnh Hiệp định vay để các bên có sự chuẩn bị trước và một khi có u cầu chính thức sẽ có văn bản thống nhất chấp thuận điều chỉnh mà không phát sinh thêm ý kiến nào khác.
Điều kiện đóng vai trị quan trọng trong việc triển khai áp dụng giải pháp này đó là năng lực thực hiện và điều kết phối hợp của các CQTH dự án. Chủ động cập nhật các quy định, quy trình của hai bên, nâng cao năng lực thực hiện dự án và ý thức được tầm quan trọng cũng như gánh nặng của nguồn vốn ODA hiện nay để chủ động xây dựng phương hướng, kế hoạch và dự kiến các vấn đề rủi ro gặp phải trong quá trình thực hiện dự án để điều chỉnh quy trình thực hiện dự án cho phù hợp, hiệu quả, tối ưu hoá về mặt thời gian và thủ tục xử lý.
Việc cải thiện quy trình thực hiện dự án để phù hợp với tính chất của nguồn vốn ODA hiện nay kèm theo cập nhật các quy định điều chỉnh bổ sung mới có liên quan của Việt Nam và Nhà tài trợ sẽ là cơ sở để các phịng chun mơn, nghiệp vụ của các CQTH dự án triển khai thực hiện trong thực tế cũng như phối kết hợp chặt chẽ giữa hai bên trong quá trình đấu thầu đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giám sát, đánh giá thực hiện dự án sau này, tạo sự minh bạch rõ ràng trong khâu giải trình.